700 nghìn tỷ nhàn rỗi đang nằm tại ngân hàng

06/12/2021 14:33
Nếu 50% số tiền nhàn rỗi này được giải ngân thì đã lớn hơn số tiền cần thiết để kích thích kinh tế dự kiến thực hiện trong 2 năm 2022-2023...

Đầu tư công bị “tắc”, tiền “mắc kẹt” ở ngân hàng

Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: "Phục hồi và phát triển bền vững" diễn ra hôm 5/12, nhóm tác giả Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Tú Anh - Ban Kinh tế Trung ương cho biết, động lực đầu tư có ba cấu phần chính là đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân và đầu tư của nhà nước. Trong đó đầu tư nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Trong thời kỳ khó khăn thì đầu tư nhà nước đóng vai trò phản chu kỳ, chống suy thoái tạo điểm tựa cho đầu tư của các thành phần khác.

“Tuy điều đáng tiếc là trong năm 2021 khi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn thì đầu tư nhà nước lại bị thu hẹp mạnh, chống đỡ chủ yếu lại đến từ đầu tư tư nhân”, nhóm tác giả cho biết.

Cụ thể, trong quý 3/2021 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm 26,3% và vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ giảm 64,3%. Trong khi đó, trong quý 2/2021 là thời điểm các yếu tố đều đang thuận lợi nhưng đầu tư từ trái phiếu chính phủ vẫn giảm 59,7% trong khi đầu tư tư nhân tăng 9,1% và đầu tư nước ngoài tăng 6,9%.

Tính cả 9 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 0,4% nhờ khu vực tư nhân tăng 3,9% trong khi vốn đầu tư từ ngân sách giảm 6,9% và vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ (TPCP) giảm 56,8%.

700 nghìn tỷ nhàn rỗi đang nằm tại ngân hàng - Ảnh 1.

Việc không thể giải ngân được vốn đầu tư từ TPCP làm cho lãi suất TPCP ở Việt Nam thấp kỷ lục. Từ đầu năm đến nay lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm chỉ xoay quanh 2,1-2,2%/năm; lãi suất kỳ hạn 5 năm chỉ biến động quanh mức 0,8-1,1%.

Đây là lợi thế vô cùng to lớn của Việt Nam có thể huy động được vốn giá rẻ cho phục hồi kinh tế. Tuy nhiên dường như chúng ta đã bỏ qua mất lợi thế này. Phần lớn số tiền nhàn rỗi nhà nước huy động được đang được Kho bạc Nhà nước (KBNN) gửi tại hệ thống ngân hàng”, nhóm tác giả cho biết.

Cụ thể, kể từ tháng 10/2020, số dư tiền gửi của KBNN tại hệ thống ngân hàng luôn trên 600 nghìn tỷ và gần đây đang tiếp tục tăng gần 700 nghìn tỷ. Theo nhóm tác giả, nếu 50% số tiền nhàn rỗi này được giải ngân thì đã lớn hơn số tiền cần thiết để kích thích kinh tế dự kiến thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Số liệu giải ngân đầu tư công trong 10 tháng chỉ đạt 55,8% kế hoạch cũng phản ánh sự ách tắc trong kênh vốn quan trọng này.

Cần “giải phóng” tiền để giảm áp lực huy động vốn

Cũng theo tham luận, vốn đầu tư nước ngoài trong quý 2/2021 tăng mạnh khi hầu hết mọi người đều lạc quan với triển vọng của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên dịch bệnh lan rộng trong quý 3/2021 đã làm cho vốn đầu tư nước ngoài trong quý này giảm gần 21%.

Theo nhóm tác giả, có hai nguyên nhân chính làm cho đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong quý 3/2021. Thứ nhất là do các nhà đầu tư nước ngoài không thể di chuyển đến Việt Nam để thực hiện các dự án. Thứ hai, tâm lý lo lắng tăng lên khi thời gian phong tỏa các trung tâm kinh tế chính của cả nước kéo dài.

