Mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm nhưng tiền tiết kiệm vẫn đổ về ngân hàng. Nhiều nhà băng đang chọn cách đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, điều chỉnh lãi suất giảm thấp với mong muốn thúc đẩy khách hàng vay mua nhà, mua xe.
Gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư an toàn và phổ biến cho các khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách gửi tiết kiệm ngân hàng sao cho có lợi nhất.
Lãi suất huy động giảm, gửi tiền tiết kiệm không còn nhiều hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư cá nhân lại đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và đất nền, với hy vọng sinh lời cao.
Vợ làm kinh doanh, chồng làm giáo viên, gia đình 3 người của chị Trần Hương có cuộc sống khá thoải mái. Dù không phải chắt bóp trong chuyện chi tiêu, mỗi năm gia đình chị vẫn gửi tiết kiệm được hơn 500 triệu.
Trong khi lãi suất huy động liên tục giảm thì lãi suất cho vay vẫn cao, giảm không đáng kể. Hy vọng lớn nhất là sau quyết định mới nhất của NHNN, lãi suất sẽ có điều kiện giảm sâu hơn.
Lãi suất huy động đồng loạt giảm mạnh. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng duy trì mức lãi suất cao. Ngân hàng Bản Việt hiện đang đứng đầu bảng với mức lãi suất tiền gửi cao nhất 8,5%/năm.
Các ngân hàng thương mại tiếp tục cắt giảm lãi suất huy động. Có ngân hàng đã thay đổi biểu lãi suất hai lần kể từ đầu tháng 10 đến nay. Dư địa giảm lãi suất huy động vẫn còn, gửi tiết kiệm ngày càng kém hấp dẫn.
Lãi suất huy động giảm thấp trong khi lãi suất cho vay vẫn treo cao ngất ngưởng. Năm 2020, dù nhiều khó khăn nhưng nhiều ngân hàng có doanh thu và lợi nhuận lớn, thậm chí lợi nhuận cao nhất lịch sử.
Năm 2020 chứng kiến lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục đi xuống và rơi vào vùng thấp lịch sử. Trong khi người gửi tiền tiết kiệm bị giảm lợi suất, doanh nghiệp vẫn phải chịu lãi vay cao thì ngân hàng lãi lớn.
Lãi suất tiết kiệm tại nhiều ngân hàng trong những ngày đầu năm 2021 lại tiếp tục giảm. Các dự báo cho thấy, lãi suất huy động còn duy trì ở mức thấp trong nhiều tháng nữa. Hưởng lợi nhất vẫn là các ngân hàng.