Mang 10 tỷ USD ra nước ngoài, cảnh báo rủi ro bất thườngicon

Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp tư nhân đang dẫn đầu xu hướng này và nhiều dự án đầu tư vào các thị trường phát triển.

Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp tư nhân đang dẫn đầu xu hướng này và nhiều dự án đầu tư vào các thị trường phát triển.

 

Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa có báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài năm 2019. Báo cáo cho thấy, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài năm 2019 đạt hơn 528 triệu USD, tăng 10,7% so với năm 2018.

Các doanh nghiệp có vốn chuyển ra lớn nhất năm 2019 là Tổng công ty Đầu tư quốc tế Viettel chuyển 161,6 triệu USD thực hiện dự án tại Myanmar; Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí chuyển 38,9 triệu USD thực hiện dự án thăm dò khai thác lô PM 304 tại Malaysia và 33,2 triệu USD thực hiện dự án thăm dò dầu khí tại Angieri,...

Lợi nhuận chuyển tiền về nước năm 2019 đạt hơn 313 triệu USD, trong đó lớn nhất là các dự án khai thác dầu khí tại Nga của PVN (hơn 170 triệu USD), dự án kinh doanh mạng viễn thông của Viettel tại Campuchia (22,1 triệu USD), tại East Timor (6,3 triệu USD), Lào (5,8 triệu USD)...

Mang 10 tỷ USD ra nước ngoài, cảnh báo rủi ro bất thường
Doanh nghiệp tư nhân đang dẫn đầu xu hướng đầu tư ra nước ngoài.

Lũy kế đến hết năm 2019 có hơn 1.300 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 20,6 tỷ USD. Trong đó, có 5 doanh nghiệp có vốn đăng ký vượt 1 tỷ USD là PVN, Viettel, Tập đoàn Cao su, Hoàng Anh - Gia Lai, Golf Long Thành. Tổng vốn đã chuyển ra nước ngoài là gần 9,5 tỷ USD.

Trong năm 2019, địa bàn đầu tư đa dạng hơn, hướng đến các đối tác phát triển. Các dự án tập trung tại một số địa bàn như Australia, Mỹ, Tây Ban Nha, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Myanmar,... Đầu tư tại Lào, Campuchia có tăng nhẹ nhưng vẫn trong xu hướng chững lại do chính sách và môi trường đầu tư kinh doanh của nước sở tại không thuận lợi.

Lĩnh vực đầu tư đã có sự chuyển biến về chất, hướng đến các giá trị gia tăng cao hơn và các thị trường phát triển. Số lượng các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực kinh doanh thương mại và dịch vụ, xây dựng, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin,... gia tăng. Trong khi, các lĩnh vực khoáng sản, thủy điện, trồng cây công nghiệp,... đều giảm.

Đặc biệt, năm 2019, 100% số lượng dự án mới đầu tư ra nước ngoài do các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần thực hiện. Trong đó, xu hướng cá nhân đầu tư ra nước ngoài gia tăng. Không có dự án đầu tư ra nước ngoài nào của doanh nghiệp nhà nước.

Ngày càng có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần lớn trong nước như Vingroup, Vietjet, Thaco, FPT, T&T, Vinamilk, TH True Milk,... đầu tư ra nước ngoài, sang cả các nước phát triển nhằm mở rộng thị trường, khẳng định quy mô và thương hiệu của mình ra thế giới.

Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư ra nước ngoài tại Việt Nam cũng có xu hướng gia tăng các hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Cảnh báo những dấu hiệu bất thường

Bên cạnh ghi nhận những mặt tích cực, Bộ KH-ĐT cũng cảnh báo như dấu hiệu đáng lo.

Tình trạng cho vay đầu tư ra nước ngoài gia tăng. Một số dự án có tỷ lệ vốn vay ngân hàng trong nước khá lớn để đầu tư ra nước ngoài. Do vậy, Bộ này lưu ý cần phải có sự rà soát, bảo đảm hiệu quả và an toàn cho hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bộ KH-ĐT cảnh báo xuất hiện một số rủi ro khi đầu tư vào một số địa bàn có xung đột hoặc nguy cơ xung đột quân sự, các địa bàn có chế độ chính trị - xã hội không ổn định như Venezuela, Iran, Iraq, Ukraina hay có rủi ro về pháp lý như Cameroon, Tanzania,... hoặc một số “thiên đường thuế” như BVI, Cayman Islands, Panama, Man,...

“Tuy nhiên, pháp luật chưa có quy định các điều kiện cụ thể để hạn chế hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào các địa bàn này", theo Bộ KH-ĐT.

Bộ KH-ĐT cũng cảnh báo đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại một số địa bàn và lĩnh vực đã xuất hiện một số rủi ro về pháp lý, có nguy cơ dẫn đến các vụ kiện, tranh chấp quốc tế, như ở một số nước châu Phi (Cameroon, Tanzania,...) và các lĩnh vực dầu khí, viễn thông,... Xu hướng đầu tư vào các địa bàn nêu trên đang giảm dần, nhưng cần có giải pháp để đảm bảo an toàn cho các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ KH-ĐT, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản giao Bộ này đánh giá 10 năm thực hiện Đề án thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 20/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng định hướng đầu tư ra nước ngoài đến năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2020.

