80.000 tấn nhãn miền Tây vào vụ, chiến dịch trong tình thế đặc biệt

Sóc Trăng, Đồng Tháp đang tìm cách tiêu thụ cho gần 80.000 tấn nhãn đang vào mùa thu hoạch nhưng bị khó khăn do giãn cách chống dịch Covid-19.

Sóc Trăng, Đồng Tháp đang tìm cách tiêu thụ cho gần 80.000 tấn nhãn đang vào mùa thu hoạch nhưng bị khó khăn do giãn cách chống dịch Covid-19.

 

Học cách kinh nghiệm Bắc Giang

Thông tin từ Sở NN-PTNT Sóc Trăng, nhãn là một trong các loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh, sản lượng năm nay ước đạt khoảng 24.400 tấn. Thời gian thu hoạch nhãn từ tháng 7-12/2021. Ngoài ra, Đồng Tháp cũng có hơn 5.340 ha trồng nhãn, sản lượng mỗi năm ước tính hơn 53.000 tấn. 

Quả nhãn tại hai tỉnh này đang bước vào vụ thu hoạch, song lại gặp khó trong khâu tiêu thụ và vận chuyển.

Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX nông sản an toàn An Hòa (An Nhơn, Châu Thành, Đồng Tháp), cho hay, do HTX đang nằm trong vùng dịch nên nhãn khó tiêu thụ, đến nay mới giải quyết được một phần, nhưng giá chưa cao. Nhãn bán với giá tốt là 17.000-18.000 đồng/kg, còn giá bình thường là 10.000-11.000 đồng/kg. Ông mong muốn được hỗ trợ tìm đầu ra cho quả nhãn của HTX, làm sao giá tốt, đặc biệt là phải làm chính xác, có cam kết thu mua.

80.000 tấn nhãn miền Tây vào vụ, chiến dịch trong tình thế đặc biệt
Bất chấp dịch Covid-19, Bắc Giang vẫn thành công trong tiêu thụ vải thiều (ảnh: TL)

Tại Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và nông sản thuộc Đề án Mỗi xã, phường một sản phẩm - OCOP của tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng ngày 29/7, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, nhãn là cây ăn quả trọng điểm tại hai địa phương, với tổng sản lượng lên tới gần 80.000 tấn, nhưng khâu tiêu thụ lại gặp khó do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo ông Toản, Bắc Giang vừa qua cũng từng là tâm dịch mà họ vẫn có vụ vải thiều thành công. Gần 300.000 tấn vải thu hoạch trong chưa đầy hai tháng, tiêu thụ hết tại thị trường trong và ngoài nước. 

Bắc Giang xây dựng kịch bản tiêu thụ rất chi tiết. Mỗi ngày, họ đều thống kê sản lượng cần tiêu thụ của từng vùng, bán đến những đâu, luồng vận chuyển như thế nào... để các cơ quan ban ngành cùng vào cuộc hỗ trợ, đảm bảo thông thương.

“Đây là bài học quý. Chúng tôi rất mong trong điều kiện dịch bệnh, các tỉnh phía Nam, trong đó có Đồng Tháp và Sóc Trăng, có thể tham khảo cách làm của Bắc Giang”, ông Toản đề xuất.

Ông gợi ý, các địa phương cần thống kê sản lượng theo từng huyện để xây dựng kịch bản tiêu thụ chi tiết. Trong đó, hệ thống vận chuyển là mắt xích quan trọng trong giá thành, lợi nhuận và thời gian bảo quản của nông sản, cần phát huy hết sức mạnh của hệ thống này. 

Hà Nội đã có kịch bản chi tiết cho từng sản phẩm, từng cung đường để vận chuyển tiêu thụ nông sản. Đồng Tháp, Sóc Trăng có thể nghiên cứu mô hình này, từ đó, kiến nghị với Tổ công tác của Bộ NN-PTNT xử lý các vấn đề còn vướng mắc, ông Toản nhấn mạnh.

Hỗ trợ nông dân bán hàng online

Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương), cho hay, đơn vị này đã có nhiều chương trình hợp tác với Bộ NN-PTNT để giới thiệu các sản phẩm OCOP tiêu biểu trên các sàn thương mại điện tử; nay đang thử nghiệm mô hình siêu thị hàng Việt trên các sàn Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada, để hỗ trợ tiêu thụ hàng Việt tại các địa phương.

80.000 tấn nhãn miền Tây vào vụ, chiến dịch trong tình thế đặc biệt
Nhãn Sóc Trăng và Đồng Tháp đang vào mùa thu hoạch, sản lượng khoảng 80.000 tấn (ảnh: BH)

Ông đề nghị các doanh nghiệp hỗ trợ, tài trợ đào tạo để đưa cách phân phối này tới sâu hơn với bà con nông dân. Theo đó, sẽ có hai hình thức kết nối tiêu thụ nông sản: mua trực tiếp, giống như siêu thị nhập hàng của HTX; HTX đứng ra trực tiếp phân phối trên sàn thương mại điện tử.

