Xu hướng giảm giá trên thị trường cao su liệu có còn tiếp diễn?

27/08/2019 16:02
Sau khi liên tiếp tăng từ giữa tháng 4/2019 đến giữa tháng 6/2019, giá cao su thế giới quay đầu giảm không ngừng từ đó tới nay.

Hiện hợp đồng giao dịch trên sàn Tokyo (tham chiếu cho toàn Châu Á) ở mức giá khoảng 172 yen/kg, giảm 10% trong một tuần qua và giảm 25% trong vòng một tháng qua. Mức giá hiện tại tương đương với lúc bước vào năm 2019.

Có 2 nguyên nhân chính khiến giá cao su giảm ở thời điểm hiện tại.

Thứ nhất là lo ngại 3 nước xuất khẩu cao su chủ chốt là Malaysia, Indonesia và Thái Lan có thể gia tăng xuất khẩu sau khi kết thúc giai đoạn kiềm chế xuất khẩu.

Theo thỏa thuận của Ủy bao Cao su Ba bên (ITRC), 2 nước sản xuất cao su Indonesia và Malaysia bắt đầu kiềm chế xuất khẩu cao su từ 1/4/2019 và kéo dài trong vòng 4 tháng, tức là chấm dứt từ 31/7/2019. Riêng Thái Lan bắt đầu hạn chế xuất khẩu muộn hơn, từ 20/5/2019, nên thời gian kiềm chế sẽ còn kéo dài khoảng một tháng nữa.

Thứ hai, căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gia tăng khi mới đây Trung Quốc quyết định áp thuế lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ còn Mỹ thì tăng thuế đối với 550 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã làm cho giới đầu tư hết sức lo ngại về hậu quả của cuộc chiến này. Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ kéo kinh tế của không chỉ 2 quốc gia này mà toàn thế giới suy yếu, đồng nghĩa với nhu cầu hàng hóa, trong đó có các sản phẩm cao su, sụt giảm theo.

Xu hướng giảm giá trên thị trường cao su liệu có còn tiếp diễn? - Ảnh 1.

Thị trường cao su thế giới đang chịu tác động từ yếu tố tâm lý hơn là yếu tố cung – cầu. Thực vậy, những thông tin mới nhất đều cho thấy sản lượng cao su thiên nhiên của những quốc gia sản xuất và xuất khẩu chủ chốt mặt hàng này đều đang giảm chứ không phải tăng.

Tại Malaysia, sản lượng cao su thiên nhiên tháng 6/2019 giảm 16,9% so với tháng trước đó, xuống 36.957 tấn, so với 44.479 tấn tháng 5/2019 và cũng giảm 10,7% so với tháng 6/2018. Cơ quan thống kê Malaysia cho biết, xuất khẩu cao su của nước này tháng 6/2019 giảm 4,1% so với tháng trước đó, chỉ đạt 54.547 tấn.

Trong khi đó tại Indonesia, sản lượng cao su trong năm 2019 dự báo sẽ giảm 15% so với mức 3,76 triệu tấn của năm 2018 do dịch bệnh trên cây cao su. Lãnh đạo ngành nông nghiệp nước này cho biết, khoảng 381.900 ha cao su đã bị nấm bệnh tấn công.

Đặc biệt, tại Thái Lan, Bộ trưởng Nông nghiệp Chalermchai Sri-on mới đây cho biết, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này năm 2019 sẽ giảm ít nhất 30% do thiếu nhân lực lao động và hạn hán khiến nhiều diện tích cao su bị chết khô, nhất là ở khu vực Đông Bắc nước này.

Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên trong thời gian tới dự báo sẽ vẫn khó khăn. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường đang bước vào chu kỳ giảm.

Nhà nghiên cứu cấp cao Maria Gyftopoulou của công ty LMC Tyre & Rubber Ltd. thuộc hãng tư vấn LMC International có trụ sở tại vương quốc Anh cho biết, có nhiều yếu tố tác động thời giá cao su, nhưng về cơ bản vẫn do cung – cầu. Bởi cây cao su từ khi trồng đến lúc thu hoạch mất 7 năm nên yếu tố nguồn cung không phải bắt nguồn từ một vài tháng mà từ hàng thập kỷ.

Năm 2018, sản lượng cao su toàn cầu đạt gần 14 triệu tấn – sát mức cao kỷ lục – mặc dù giá thấp từ trước đó. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc giá cao su thiên nhiên cao kỷ lục từ năm 2011 dẫn đến việc nhiều diện tích cao su được trồng bổ sung ở thời điểm đó.

Xu hướng giảm giá trên thị trường cao su liệu có còn tiếp diễn? - Ảnh 2.

Yếu tố nhu cầu cũng không thuận lợi như những năm trước. Khoảng 85% nhu cầu cao su thiên nhiên đến từ ngành sản xuất lốp xe. Như vậy, giá cao su thiên nhiên chắc chắn biến động cùng chiều với ngành sản xuất lốp xe. Trước năm 2010, nhu cầu cao su toàn cầu tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm, nhưng gần đây chậm lại đáng kể, do ngành lốp xe tăng chậm dần. Tăng trưởng sản xuất lốp xe thế giới phụ thuộc chủ yếu vào những thị trường mới nổi như Trugn Quốc, Ấn Độ. Đó là lý do khiến nhập khẩu cao su thiên nhiên vào Trung Quốc tăng đáng kể trong giai đoạn 2004 -2018, vượt xa mức tăng nhập khẩu vào các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ hay Châu Âu.

