ACG giảm gần 50%, Chủ tịch Gỗ An Cường tiết lộ lợi nhuận 2022 cao nhất 5 năm, cho rằng giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị DN

25/12/2022 10:48
“Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp vốn hóa 1 tỷ USD, năm tới doanh nghiệp sẽ hợp tác với công ty kiểm toán EY để tiến hành dự án tái cấu trúc về mặt chiến lược ” – Ông Nghĩa nói.

CTCP Gỗ An Cường (mã chứng khoán ACG) vừa tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 vào ngày 23/12 vừa qua, công bố lợi nhuận hợp nhất dự kiến năm nay đạt 600 tỷ đồng.

Chủ tịch cho rằng giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp

Tại đại hội, trước những băn khoăn của cổ đông về việc giá cổ phiếu giảm, tình trạng mất thanh khoản của ACG sau khi lên sàn HOSE, cũng như câu hỏi về việc triển khai kế hoạch tái cấu trúc để đạt mục tiêu vốn hóa 1 tỷ USD theo nội dung họp ĐHCĐ thường niên 2021, ông Lê Đức Nghĩa – Chủ tịch HĐQT cho biết công ty đang thực hiện cấu trúc về cải tiến phần mềm và số hóa.

“Năm tới doanh nghiệp sẽ hợp tác với công ty kiểm toán EY để tiến hành dự án tái cấu trúc về mặt chiến lược với mục tiêu trở thành doanh nghiệp vốn hóa 1 tỷ USD” – Ông Nghĩa nói.

135,8 triệu cổ phiếu ACG của Gỗ An Cường chính thức giao dịch trên HOSE lần đầu tiên vào ngày 10/10/2022 với giá tham chiếu 67.300 đồng/cp. Kết phiên giao dịch ngày 22/12, thị giá ACG còn 35.000 đồng, giảm 48% so với mức giá khi chào sản. Vốn hóa công ty chỉ còn hơn 4.700 tỷ đồng.

ACG giảm gần 50%, Chủ tịch Gỗ An Cường tiết lộ lợi nhuận 2022 cao nhất 5 năm, cho rằng giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị DN - Ảnh 1.

Ông Nghĩa giải thích lý do chính của tình trạng này là cơ cấu cổ đông của An Cường quá cô đặc.

“Bản thân tôi nắm hơn 51%, các cổ đông chiến lược như Sumimoto Forestry, Vina Capital nắm khoảng 40%, tổng cộng hơn 88% và hiện tại chưa có kế hoạch bán ra” – Ông Nghĩa nói. Theo con số công bố chính thức tại bản cáo bạch 2022, Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam – công ty của ông Lê Đức Nghĩa đang nắm 50,04%, 2 tổ chức nước ngoài nắm 37,67%.

Ngoài ra, theo Chủ tịch của An Cường, trong thời gian qua, triển vọng ngành gỗ nói chung cũng bị đánh giá tiêu cực. Trong 6 tháng cuối năm vừa qua và những tháng sắp tới dự báo sẽ còn khó khăn hơn. Các thông tin như: nhà máy ở Bình Dương cắt giảm công nhân, các đơn hàng xuất khẩu bị hạn chế, ngành bất động sản khó khăn đã làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư chứng khoán, theo đó cổ phiếu của An Cường cũng bị ảnh hưởng theo diễn biến chung.

Ông Nghĩa cho rằng giá cổ phiếu của An Cường trên sàn chứng khoán không phản ánh đúng giá trị công ty.

“Hiện các quỹ đầu tư đang đánh giá tích cực về An Cường nên quý cổ đông có thể yên tâm. Chúng tôi cũng khuyến khích cổ đông nên đầu tư vào ACG theo quan điểm dài hạn bởi hoạt động kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng cao và cổ tức vẫn được chi trả thường xuyên” – Ông Nghĩa nói.

