10 vạn gia cầm bị cúm tiêu huỷ, lo Covid-19 lan trên động vậticon

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đặc biệt là dịch cúm gia cầm đang lây lan nhanh, số gia cầm chết và phải tiêu huỷ đã lên tới 10 vạn con.

Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình và công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Đặc biệt là dịch cúm gia cầm đang lây lan nhanh, số gia cầm chết và phải tiêu huỷ đã lên tới 10 vạn con.

Cụ thể, báo cáo của Bộ NN-PTNT nêu rõ, từ đầu năm đến nay, cả nước xuất hiện 34 ổ dịch cúm gia cầm (29 ổ dịch do H5N6 và 5 ổ dịch do H5N1 gây ra) tại 10 tỉnh, thành. Tổng số gia cầm chết, buộc phải tiêu hủy lên tới hơn 100 ngàn con.

Dù virus cúm H5N6 được phát hiện tại Việt Nam từ năm 2014, gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên gia cầm, nhưng đến nay, ở nước ta chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do chủng virus cúm A/H5N6.

Bộ NN-PTNT dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh có thể tiếp tục xảy ra do tổng đàn gia cầm rất lớn (467 triệu con). Trong khi điều kiện thời tiết thay đổi bất lợi; nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ phục vụ các lễ hội đầu năm tăng cao; việc tổ chức tiêm vắc-xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm đạt tỷ lệ thấp tại một số địa phương, nhất là đối với chăn nuôi nông hộ.

Do đó, Bộ yêu cầu tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sự lưu hành virus cúm gia cầm, phát hiện sớm và xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng.

10 vạn gia cầm bị cúm tiêu huỷ, lo Covid-19 lan trên động vật
Cúm gia cầm đã lây lan ra 10 tỉnh, thành phố ở nước tra, buộc phải tiêu huỷ 10 vạn con gia cầm

Đồng thời, tăng cường giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm. Yêu cầu xử lý nghiêm đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.

Tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường tại các vùng trọng điểm, vùng nguy cơ cao để tiêu diệt các loại mầm bệnh, đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ, sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh,...

Trước diễn biến phức phạp của dịch bệnh trên gia súc và gia cầm, trong báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ N-PTNT đề xuất xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng phó với nguy cơ xuất hiện Covid-19 trên động vật, bao gồm tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm phát hiệndịch bệnh nàytrên động vật nuôi và động vật hoang dã; tăng cường năng lực giám sát, cảnh báo và ứng phó nguy cơ xuất hiện Covid-19 ở động vật nuôi.

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng Trung tâm phòng, chống bệnh truyền lây từ động vật sang người (vì theo Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Thú y thế giới có đến trên 75% các bệnh mới nổi ở người có nguồn gốc từ động vật).

Xử nghiêm tổ chức, cá nhân không báo cáo để dịch lan rộng

Cũng trong ngày 25/2, Bộ NN-PTNT có văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu tỉnh này tập trung chỉ đạo tổ chức quyết liệt kiểm soát dịch cúm gia cầm. Bởi, từ đầu tháng 2/2020 đến nay, tại Thanh Hoá dịch cúm gia cầm xảy ra tại 14 xã, 9 huyện, buộc phải tiêu hủy gần 60.000 con gia cầm.

Đáng chú ý, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có nguy cơ lây lan rộng trên toàn tỉnh Thanh Hóa và các địa phương khác, gây tổn thất lớn về kinh tế, phát triển chăn nuôi gia cầm và làm tăng nguy cơ lây nhiễm, gây bệnh cúm gia cầm ở người.

Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh; tổng vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc; tiêm phòng khẩn cấp chống dịch, bao vây ổ dịch cho đàn gia cầm của các xã đã, đang có dịch bệnh; xem xét việc công bố dịch để tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định của Luật thú y.

Đặc biệt, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi vùng có dịch, các tổ chức, cá nhân không thực hiện việc báo cáo để dịch bệnh lây lan diện rộng theo đúng quy định của pháp luật.

Với vùng chưa có dịch yêu cầu các cấp chính quyền, cơ quan thú y chủ động giám sát, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên vệ sinh, sát trùng phòng ngừa dịch bệnh.

C.Giang

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
15 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
1 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
52 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.457.197 VNĐ / tấn

393.39 UScents / lb

3.30 %

- 13.44

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.938.744 VNĐ / tấn

1,040.50 UScents / bu

0.56 %

+ 5.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
22 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.