Xung quanh vụ xét xử nguyên Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông

11/05/2018 16:37
Trong hai ngày 7 và 11-5, TAND tỉnh Bình Phước đã mở phiên xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên phạt mức án chung thân đối với bị cáo Hoàng Văn Lượng (59 tuổi, quê quán TP Thanh Hóa, Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông). Bị cáo bị VKSND Tối cao truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xung quanh vụ xét xử nguyên Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông - Ảnh 1.

Bị cáo Lượng khẳng định mình bị oan và sẽ tiếp tục kêu oan

Theo nội dung cáo trạng, sau khi Lượng nhận chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển 67 của một số cá nhân, đến cuối tháng 8-2009, Công ty này đổi tên thành Công ty Rạng Đông. Lúc này, Lượng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Rạng Đông.

Tháng 5-2010, Lượng sử dụng các văn bản của UBND tỉnh Bình Phước, UBND TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Công binh, Nhà máy Z756, Hợp đồng Rạng Đông, Công ty Rạng Đông để chứng minh với ông Lee Park Linh và ông Lam Yin Choi là người của Công ty Rạng Đông được cấp 3.500m2 đất tại Nhà máy Z756 – Bộ Tư lệnh công binh (nay là Công ty TNH MTC 756) để đầu tư xây dựng 2 block chung cư 30 tầng. Thực tế, Công ty Rạng Đông chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép đầu tư xây dựng dự án. Tuy nhiên, Lượng vẫn chỉ đạo ông Trần Ngọc ký kết hợp đồng góp vốn với 2 ông Lee Park Linh và  Lam Yin Choi.

Sau đó, Lượng nhận gần 7 triệu đô la USD (tương đương với số tiền hơn 145 tỷ đồng). Nhưng Lượng không thực hiện bất cứ thủ tục nào để xin cấp đất đầu tư xây dựng như đã cam kết mà sử dụng hết số tiền mà không giải trình được. Khu đất đã được Công ty TNHH MTV 756 ký hợp đồng hợp tác với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Đức Bình và Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam xây dựng là khu cao ốc văn phòng, căn hộ và trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp 28 tầng, 1 tòa nhà văn phòng cho thuê, trung tâm đào tạo giảng dạy cao cấp 7 tầng. VKSND Tối cao nhận định, Lượng dùng thủ đoạn gian đối chiếm đoạt tài sản đã phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Xung quanh vụ xét xử nguyên Tổng Giám đốc Công ty Rạng Đông - Ảnh 2.
Toàn cảnh phiên tòa sáng 11 - 5

Tại phiên tòa sơ thẩm lần một (tháng 8-2017), TAND tỉnh Bình Phước đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, vì nhiều tình tiết chưa được làm rõ. Trong đó, đề nghị cơ quan điều tra làm rõ số tiền mà Lượng cho rằng, năm 2011 đã tham gia vào "Dự án thăm dò tài sản nghi bị chôn giấu tại núi Tàu" thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

Tại phiên sơ thẩm lần 2 (ngày 7-5), Lượng và Luật sư bào chữa vẫn giữ quan điểm cho rằng, đây chỉ là tranh chấp dân sự,  cơ quan điều tra hình sự hóa vụ việc và số tiền bị Lượng chi vào việc xin dự án. Do kế toán công ty đã chết năm 2013 nên Lượng không thể chứng minh. Đồng thời khẳng định, dự án tại Nhà máy Z756 là có thật và đã được giao 1.500 m2 nhưng không nhận do chưa đủ điện tích 3.500 m2. Lượng và các nạn nhân cũng đã ký hợp đồng thỏa thuận và không có ý chiếm đoạt mà chỉ là hợp tác đầu tư.

