Vì sao ví điện tử là mảng 'hot' nhất trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam?

24/06/2019 16:00
Thị trường fintech Việt Nam hiện có 5 nhánh chính gồm: Giải pháp thanh toán, Blockchain, Quản lý dữ liệu lớn, Tài chính cá nhân, Huy động nhóm. Tuy nhiên giải pháp thanh toán là mảng phát triển mạnh nhất trong họ Fintech.

Gia tăng đầu tư

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance, thị trường công nghệ tài chính Việt Nam năm 2017 đã đạt 4,4 tỷ USD và dự đoán sẽ đạt 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Fintech là lĩnh vực dẫn đầu thu hút vốn đầu tư trong năm với 8 thương vụ, tổng giá trị 117 triệu USD. Kế sau đó là Thương mại điện tử với 5 thương vụ trị giá 104 triệu USD; Công nghệ du lịch với 8 thương vụ tổng giá trị 64 triệu USD; lĩnh vực logistics và công nghệ giáo dục thu hút khoản đầu tư giá trị hơn 50 triệu USD.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới vào tháng 7/2018, Việt Nam là quốc gia có lượng giao dịch phi tiền mặt thấp nhất trong khu vực khi chỉ đạt 4,9%, trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 26,1%, còn Thái Lan là 59,7%. Mới đây, Chính phủ yêu cầu không dùng tiền mặt thanh toán tiền điện, nước, học phí ở đô thị đồng thời thanh toán không dùng tiền mặt với các khoản chi phí sinh hoạt được Chính phủ yêu cầu thực hiện trước tháng 12/2019. Thanh toán điện tử là một trong những biện pháp được Chính phủ đẩy mạnh nhằm thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế sang kinh tế số.

Ngoài ra thị trường thanh toán điện tử có những lợi thế phát triển nhờ cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và một tầng lớp trung lưu ngày một gia tăng.

Trong mảng thanh toán điện tử, ví điện tử được xem là tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển khi ước tính 10 triệu ví điện tử chỉ tương ứng với 1/5 tổng số người có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam.  Hiện Chính phủ yêu cầu trước quý III/2019 Ngân hàng Nhà nước phải báo cáo phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng. Xác định hạn mức số tiền nạp ví điện tử và giá trị giao dịch hằng tháng. Yêu cầu các ngân hàng thương mại, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng tiêu chuẩn cơ sở QR Code.

"Hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán đã sẵn sàng. Bảo mật cũng tốt hơn, nên tôi nghĩ đây là thời điểm thích hợp, ai còn chần chừ thì sẽ trễ nhịp", đại diện Grab Financial Group Việt Nam chia sẻ với tạp chí Forbes hồi tháng 10 năm ngoái về cuộc đua phát triển ví điện tử.

Nhìn trước tiềm năng, trong nhiều năm qua các quỹ đầu tư liên tục hợp tác, rót vốn vào những nền tảng thanh toán đã có sẵn mối quan hệ với các đối tác ngân hàng trên thị trường. Có thể kể đến như MOL Access Portal Sdn, BHD (Malaysia) đầu tư vào Ngân Lượng năm 2013, Standard Chartered và Goldman Sachs đầu tư vào MoMo cũng trong năm này, NTT Data đầu tư vào Payoo từ 2011, SEA Group hợp tác cùng Vietnam Esports vào AirPay năm 2015, CTCP giải pháp thanh toán Việt Nam vào VnPay năm 2017.

Hay gần đây nhất là Ascend Money (Thái Lan) đầu tư vào 1Pay năm 2017, Grab đầu tư vào Moca năm 2018. Thị trường ví điện tử hứa hẹn sẽ gay cấn và bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới khi trước những động thái quyết liệt từ Chính phủ như hiện nay.

Vì sao ví điện tử là mảng hot nhất trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam? - Ảnh 1.

Mảnh ghép cho hệ sinh thái lớn

Tháng 9/2018, Grab, công ty cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu (O2O) trên nền tảng di động có trụ sở ở Singapore công bố hợp tác với Moca, dịch vụ trung gian thanh toán của Việt Nam, để cung cấp dịch vụ này.

Moca được thành lập năm 2013, đến năm 2016 được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Phía Grab đánh giá Moca có sản phẩm tốt và có mối quan hệ với nhiều ngân hàng, đối tác như 7-Eleven, McDonald’s và khoảng 4.000 điểm chấp nhận thanh toán, chủ yếu trong lĩnh vực tiêu dùng, giao thông vận tải, giáo dục, nhà hàng, thời trang...

Khó khăn lớn nhất của Grab là thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của tập khách hàng có sẵn sang Ví điện tử Moca trên ứng dụng Grab. Để làm được điều này, cách Grab thực hiện là tung ra nhiều ưu đãi, giá cước rẻ hơn các hình thức thanh toán còn lại để họ hiểu "tiền trong ví có lợi hơn tiền mặt". Ngoài ra một thách thức khác của Grab là trục trặc về kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi khi khách hàng liên tục phàn nàn về sự bất tiện hay tài khoản trước đây bốc hơi sau khi mua lại Moca. Grab từng phải lên tiếng trên Facebook, xin lỗi về sự bất tiện cũng như đảm bảo quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Sau một thời gian hợp tác với Moca, Grab đang gặt được thắng lợi khi bắt đầu mở rộng sang các dịch vụ khác trong hệ sinh thái như đặt đồ ăn, giao hàng, đặt phòng khách sạn.

Grab không phải doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên tham gia thị trường thanh toán điện tử ở Việt Nam. Trước đó Samsung đã giới thiệu dịch vụ SamsungPay vào tháng 9/2017. Sau nửa năm có hơn 400 ngàn người dùng đăng ký với 500 ngàn giao dịch, theo công bố của Samsung.

Ngoài ra công ty công nghệ SEA Group có trụ sở ở Singapore đã hợp tác với công ty cổ phần phát triển thể thao điện tử Việt Nam (VED) để triển khai dịch vụ thanh toán AirPay tại Việt Nam.

Ngoài AirPay, Moca, SamsungPay có thể kế đến một loạt dịch vụ thanh toán khác hiện có yếu tố liên kết đối tác nước ngoài sau khi nhận được vốn từ các quỹ đầu tư như MoMo, 1Pay, Payoo, Ngân Lượng, VnPay.

"Ví điện tử hiện nay không chỉ phục vụ việc thanh toán, mà là một mảnh ghép hoàn thiện cho các siêu ứng dụng của các doanh nghiệp như Grab hay SEA", ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, giám đốc vận hành công ty quảng cáo Isobar phân tích trên tạp chí Forbes hồi tháng 10/2018.

Siêu ứng dụng hiểu đơn giản là kết hợp nhiều dịch vụ tài chính vào trong một ứng dụng. Theo ông, các ứng dụng này ngoài việc giúp người dùng tiếp cận việc thanh toán cho các dịch vụ trong hệ sinh thái, còn giúp liên kết các khách hàng thân thiết của doanh nghiệp.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
2 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
3 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
3 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
4 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
5 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.