"Nếu bà con nông dân còn bỡ ngỡ, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ giống như hỗ trợ bán nho xanh ở Ninh Thuận, bơ ở Đắk Lắk, khoai lang tím ở Vĩnh Long. Chúng tôi sẽ cùng đóng gói, quảng bá các sản phẩm", ông Hoàng chia sẻ.

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội bán lẻ, nhận định, hướng đi của các doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử là rất đúng. Nhờ đó có thể đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế.

"Hy vọng các sàn thương mại điện tử sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất, không chỉ trong dịch mà còn sau này nữa", bà Hậu nói.

Ở góc độ bán lẻ, bà Hậu cho rằng chúng ta đang sản xuất tốt nhưng vẫn còn yếu trong khâu kinh doanh, đặc biệt là thương mại điện tử. Thế nên, các nhà sản xuất cần xây dựng thêm phòng chuyên môn, vừa quảng bá hàng, vừa bán hàng trực tuyến. 

Bà Lê Minh, Trưởng phòng Kế hoạch Kinh doanh (Bưu điện Sóc Trăng), cho biết, sàn thương mại điện tử PostMart có mục tiêu là kênh hỗ trợ, xúc tiến thương mại cho các nhà cung cấp, đặc biệt là sản phẩm OCOP. Thủ tục tham gia sàn đơn giản, hoàn toàn miễn phí. 

Bưu điện Sóc Trăng đang tiếp tục hỗ trợ các nhà cung cấp, đặc biệt nông sản khó tiêu thụ hoặc hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu. “Sau dịch Covid-19, chúng tôi sẽ hỗ trợ đào tạo các nhà cung cấp để họ tự thao tác trên sàn. Với ưu thế hơn 100 điểm phục vụ tại các xã ở Sóc Trăng, nhà cung cấp có thể đến bất cứ điểm nào để đăng ký”, bà Minh cho hay.

Tâm An

Tin mới

4 mặt hàng nông sản Việt Nam được thế giới ưa chuộng
7 giờ trước
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022 nhờ tăng mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU, Hàn Quốc.
Bình thường xe Rolls-Royce đã đắt, 100% khách còn chịu chơi bỏ thêm tiền cho một thứ, nhu cầu cao đến mức còn phải tuyển thêm người làm
5 giờ trước
Rolls-Royce đang mở rộng đáng kể trụ sở sản xuất của mình tại Goodwood nhằm tối ưu hơn khả năng cá nhân hóa sản phẩm cho người dùng.
Bộ đôi smartphone Vivo V30 series trình làng tại Việt Nam: Camera tối ưu cho ảnh chân dung, pin 5.500 mAh, giá từ 9,5 triệu đồng
5 giờ trước
Bộ đôi smartphone V30 5G và V30e 5G sở hữu một số nâng cấp sáng giá trên hệ thống camera.
HoREA đề xuất nhiều giải pháp về thực trạng quản lý đất tại TP.HCM
6 giờ trước
Theo HoREA, vấn đề quản lý đất đai đang gặp nhiều vướng mắc, trong đó việc định giá đất, cấp sổ hồng… lâu nay vẫn là vấn đề cấp thiết cần xử lý.
Đây là mẫu tủ lạnh 'ngon-bổ-rẻ' từ Aqua với ngăn đông dưới, thiết kế Color AI độc đáo, giá 15 triệu đồng
6 giờ trước
Mẫu tủ lạnh Aqua Color AI mới AQR-B380MA(WGP)U1 gây chú ý nhờ khả năng kết nối thông minh với smartphone qua Wi-Fi và bảng điều khiển đa sắc màu sinh động, dễ sử dụng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.146.136 VNĐ / tấn

18.09 UScents / lb

-1.31 %

- -0.24

Cacao

COCOA

185.131.462 VNĐ / tấn

7,277.00 USD / mt

-1.57 %

- -116.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

115.926.195 VNĐ / tấn

206.69 UScents / lb

4.09 %

+ 8.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.469.786 VNĐ / tấn

1,227.00 UScents / bu

0.86 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.342.441 VNĐ / tấn

368.80 USD / ust

0.30 %

+ 1.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.384.971 VNĐ / tấn

45.26 UScents / lb

1.66 %

+ 0.74

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cho một bát nước vào tủ lạnh và để qua đêm: Hành động nhỏ nhưng cực hữu ích, EVN cũng khuyên thực hiện
7 giờ trước
Hành động tưởng như vô nghĩa song thực tế lại có công dụng trong việc tiết kiệm ví tiền cho chính người dùng, đặc biệt vào mùa hè.
Giá heo hơi tăng nóng
9 giờ trước
Giá heo hơi tăng lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2023 dù thị trường đang ở giai đoạn tiêu thụ thấp điểm.
Loại cây nhà ai cũng trồng ra nước ngoài thành sản vật tỷ đô: Thu hơn nửa tỷ USD từ đầu năm, Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu
9 giờ trước
Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu mặt hàng này.
Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng
9 giờ trước
Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.