Tuy nhiên sau khi Việt Nam đã có độ phủ tiêm chủng lớn, mở lại các hoạt động sản xuất tiêu dùng, thì đầu tư nước ngoài đã tăng trở lại. Tính đến 20/11/2021 thì cam kết đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên 0,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới tăng 3,7% và vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm đối với các dự án hiện hành tăng 26,7%. Những chỉ dấu này cho thấy niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam bắt đầu được củng cố.

Đối với khu vực đầu tư tư nhân trong nước, chỉ số phản ánh khá chân thực nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân là tốc độ tăng trưởng tín dụng. Từ đầu năm đến tháng 5/2021 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng (so với cùng kỳ 2020) hàng tháng đều có xu hướng tăng nhanh, phản ánh tâm lý lạc quan của giới đầu tư. Xu hướng này cũng phù hợp với xu hướng thành lập doanh nghiệp mới tăng nhanh trong 5 tháng đầu năm.

Tuy nhiên khi nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh trong quý 3 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng có suy giảm dần từ tháng 6/2021 nhưng mức giảm không nhiều. Điều này một phần phản ánh thực trạng nhiều khoản đến hạn phải trả trong thời gian này nhưng doanh nghiệp được phép gia hạn theo thông tư 14/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hoặc chưa có điều kiện trả nợ. Như vậy dư nợ tín dụng vẫn tăng nhưng có thể tín dụng mới không tăng. Đầu tư khu vực tư nhân giảm 1,4% trong quý 3/2021 phần nào giải thích cho giả thuyết này.

700 nghìn tỷ nhàn rỗi đang nằm tại ngân hàng - Ảnh 2.

Khoảng cách giữa tốc độ huy động vốn và tốc độ tăng tín dụng ngày càng doãng ra là dấu hiệu cho thấy áp lực đối với huy động vốn sẽ tăng lên khi nhu cầu tăng tín dụng cho nền kinh tế tăng lên.

Theo nhóm tác giả, điều này chỉ có thể giải quyết được thông qua giải phóng lượng tiền gửi của KBNN tại NHNN để tăng lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế qua đó giúp các NHTM có thể tăng huy động vốn mà không làm tăng lãi suất huy động.

Sự suy giảm tốc độ tiền gửi tiết kiệm cũng phần nào đó phản ánh sự khó khăn của người dân, một bộ phận người dân đã phải sử dụng tiền tiết kiệm để sinh sống trong thời gian giãn cách không có việc làm. Số tiền này quay lại lưu thông và dường như bị hút vào thị trường chứng khoán mà chưa quay lại hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng tiền gửi tiết kiệm giảm cũng là yếu tố gây áp lực cho việc tăng tín dụng mà không làm tăng lãi suất huy động.

Tin mới

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
7 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
6 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Chỉ vì muốn vượt mặt iPhone 16, các hãng điện thoại Android đang cố che đậy một "bí mật xấu xí"?
6 giờ trước
Để cạnh tranh với iPhone, các mẫu điện thoại Android sắp tới sẽ có dung lượng pin khủng lên đến 6.000 mAh. Thế nhưng pin lớn hóa ra lại không hề tốt. Đây là lý do.
Chỉ đạo 'nóng' về căng thẳng vé máy bay dịp 30/4-1/5
6 giờ trước
Nhận thấy tình trạng hết vé máy bay diễn ra ở một số chặng du lịch trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30/4-1/5, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không khẩn trương tăng chuyến, căn cứ nguồn lực để tối ưu hoá đội tàu bay.
Doanh số bán iPhone giảm mức 'tồi tệ' tại Trung Quốc
6 giờ trước
Apple ghi nhận doanh số bán iPhone theo quý tồi tệ nhất tại Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra vào năm 2020.

Tin cùng chuyên mục

Lợi nhuận tăng vọt, VPBank lãi trước thuế gần 4.200 tỷ đồng trong quý I/2024
5 giờ trước
VPBank khởi động quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng
6 giờ trước
Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.
Cục An toàn thông tin cảnh bảo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến
7 giờ trước
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đưa ra cảnh báo 6 thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng Việt Nam nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Giải bài toán khó - Khung pháp lý hoàn chỉnh cho tài sản ảo VA và VASP phù hợp tại thời điểm này?
7 giờ trước
Ngày 24/4/2024, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.