Dự kiến lợi nhuận 600 tỷ đồng, không tiến sâu vào bất động sản

Chia sẻ về tình hình kinh doanh năm 2022, ông Lê Đức Nghĩa cho biết lợi nhuận sẽ đạt 600 tỷ đồng – tăng trưởng 35, 40% so với năm 2021. Ông Nghĩa kỳ vọng con số thực tế sẽ cao hơn 600 tỷ. Đây là con số cao nhất 5 năm qua của công ty.

Vào ngày 22/12, Gỗ An Cường đã công bố kết quả kinh doanh hợp nhất 11 tháng đầu năm 2022 với doanh thu thuần đạt 3.950 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 553 tỷ đồng, tăng lần lượt 41% và 45,6% so với cùng kỳ năm 2021.

ACG giảm gần 50%, Chủ tịch Gỗ An Cường tiết lộ lợi nhuận 2022 cao nhất 5 năm, cho rằng giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị DN - Ảnh 2.

Nói về năm 2023, Chủ tịch An Cường cho biết đã lường trước tình hình khó khăn của kinh tế thế giới và Việt Nam và tin rằng “cái khó ló cái khôn”.

“Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi và ban lãnh đạo An Cường, những thời điểm tình hình thị trường bất động sản khó khăn thì An Cường lại ghi nhận kết quả tăng trưởng khá tốt” – Ông Nghĩa chia sẻ. Theo đó, vị này cho rằng hiện tại, các dự án nhà ở đã được bàn giao rất nhiều nhưng vẫn chưa hoàn thiện nội thất. Đây sẽ là cơ hội cho các dòng sản phẩm của công ty gồm An Cường, Malocca và Aconcept trong thời gian tới.

Ngoài ra, bối cảnh thị trường khó khăn cũng là cơ hội để thanh lọc thị trường theo hướng lành mạnh hơn. Thực tế 6 tháng cuối năm 2022, nhiều doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương chỉ hoạt động 60-70% công suất nhưng An Cường lại tăng trưởng 35-40%, nhà máy hoạt động với công suất tối đa.

Ông Nghĩa cũng đánh giá thị trường bất động sản ở Việt Nam đang gặp khó khăn thực sự, tuy nhiên đây chỉ là tình huống ngắn hạn vì nhu cầu thực tế vẫn đang có.

Ông Nghĩa cho biết An Cường đã chủ động giảm tỷ trọng doanh thu từ các dự án bất động sản từ mức 30% - 40% giai đoạn 2019 – 2022 về mức 20% trong năm 2021 và trong năm 2022 chỉ còn hơn 10%.

“Với mức tỷ trọng doanh thu như hiện tại, bất động sản không có quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của An Cường. Thay vào đó chúng tôi đang đẩy mạnh các hoạt động phân phối, mở thêm hệ thống đại lý. Hiện tại An Cường đã phủ sóng gần như khắp toàn quốc, doanh thu tại thị trường trong nước cũng tăng trưởng vượt bậc” – Ông Nghĩa tiếp tục chia sẻ về sự “kỳ lạ” của An Cường.

Trả lời câu hỏi về dự án Central Hills Long An, ông Nghĩa cho biết An Cường chỉ nắm giữ 30% cổ phần tại Công ty Central Hills, đây là công ty con của tập đoàn BĐS Thắng Lợi, An Cường chỉ là cổ đông và không trực tiếp triển khai dự án.

An Cường không chủ trương mở rộng ngành nghề kinh doanh. Mảng bất động sản chỉ là hoạt động đầu tư tài chính, nhằm tạo ra sự cộng hưởng cho ngành nghề chính của An Cường thông qua việc bán các gói lắp đặt nội thất cho khách hàng mua nhà của Thắng Lợi.

