Ngoài các cơ quan, tổ chức thuộc khu vực công, doanh nghiệp tư nhân tới đây cũng có thể vay vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Nếu không có những doanh nhân tiên phong, dám dương đầu thì không thể hình thành những con đường cho những thế hệ doanh nhân Việt theo sau.
Doanh nghiệp đồng lòng sẵn sàng chia sẻ khó khăn với Nhà nước, có thể trích bớt lợi nhuận để giảm lãi suất, cố gắng đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm của người dân và chuẩn bị tâm thế cho bước kế tiếp khi hết dịch Covid-19.
"Thêm cấp thẩm quyền phê duyệt dự án rồi đẩy lên cho Chính phủ là thêm thời gian, là lỡ cơ hội. Bởi chúng ta đều hiểu các thủ tục phê duyệt hiện vẫn còn nhiều phức tạp", PGS.TS Trần Đình Thiên chia sẻ.
Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp tư nhân đang dẫn đầu xu hướng này và nhiều dự án đầu tư vào các thị trường phát triển.
Nhiều dịch vụ công tuy không bị cấm nhưng hiện nay, tư nhân vẫn không thể kinh doanh do chưa xây dựng được cơ sở pháp lý đầy đủ, do các cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá tài nguyên... chưa được hoàn thiện.
2020 với phép thử Covid-19 cho thấy sức chống chịu của kinh tế Việt Nam qua mỗi cú sốc. Đằng sau đó, không thể bỏ qua 'độ lì' của doanh nhân Việt khi chống chọi quyết liệt, không lùi bước và chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng mới.
Hơn 30 năm phát triển, tại Việt Nam đã xuất hiện những doanh nghiệp tư nhân lớn, hoạt động đa ngành, mang tầm cỡ quốc tế. Cũng đã có những tỷ phú trong danh sách thế giới, nhưng con số này mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Cần dọn ổ, tạo điều kiện cho đàn 'rồng Việt' và 'đại bàng' ngoại tham gia điệu nhảy Tango chung, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đây không chỉ là vấn đề mang tính kinh tế mà còn là bản sắc, niềm tự hào của dân tộc.
Thế giới đang thay đổi, nhiều cơ hội lớn mở ra cho Việt Nam. Tuy nhiên những doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam có tiềm lực cả về tài chính lẫn nguồn nhân lực, lại trong tình trạng không thể vươn ra thế giới chớp lấy những cơ hội này.