Vượt qua đại dịch Covid 19, Lạng Sơn tăng trưởng kinh tế 0,47%

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Long Hải cho biết, vượt qua đại dịch Covid-19 kéo dài trong năm 2020, tỉnh vẫn đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt trong 6 tháng đầu năm.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Long Hải cho biết, vượt qua đại dịch Covid-19 kéo dài trong năm 2020, tỉnh vẫn đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt trong 6 tháng đầu năm.

 

Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ Quý II/2020, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, dù dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều hoạt động trên cả nước bị đình trệ.

Theo đó, trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt, với quyết tâm chính trị cao, thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa phòng chống dịch Covid-19 có hiệu quả, vừa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển KTXH, ANQP, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia…

Sáu tháng đầu năm 2020, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơn đạt  0,47%. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Long Hải thừa nhận, đây là mức tăng trưởng kinh tế rất thấp và thấp nhất của tỉnh Lạng Sơn xét trong tương quan so sánh với cùng kỳ trong nhiều năm vừa qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh mặt bằng chung tăng trưởng của cả nước 1,81%, 12 địa phương trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế âm, thì mức tăng trưởng 0,47% của tỉnh Lạng Sơn cũng là một kết quả rất đáng khích lệ.

Vượt qua đại dịch Covid 19, Lạng Sơn tăng trưởng kinh tế 0,47%
Ông Nguyễn Long Hải- Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chủ trì cuộc họp báo.

Lạng Sơn đã đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, kế hoạch, đề án quan trọng như: Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025; Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030; Đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh…; triển khai các đề án đã ban hành, như: Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030; Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên; Đề án triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ…

Trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19, Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp, các cơ quan chuyên môn, lực lượng chức năng của tỉnh đã chủ động thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tập trung chỉ đạo quyết liệt, không lơ là chủ quan, đề ra nhiều giải pháp mạnh mẽ. Đã tổ chức thành công 3 khu cách ly tập trung của tỉnh, các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở y tế và tại cộng đồng, kiểm soát các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm liên quan đến các ổ dịch ở địa phương khác.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được Lạng Sơn quan tâm; ưu tiên nguồn lực cho 13 xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2020, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tổng kinh phí thực hiện chương trình đã giao năm 2020 là 617,74 tỷ đồng, phân bổ cho 337 công trình, dự án, trong đó 207 công trình, dự án chuyển tiếp và thanh toán khối lượng hoàn thành và 130 công trình khởi công mới.

Ước đến hết tháng 6/2020, tất cả các công trình sẽ khởi công xây dựng, tiến độ trung bình ước đạt trên 50% khối lượng.

Một vấn đề phát sinh do hậu quả của dịch bện Covid 19, đó là phía Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát, tăng cường phòng chống dịch bệnh đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, chỉ thực hiện hoạt động thông quan hàng hóa tại 05 cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma và Ga Đồng Đăng; dừng hoạt động thông quan tại Cửa khẩu Bình Nghi; rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuống còn 05 tiếng/ngày và nghỉ thứ 7, Chủ nhật, ngày lễ tại các Cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh, Cốc Nam; hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu, đã gây ách tắc hàng hóa trong khu vực kho bãi tập kết hàng, thời điểm từ giữa tháng 4/2020 lượng xe tồn tại các cửa khẩu luôn duy trì trên 2.000 xe.

UBND tỉnh đã chỉ đạo nhiều giải pháp như thành lập đội lái xe chuyên trách tại cửa khẩu để vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu, chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động trao đổi, đàm phán với phía Quảng Tây - Trung Quốc, lãnh đạo UBND tỉnh đã trực tiếp điện đàm, trao đổi với lãnh đạo Quảng Tây - Trung Quốc để phối hợp giải quyết, vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Vượt qua đại dịch Covid 19, Lạng Sơn tăng trưởng kinh tế 0,47%
Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, “cú hích” kinh tế cho tỉnh vào thời gian tới

Từ ngày 01/5/2020, Lạng Sơn đã khôi phục thời gian thông quan bình thường tại cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài; tại cửa khẩu Chi Ma đã thực hiện thông quan 07 tiếng/ngày từ đầu tháng 6; cửa khẩu Cốc Nam vẫn duy trì thông quan 05 giờ/ngày và nghỉ vào ngày lễ, cuối tuần.

Với những nỗ lực trên, số lượng xe tồn tại các cửa khẩu đã giảm đáng kể so với thời điểm giữa tháng 4/2020.

Ngày 08/5/2020, Thủ tướng Chính phủ cho phép mở lại 04 cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh là Nà Nưa, Bình Nghi, Na Hình, Pò Nhùng. Hiện nay, các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn đang tiếp tục trao đổi, hội đàm với các cơ quan chức năng phía Trung Quốc đề nghị tạm dừng hoạt động “Đội lái xe chuyên trách”; thực hiện thời gian thông quan hàng hóa qua các cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài, Cốc Nam - Lũng Nghịu, Chi Ma - Ái Điểm như trước đây; sớm khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ Nà Nưa, Bình Nghi, Na Hình, Pò Nhùng.

Một trong những “cú hích” quan trong đối với Lạng Sơn thời gian qua, đó là việc đưa vào sử dụng cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn rút ngắn thời gian di chuyển của các phương tiện giao thông: đoạn Bắc Giang - Chi Lăng đã hoàn thành, đưa vào khai thác từ ngày 15/01/2020; đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị đã bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư được 8,5/43,6km, hiện nay công tác thi công đang tạm dừng do chưa thu xếp được vốn đầu tư…

Lãnh đạo Lạng Sơn tin tưởng, những khó khăn, thách thức trong 6 tháng đầu năm là những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng. Trong thời gian tới, Lạng Sơn sẽ nỗ lực hơn nữa để phát triển toàn diện, ổn định kinh tế xã hội, hoàn thành mục cả năm đã đề ra.

Thái Bình

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
6 phút trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
50 phút trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
12 phút trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
19 phút trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
19 phút trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

Toyota Innova thêm bản mới: Thiết kế thể thao hơn, thêm trang bị, vẫn máy hybrid, có ADAS, sản xuất giới hạn
3 giờ trước
Phiên bản Đặc biệt của Toyota Innova sở hữu diện mạo ngoại thất và nội thất hai tông màu mới.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
1 ngày trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.
'Cú đấm’ ở phân khúc xe dịch vụ và cách VinFast xây chắc vị thế số 1 thị trường
1 ngày trước
Thu về 45.000 đơn đặt hàng cho 4 mẫu xe điện dành riêng cho nhóm khách hàng dịch vụ, VinFast đã mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cũng như định hình lại cuộc chơi trong ngành vận tải đô thị.
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.