Do thiếu nguồn cung, giá thị lợn trong nước đang ở mức cao lịch sử. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết phải đến cuối năm 2020, giá lợn mới thực sự hạ nhiệt.
Giá thịt lợn tăng lên mức cao chót vót, người dân đành cắt giảm bớt khẩu phần thịt lợn trong bữa ăn mỗi ngày để không thâm hụt chi tiêu khiến mặt hàng này tại chợ rơi cảnh ế ẩm chưa từng có.
Trước tình trạng giá lợn hơi trong nước tăng sát mốc 100.000 đồng/kg, thịt lợn ngoài chợ, siêu thị neo ở mức cao chót vót, Bộ NN-PTNT vừa có văn bản đồng ý phương án cho nhập lợn sống từ các nước về để giết thịt nhằm bình ổn giá.
Bộ NN-PTNT vừa có văn bản chỉ đạo các tỉnh thành triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn lợn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn trong thời gian tới.
Nhiều ngày nay, giá lợn lên cao quá khiến người dân không mặn mà với thịt lợn khiến tiểu thương ế hàng rất nhiều. Tình trạng này xảy ra cả với các chợ đầu mối lợn hơi lớn.
Thịt lợn nhập khẩu về đến cảng nước ta giá trung bình chỉ hơn 60.000 đồng/kg. Nhưng, nguồn cung trên thế giới đang giảm mạnh, do đó hoạt động nhập khẩu thịt lợn sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Bộ NN-PTNT chính thức cho nhập khẩu lợn sống Thái Lan về Việt Nam giết mổ nhằm tăng nguồn cung và giúp mặt hàng này hạ nhiệt trong thời gian tới. Số lượng lợn nhập về Việt Nam sẽ không hạn chế.
“Không thể nói thịt lợn giá đắt thì chuyển sang ăn thịt gà, trứng hay thịt khác. Đề nghị Bộ trưởng xem lại giải pháp”, đại biểu Thái Trường Giang tranh luận tại Quốc hội.
Giá thịt lợn hơi đang đắt đỏ, có xu hướng tăng mạnh. Thế nhưng, từ đầu năm đến nay dịch tả lợn châu Phi lại tái phát và lây lan nhanh, buộc phải tiêu hủy 34.000 con lợn.
Lợn nhập chính ngạch từ Thái Lan chưa đủ sức kéo giá lợn hơi về ngưỡng thấp nhưng đang gây tâm lý hoang mang khiến người chăn nuôi trong nước bán tháo, bán non lợn thịt để "vớt" giá cao.