Ngoài ra, khả năng thay thế giữa cao su thiên nhiên (NR) và cao su tổng hợp (SBR - Styrene butadiene rubber) cũng là yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến giá cũng như nhu cầu của 2 vật liệu này. Khi giá NR cao kỷ lục vào năm 2011, chênh lệch giá NR và SBR rất lớn, khiến các nhà sản xuất lốp xe chuyển mạnh sang sử dụng SBR. Tuy nhiên, nghiên cứu của LMC cho thấy sự thay thế cũng phụ thuộc vào thị trường và các ứng dụng của cao su chứ không chỉ phụ thuộc vào giá. Chẳng hạn như Nhật Bản có mức độ thay thế thấp, ngay cả khi mức chênh lệch giá giữa 2 loại cao su lên rất cao. Trong khi đó tại Trung Quốc thì tỷ lệ thay thế lại rất cao. Chẳng hạn như năm 2014, tiêu thụ cao su SBR ở Trung Quốc giảm mạnh do giá loại này trở nên đắt hơn so với NR.

Nhìn chung, mức dư cung cao su thiên nhiên đã giảm đáng kể trong năm 2018 và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm 2019 do giá thấp. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong tình trạng dư thừa, và sự cân bằng cung – cầu thiếu bền vững bởi theo nghiên cứu của LMC thì "Diện tích cao su trên thực tế không giảm sút, mà chỉ là các nước trồng cao su giảm tần suất khai thác mà thôi".

Tin mới

Xforce thực tế còn 569 triệu, Xpander còn 532 triệu và các xe Mitsubishi khác có giá lăn bánh giảm hàng chục triệu đồng tháng này
27 phút trước
Mức khuyến mãi 50% trước bạ lần này của Mitsubishi áp dụng cho gần như tất cả danh mục sản phẩm sản xuất năm 2025. Riêng Attrage được giảm tới 100% trước bạ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo 'nóng': Kiểm tra xử lý ngay khi người dân phản ánh hàng giả
14 phút trước
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Lô Honda SH 350i 2025 nhập Ý đầu tiên về Việt Nam: Giá nước ngoài từ 174 triệu, bản tương tự ở Việt Nam chỉ 151 triệu đồng
29 phút trước
SH 350i Ý và SH 350i Việt Nam không có sự khác biệt. Tuy nhiên, với giới chơi xe, SH Ý thường được ưa chuộng hơn vì mẫu xe này đại diện cho sự sang trọng và đẳng cấp
Thống kê đáng báo động của hàng loạt mẫu xe 'quốc dân' tại Việt Nam
26 phút trước
Tháng 4 chứng kiến hàng loạt bất ngờ xảy ra trên thị trường ô tô Việt Nam.
Khởi tố chủ cơ sở bán 60 tấn giá đỗ dùng chất kích thích tăng trưởng
38 phút trước
Tính từ đầu năm đến nay, cơ sở sản xuất giá đỗ tại Bắc Giang của Nguyễn Văn Tân đã đưa ra thị trường khoảng 60 tấn giá đỗ có chất kích thích tăng trưởng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.815.552 VNĐ / tấn

172.80 JPY / kg

0.23 %

+ 0.40

Đường

SUGAR

9.991.514 VNĐ / tấn

17.48 UScents / lb

0.23 %

- 0.04

Cacao

COCOA

282.762.043 VNĐ / tấn

10,906.00 USD / mt

0.07 %

+ 8.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.337.412 VNĐ / tấn

374.98 UScents / lb

0.09 %

+ 0.35

Gạo

RICE

14.935 VNĐ / tấn

12.66 USD / CWT

1.21 %

- 0.16

Đậu nành

SOYBEANS

10.015.328 VNĐ / tấn

1,051.30 UScents / bu

0.12 %

+ 1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.322.451 VNĐ / tấn

291.20 USD / ust

0.24 %

- 0.70

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia 'vạch trần' cách cadimi âm thầm 'đầu độc' ngành sầu riêng
2 giờ trước
Các chuyên gia nông nghiệp vào cuộc và xác định, nhiều khả năng cadimi đến từ phân bón, sau đó ngấm vào đất.
Nền kinh tế số 2 thế giới bất ngờ săn lùng hàng trăm nghìn tấn hàng này từ Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 100%, sản lượng 20 triệu tấn/năm
16 giờ trước
Việt Nam là 1 trong 3 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.
Tỷ phú Trần Đình Long bắt đầu sản xuất một sản phẩm mới toanh, mục tiêu 2030 đứng top 3 doanh nghiệp lớn nhất cả nước
17 giờ trước
Ván sàn sẽ là sản phẩm mới trong hệ sinh thái sản phẩm của Tập đoàn Hòa Phát. Trong chiến lược dài hạn, Hòa Phát dự kiến dành 20% công suất ván sàn phục vụ mảng container, 80% hướng tới các sản phẩm ván chịu lực cao cấp phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đại gia bán lẻ Thái Lan sắp khai trương trung tâm thương mại GO! quy mô 13.000m2 ở tỉnh miền núi phía Bắc
17 giờ trước
Theo Central Retail Việt Nam, GO! Yên Bái sẽ hoàn thành và đi vào vận hành trong quý III/2025.