Theo đó, Central Hills dự kiến sẽ cung cấp 10 nghìn căn hộ, và hàng năm Thắng Lợi sẽ liên tục chào ra thị trường vài nghìn căn hộ. An Cường sẽ đồng hành với các dự án để bán ra các sản phẩm nội thất của An Cường, Malloca, Aconcept. Từ tháng 3 đến tháng 6/2023 sẽ xong giấy phép, sale gallery sẽ hoàn thành vào tháng 3/2023. Hiện tại dự án này cũng đang trong giai đoạn đàm phán để nhận thêm khoản đầu tư từ Sumitomo Forestry. Khi hoàn tất, tỷ lệ sở hữu của An Cường sẽ giảm còn khoảng 20%.

Tin mới

Toyota Land Cruiser Prado 2024 bị 'bán kèm lạc' tới 380 triệu đồng: Kính chắn gió đắt gấp 5 lần Lexus, bộ lốp giá bằng một nửa VinFast VF 3
9 giờ trước
Với gói phụ kiện đắt đỏ, giá của chiếc Toyota Land Cruiser Prado lên tới hơn 92.000 USD (tương đương 2,34 tỷ đồng).
14 năm chỉ chuyên điện thoại, đồ gia dụng, tập đoàn Trung Quốc vừa làm xe điện đã khiến cả nước trầm trồ: Chỉ mất 3 năm phát triển nhờ bắt chước Tesla, biến ô tô thành ‘cỗ máy di động’ thông minh nhất thế giới
8 giờ trước
Tại triển lãm ô tô thường niên lớn nhất Trung Quốc, giám đốc điều hành các thương hiệu ô tô lớn nhất thế giới đã phải trầm trồ trước gian hàng của thương hiệu này!
Chiếc điện thoại gập ba đầu tiên trên thế giới
7 giờ trước
Điện thoại gập ba của TCL có thể gập theo hình chữ "G" và "Z", khi mở hoàn toàn tương đương với một chiếc máy tính bảng.
KingSport đón sinh nhật thứ 14 và ngàn ưu đãi tri ân khách hàng
7 giờ trước
Thương hiệu KingSport chào đón cột mốc 14 năm trong hành trình chăm sóc sức khỏe Việt cùng hàng ngàn món quà tri ân thiết thực đến người tiêu dùng.
Du lịch Thái Lan bằng đường bộ Việt Nam – Lào – Campuchia – Thái Lan có gì?
7 giờ trước
Thái Lan vốn quen thuộc với các địa điểm như Bangkok, Phuket, Pattaya… Nhưng ít ai biết rằng, vùng Đông Bắc Thái Lan - ISAN và vùng Đông Thái Lan còn đem đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ khi di chuyển bằng đường bộ.

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì trong chiến lược phát triển margin của VPBankS?
5 giờ trước
Với bệ phóng là ngân hàng “mẹ” VPBank, Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã lọt top 10 CTCK cho vay nhiều nhất. Dư nợ cho vay của VPBankS tại 31/3/2024 đạt gần 9.000 tỷ đồng, bằng hơn 3 lần so với cuối năm 2022 – mức tăng trưởng lớn nhất trong top 10 CTCK có lượng margin lớn nhất thị trường.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội "bác" đề xuất tăng tiền đặt cọc đấu giá đất vì "tài sản đặc thù"
6 giờ trước
UBTVQH cho rằng, việc nâng mức tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản và tài sản khác là không phù hợp vì các tài sản đặc thù này thường có giá trị rất lớn.
Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ hay SCIC làm giá để bán giá cao?
14 giờ trước
Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.
Chứng khoán SHS “tự tin” tăng vốn thành công, đặt mục tiêu trở lại Top 10 thị phần môi giới
16/05/2024 06:21
Phát biểu tại Đại hội, ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT SHS chia sẻ, SHS sẽ tiến tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành đơn vị trung tâm trong hệ sinh thái Tập đoàn tài chính đầu tư, sớm lấy lại Top 10 thị phần môi giới trên cả hai sàn HoSE và HNX, thậm chí là vị trí cao hơn nữa.