Vì sao tiêm tới 20 triệu liều vaccine mỗi ngày nhưng Trung Quốc vẫn chống dịch nghiêm như lúc đầu, chưa vội mở cửa?

02/06/2021 10:05
Nước này vẫn đóng cửa biên giới, cách ly nghiêm ngặt người nhập cảnh và phong tỏa chặt chẽ những vùng xuất hiện ca nhiễm mới.

Với 20 triệu liều vaccine Covid-19 được tiêm mỗi ngày và hơn 40% dân số đã được tiêm ít nhất 1 liều vaccine trong nước sản xuất, Trung Quốc hiện đang có chiến dịch tiêm chủng dẫn đầu thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia khác dần mở cửa trở lại, có vẻ như Trung Quốc không hề vội vã.

Sau giai đoạn đầu khá chậm chạp vì do dự và thiếu nguồn cung, hiện Trung Quốc đã triển khai tiêm được tổng cộng hơn 660 triệu liều vaccine. Với tốc độ này đất nước 1,4 tỷ dân sẽ sớm đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng chỉ trong vài tháng nữa. Ở thủ đô Bắc Kinh, hơn 80% người dân đã được tiêm ít nhất 1 mũi, theo dữ liệu từ cơ quan y tế địa phương.

Vì sao tiêm tới 20 triệu liều vaccine mỗi ngày nhưng Trung Quốc vẫn chống dịch nghiêm như lúc đầu, chưa vội mở cửa? - Ảnh 1.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc của Trung Quốc

Tuy nhiên, bất chấp gần như đã loại bỏ được các ca lây nhiễm trong cộng đồng và đạt được tỷ lệ tiêm chủng cao như vậy, chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng sách lược đối phó với dịch bệnh. Nước này vẫn đóng cửa biên giới, cách ly nghiêm ngặt người nhập cảnh và phong tỏa chặt chẽ những vùng xuất hiện ca nhiễm mới. Mặc dù chỉ ghi nhận 1 ca tử vong trong 13 tháng gần nhất, các quan chức cấp cao vẫn giữ giọng điệu rất quyết liệt khi nói về những mối nguy từ dịch bệnh.

"Chừng nào dịch vẫn chưa được kiểm soát ở bên ngoài biên giới Trung Quốc, Covid-19 hoàn toàn có thể quay trở lại dù thời gian vắng bóng ca nhiễm trong nước kéo dài bao lâu đi chăng nữa", Wu Zunyou, chuyên gia dịch tễ học của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (CCDC) nói. "Vì thế chúng ta vẫn phải triển khai đầy đủ các biện pháp".

Khi các ca nhiễm mới bắt đầu xuất hiện ở tỉnh Quảng Đông vài ngày trước, giới chức vẫn áp dụng các biện pháp đã được sử dụng từ khi dịch bùng phát lần đầu tiên ở Vũ Hán. Người dân được yêu cầu ở trong nhà và xét nghiệm diện rộng. 1 thành phố 18,7 triệu dân đã ghi nhận hơn 50 ca, dẫn đến một nửa chuyến bay từ sân bay Baiyn bị hủy (đây là sân bay bận rộn nhất thế giới năm 2020). Theo truyền thông địa phương, có đủ vaccine để tiêm cho 36% dân số Quảng Châu.

Vì sao tiêm tới 20 triệu liều vaccine mỗi ngày nhưng Trung Quốc vẫn chống dịch nghiêm như lúc đầu, chưa vội mở cửa? - Ảnh 2.

Người dân Trung Quốc đi tiêm vaccine.

Đối lập với Trung Quốc, nhiều quốc gia có mức độ tiêm chủng tương đương hoặc thậm chí thấp hơn đã bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội. Hoạt động du lịch và đi lại phục hồi, bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang và coi Covid-19 là 1 căn bệnh thông thường vì hầu hết người đã tiêm vaccine sẽ không ốm nặng.

Mỹ đã bỏ yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi đạt ngưỡng 45% dân số đã tiêm vaccine. Dù điều này gây nhiều tranh cãi, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy quốc gia có số ca tử vong cao nhất thế giới đang mở cửa trở lại.

Hồng Kông cho phép lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bỏ qua khâu cách ly nếu đã được tiêm vaccine khi vào thành phố, trong khi Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hôm 31/5 cam kết sẽ mở cửa trở lại, cho rằng người dân nên học cách "sống chung với virus" và tái hòa nhập với thế giới.

Vì số ca nhiễm mới ở mức thấp trong suốt 1 năm qua, ban đầu người dân Trung Quốc không cảm nhận được sự cấp bách của việc tiêm vaccine. Chính phủ đã phải nỗ lực truyền thông vận động, miêu tả việc tiêm vaccine là trách nhiệm của mỗi công dân. Công nhân viên chức làm việc tại các ngân hàng và doanh nghiệp quốc doanh được vận động xung phong và họ nhận được các phần quà khuyến khích như voucher mua sắm hay những giỏ trứng.