Bộ Tài chính được giao nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý vốn nhà nước đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan theo hướng quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, quy định rõ các điều kiện được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và đầu tư ra nước ngoài; hồ sơ, quy trình, thủ tục quyết định đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT đánh giá tình hình đầu tư ra nước ngoài của các ngân thương mại; Rà soát tình hình vay và cho vay để đầu tư ra nước ngoài, bảo đảm thủ tục đúng quy định về cơ chế cho vay nói chung và cơ chế cho vay bằng ngoại tệ nói riêng...

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT và các Bộ, ngành liên quan rà soát đề xuất danh mục một số địa bàn nhạy cảm, rủi ro để cảnh báo, lưu ý doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường các biện pháp ngoại giao nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thủ tục pháp lý bảo hộ đầu tư, quyền và lợi ích hợp pháp của các DN, đặc biệt là Tập đoàn Dầu khí, Viettel, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Hóa chất,... tại một số địa bàn phức tạp hoặc nhạy cảm như châu Phi, châu Mỹ Latinh, Lào, Campuchia, Myanmar... nhằm hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp đầu tư ở các địa bàn này. 

Lương Bằng

Tin mới

Mua Galaxy S24 Ultra hay đợi iPhone 16 Pro Max: Siêu phẩm đối đầu siêu phẩm, kết quả ra sao?
7 giờ trước
Đặt lên bàn cân so sánh 2 chiếc điện thoại cao cấp nhất iPhone 16 Pro Max và Galaxy S24 Ultra - đại diện cho 2 gã khổng lồ Apple và Samsung. Ai sẽ là người chiến thắng?
Kia Seltos 2024 ‘full option’ chốt giá 799 triệu tại Việt Nam: Mạnh nhất phân khúc, đủ ADAS đấu Xforce, HR-V
6 giờ trước
Sau hơn 1 tháng ra mắt thị trường, Kia Seltos GT-Line đã được chốt giá ngang ngửa với bản giữa của "đàn anh" Sportage.
Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại
5 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao trong bối cảnh nguồn cung hạn chế do vụ Đông Xuân ở khu vực này đã cơ bản thu hoạch xong. Giá gạo xuất khẩu đã ghi nhận sự tăng giá nhẹ trở lại.
Hyundai Palisade đời mới lộ diện: Dáng khối hộp như Santa Fe, thiết kế lột xác từ ngoài vào trong, sẽ làm khó Teramont, Explorer
4 giờ trước
Hyundai Palisade thế hệ mới hứa hẹn sẽ có rất nhiều thay đổi cùng thiết kế bám sát "đàn em" Santa Fe.
THACO bất ngờ tăng giá Kia Sonet, Carnival và Carens
3 giờ trước
THACO vừa bất ngờ cập nhật giá bán của một số mẫu xe Kia bao gồm Sonet, Carnival và Carens với mức điều chỉnh từ 5-20 triệu đồng từ ngày 1/5/2024.

Tin cùng chuyên mục

Cường Đô la hỏi mua Ferrari 12Cilindri sau vài giờ ra mắt, 'chốt deal' chỉ trong một nốt nhạc, dân mạng 'đoán già đoán non' chủ nhân thứ hai ở Việt Nam là một đại gia 'quen mặt'
1 ngày trước
Nếu thỏa thuận thành công, doanh nhân Nguyễn Quốc Cường, hay còn gọi là Cường Đô la, nhiều khả năng trở thành người đầu tiên sở hữu Ferrari 12Cilindri tại Việt Nam.
Người truyền lửa cho Startup trẻ - Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng
26/04/2024 05:30
Phong trào khởi nghiệp đang trở thành động lực cho nhiều bạn trẻ dấn thân vào con đường kinh doanh. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng được cải thiện nhờ các nỗ lực của Chính phủ đã tạo tiền đề và cơ hội thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ.
10 bí mật bên trong “vườn táo” Apple ngay cả fan cứng cũng chưa chắc đã biết
17/04/2024 11:45
Ngày nay, nói đến Apple là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một trong những công ty công nghệ đứng đầu thế giới, với hàng tỷ thiết bị được sử dụng trên toàn cầu, theo thống kê Apple công bố năm 2023. Là công ty cực kỳ nổi tiếng, Apple cũng có một lịch sử lâu đời và chứa đựng nhiều sự thật mà không phải ai cũng biết, từ những ngày hãng thành lập cho tới nay.
Nhà khoa học, doanh nhân hiến kế phát triển kinh tế tư nhân
15/04/2024 17:33
Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 với mục tiêu nâng cao hình ảnh, năng lực đội ngũ doanh nhân Việt, thúc đẩy doanh nhân Việt tham gia đối thoại góp ý chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.