229 tỷ phú Trung Quốc ‘biến mất’, chuyện gì đã xảy ra?

23/03/2023 19:27
Theo tờ SCMP, hàng trăm “ông trùm” Trung Quốc đã mất danh hiệu tỷ phú vào năm 2022.

Theo một danh sách mới được công bố bởi Hurun Report, trong năm 2022, Trung Quốc đã mất 229 tỷ phú do nền kinh tế gặp khó khăn, chứng khoán trượt dốc và đồng nhân dân tệ mất giá.

Các “ông trùm” Trung Quốc chiếm hơn một nửa trên tổng số 445 tỷ phú thế giới mất danh hiệu và rớt khỏi Danh sách Người giàu nhất toàn cầu của Hurun. Đây là lần đầu tiên số lượng tỷ phú Trung Quốc “sụt giảm” nhiều như vậy kể từ khi danh sách được công bố vào năm 2013.

Giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Trung Quốc trong danh sách cũng giảm mạnh, ở mức 15% so với mức 10% trên toàn cầu. Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm giám đốc nghiên cứu của Hurun Report cho biết: “Lãi suất tăng, đồng đô la Mỹ cũng tăng giá, biến cố trong ngành công nghệ...đã khiến thị trường chứng khoán gặp khó khăn”.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng bổ sung số lượng tỷ phú mới nhiều nhất vào danh sách - thêm 69 người, dựa trên giá trị tài sản ròng tính đến ngày 16/1.

Zhong Shanshan (69 tuổi), người sáng lập thương hiệu nước đóng chai Nongfu Spring hiện vẫn giữ được vị trí người giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản trị giá 69 tỷ USD, giảm 4% so với năm ngoái. Ông là người giàu thứ 15 trên thế giới.

229 tỷ phú Trung Quốc ‘biến mất’, chuyện gì đã xảy ra? - Ảnh 1.

Zhong Shanshan (69 tuổi), người giàu nhất Trung Quốc

Người sáng lập Tencent, Pony Ma, 52 tuổi, đứng ở vị trí thứ hai trong số các tỷ phú Trung Quốc. Ông đã tăng hai bậc so với một năm trước mặc dù đã mất 25% giá trị tài sản ròng của mình xuống còn 39 tỷ USD. Ông là người giàu thứ 31 trên toàn thế giới.

Người sáng lập ByteDance, Zhang Yiming, 40 tuổi đã tụt một bậc xuống vị trí thứ ba khi tài sản của ông giảm 31% xuống còn 37 tỷ USD.

Jack Ma, người sáng lập Alibaba đã tụt từ vị trí thứ 5 xuống thứ 9 trong số các tỷ phú Trung Quốc. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 32% xuống còn 25 tỷ USD, tương đương với vị trí thứ 52 trên toàn thế giới.

Li Ka-shing vẫn là người giàu nhất Hồng Kông (Trung Quốc) và là người giàu thứ 39 trên thế giới khi tài sản của ông giảm 6% xuống còn 31 tỷ USD.

Trong năm 2022, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 3%. Đây là mức tăng trưởng thấp do bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Trong 12 tháng tính đến ngày 16/1, khi chỉ số Nasdaq giảm 26%, S&P 500 giảm 14%, NYSE Composite giảm 8%, thì SSEC (chỉ số Thượng Hải) giảm 8% và SZSE (chỉ số Thâm Quyến) cũng giảm 17%.

Trong cùng thời điểm, đồng nhân dân tệ trượt giá 6% so với đồng đô la Mỹ. Điều này đã khiến tài sản của các tỷ phú Trung Quốc bị thu hẹp đáng kể vì giá trị ròng được tính theo USD.

Nhìn chung, Trung Quốc vẫn là quốc gia có nhiều tỷ phú với độ nhận diện toàn cầu lớn. Hiện tại, có khoảng 969 tỷ phú tại đất nước tỷ dân, nhiều hơn 40% so với Hoa Kỳ với 691 người. Trung Quốc và Mỹ cộng lại chiếm 53% trong tổng số 3.112 tỷ phú trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, theo SCMP, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu danh sách tỷ phú vào năm 2016 và đã giữ vững danh hiệu này kể từ đó.

Wang Feng, chủ tịch của Tập đoàn dịch vụ tài chính Ye Lang Capital có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Năm 2022 là năm khó khăn đối với các doanh nhân Trung Quốc vì đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều hoạt động của họ bị trì trệ hoặc ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ".

Nhưng với quy mô thị trường rộng lớn của Trung Quốc và việc khôi phục các hoạt động bình thường sau dịch bệnh sẽ giúp nước này tiếp tục tạo ra nhiều cá nhân có giá trị ròng cao hơn trong những năm tới.

Tham khảo SCMP

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
4 giờ trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
3 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
2 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Mercedes-Benz G-Class thuần điện chính thức ra mắt: Thiết kế gần như bê nguyên bản thường, mạnh tới 579 mã lực, nhưng đây mới là con số ấn tượng nhất
46 phút trước
Mẫu SUV biểu tượng của Mercedes-Benz là G-Class đã chính thức có phiên bản thuần điện với tên gọi khá lạ tai: Mercedes-Benz G580 EQ Technology.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
30 phút trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Cuộc cách mạng tương lai
11 giờ trước
Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.
VNPT - lá chắn trong kỷ nguyên số
12 giờ trước
VNPT VinaPhone Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Giải pháp an toàn thông tin toàn diện – Lá chắn trong kỷ nguyên số" nhằm đưa ra các giải pháp an toàn thông tin toàn diện trước sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin hiện nay.
Lợi nhuận tăng vọt, VPBank lãi trước thuế gần 4.200 tỷ đồng trong quý I/2024
15 giờ trước
VPBank khởi động quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng
15 giờ trước
Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.