Một số đợt lây nhiễm mới gần đây đã giúp đẩy nhanh tốc độ tiêm. Trung Quốc đạt được tốc độ gần 15 triệu liều/ngày từ giữa tháng 5 (trong 1 tháng trước đó tốc độ trung bình là 5 triệu liều/ngày). Thượng Hải và Bắc Kinh chỉ còn vài tuần nữa là sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng.

Vì sao Trung Quốc do dự?

Tháng trước, Zhong Nanshan, cố vấn cao cấp của chính phủ, nhận định để đạt được miễn dịch cộng đồng sẽ cần 72,9% dân số được tiêm vaccine. Tuy nhiên điều kiện là vaccine đạt tỷ lệ hiệu quả 80%, trong khi chỉ có 1 trong số 6 loại vaccine đang được triển khai ở Trung Quốc đạt được mức đó trong các cuộc thử nghiệm lâm sàn. Có thể đó cũng là 1 lý do khiến nước này không vội vã nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Không giống như các loại vaccine thế hệ mới mRNA (vaccine của Pfizer, BioNTech và Moderna sản xuất), vẫn còn nhiều dấu hỏi về hiệu quả của các vaccine do Trung Quốc sản xuất. Gần đây đảo quốc Seychelles, nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới nhưng chủ yếu sử dụng vaccine Trung Quốc và vaccine AstraZeneca, đã chứng kiến dịch bùng phát trở lại dù hiếm có ca bệnh nặng.

Tỷ lệ tiêm vaccine không đồng đều cũng là 1 lý do. Các thành phố lớn ở vùng duyên hải phía Đông (vốn phát triển hơn) có tỷ lệ tiêm chủng cao. Thâm Quyến đã tiêm cho hơn một nửa triệu dân, trong khi ở các vùng kém phát triển hơn hiện tỷ lệ tiêm chủng chưa đến 10%. Các cảng biển các vùng biên giới trên đất liền cũng chưa được bảo vệ hoàn toàn.

Cấu trúc kinh tế Trung Quốc cho phép trì hoãn tái mở cửa. Với thị trường tiêu dùng nội địa rộng lớn và hoạt động xuất khẩu đang bùng nổ, Trung Quốc có thể đóng cửa lâu hơn những nơi như Hong Kong và Singapore. Mặc dù đóng cửa biên giới, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong năm ngoái nhờ các hoạt động nội địa phục hồi.

Tham khảo Bloomberg


Tin mới

Đại lý báo Isuzu mu-X 2025 ra mắt Việt Nam tháng sau, cạnh tranh Everest bằng thiết kế mới long lanh, động cơ có thể gây tranh cãi
3 giờ trước
Isuzu mu-X mới sắp ra mắt Việt Nam sẽ là bản nâng cấp facelift với thay đổi chính ở ngoại hình. Bản cũ đang được nhiều đại lý xả hàng tồn với giá giảm hàng trăm triệu đồng.
Ma trận quảng cáo: Khi người nổi tiếng “đánh cắp” niềm tin của người tiêu dùng
3 giờ trước
Quảng cáo sai sự thật, lợi dụng uy tín của những người được cho là nổi tiếng để dẫn dắt hành vi tiêu dùng đang trở thành một vấn đề nhức nhối.
Tủ lạnh gần 100 triệu bị nói "không đáng tiền": 4 người dùng không đủ, công nghệ ngăn đông gây thất vọng
2 giờ trước
Dù phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ để mua, nhưng người dùng này có vẻ đã chọn sản phẩm không phù hợp với nhu cầu.
Việt Nam sở hữu cây thiêng ngàn tuổi: Được vua Lê sắc phong, tuổi thọ đứng thứ hai thế giới
53 phút trước
Đây là loại cây kinh tế lâm nghiệp đang được khuyến kích trồng lấy gỗ bảo vệ rừng và hiện được trồng công trình tại khu đô thị nhiều.
Thanh long Bình Thuận rớt giá sâu đầu vụ, nhà vườn lao đao
38 phút trước
Nhiều chủ vườn thanh long Bình Thuận cảm thấy "sốc" khi giá bán giảm nhanh, gần như chạm đáy

Tin cùng chuyên mục

Honda sẽ sản xuất xe máy điện giá rẻ
2 giờ trước
Honda có kế hoạch đẩy mạnh quá trình điện khí hóa các dòng xe máy, đồng thời điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể cùng mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga siêu hiếm của Honda về đại lý Việt: Thiết kế 'không đụng hàng, trang bị vượt Vision - ăn xăng không tới 2L/100km
22 giờ trước
Chỉ có duy nhất 4 chiếc được bán tại Việt Nam.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
1 ngày trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện
2 ngày trước
Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.