Từ đó, Luật sự bào chữa cho Lượng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo không phạm tội và trả tự do tại tòa. Đặc biệt, vào tháng 7 – 2014, cơ quan điều tra đã có quyết định không khởi tố vụ án này với lý do, sau khi xác minh thấy không có sự việc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong khi đó, ngày 23/5/2014, VKSND Tối cao cũng đã có công văn khẳng định không đủ căn cứ xác định Lượng và ông Trần Ngọc (người ủy quyền kêu gọi hợp tác) có hành vi lừa đảo của 2 người nước ngoài trên. Đồng thời cho rằng, thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc Tòa dân sự Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh.

Còn phía luật sư của các nạn nhân cho rằng, đã đủ yếu tố để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự của Việt Nam. Do vậy đề nghị, Hội đồng xét xử cần đưa ra bản án nghiêm khắc đối với bị cáo, đồng thời có biện pháp thu hồi toàn bộ số tiền do bị cáo lừa đảo, chiếm đoạt để hoàn trả cho nạn nhân.

Tại tòa, thừa ủy quyền của VKSND Tối cao, đại diện VKSDN tỉnh Bình Phước giữ nguyên quan điểm và cho rằng việc truy tố bị cáo Lượng là đúng người, đúng tội nên đề nghị tuyên phạt Lượng mức án chung thân.

Sau khi xem xét các tình tiết vụ án, sáng 11-5, Hội đồng xét xử nhận định: Sau nhiều lần trả hồ sơ, cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ một số nội dung theo yêu cầu của tòa. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng bị cáo Lượng đã lợi dụng các văn bản của cơ quan chức năng như UBND tỉnh Bình Phước, UBND TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh công binh… là thủ đoạn gian dối hòng chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Bởi, các văn bản của cơ quan chức năng nêu trên không phải là quyết định giao đất. Do đó, hành vi của bị cáo Lượng đã đủ cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và nguy hiểm cho xã hội…

Bị cáo luôn miệng kêu oan nhưng đại diện VKS khẳng định là truy tố đúng người, đúng tội…Sau khi xem xét, HĐXX tuyên phạt Lượng mức án chung thân.

Tin mới

Trung Quốc khổng lồ, Ấn Độ đầy tiềm năng nhưng quốc gia Đông Nam Á này mới nắm 'thiên thời, địa lợi' để thành 'ông trùm mới’ của ngành EV toàn cầu
4 giờ trước
Sở hữu cơ sở hạ tầng sản xuất hoàn chỉnh, lực lượng lao động lành nghề, chính sách hỗ trợ tốt lại không bị ràng buộc bởi các yếu tố chính trị, quốc gia này có nhiều điều kiện để thu hút các ông lớn ngành ô tô toàn cầu.
Dân buôn xe cũ tranh luận về VinFast VF 3: Nơi bán bình thường, nơi mất cả cọc
4 giờ trước
Nhiều người kinh doanh xe đã qua sử dụng cho rằng VinFast VF 3 sẽ không tác động quá lớn đến thị trường xe cũ, tuy nhiên thực tế thị trường ghi nhận nhiều khách hàng "rút cọc" mua xe xăng cũ để chuyển sang mua xe điện mới.
BQL dự án “nghìn tỷ” ở Quảng Ngãi xin lùi thời gian hoàn thành đồng loạt 5 dự án
4 giờ trước
Đến thời điểm này, đường nối từ cầu Thạch Bích - Tịnh Phong là 1 trong 5 công trình, dự án được chủ đầu tư là BQL dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi, “đệ đơn” xin cấp thẩm quyền tỉnh cho lùi thời gian hoàn thành đồng loạt, tính trong vòng chưa đến 6 tuần qua.
Bao giờ đưa vào sử dụng công viên phần mềm gần 1.000 tỷ đồng tại Đà Nẵng?
4 giờ trước
Dự án Khu Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng được gỡ vướng, Bí thư Đà Nẵng yêu cầu chậm nhất trong tháng 8/2024 phải hoàn thành các đề án khai thác hạ tầng, đưa vào sử dụng.
Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.