Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì - Vì sao thế giới như 'ngồi trên đống lửa'?

11/06/2022 16:00
Động thái bất ngờ cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ đã khiến cả thế giới hoang mang bởi nếu họ đưa ra một lệnh cấm tương tự đối với gạo, chắc chắn an ninh lương thực toàn cầu sẽ bị đe dọa.

Vào ngày 13/5, Ấn Độ đã công bố áp lệnh cấm xuất khẩu lúa mì sau khi thời tiết nắng nóng bất thường ảnh hưởng đến mùa vụ, khiến giá lúa mì trong nước tăng vọt. Mặc dù không phải là quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn, song động thái của Ấn Độ đã gây bất ổn cho thị trường toàn cầu, khiến chỉ số lúa mì chuẩn Chicago tăng gần 6%. 

Động thái này nhằm hạ nhiệt giá mặt hàng này đang leo thang trong nước. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal cho rằng lệnh cấm xuất khẩu của nước này sẽ không ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu vì họ không phải quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá quyết định của New Delhi vẫn khiến giá lúa mì leo thang, gây nguy cơ mất an ninh lương thực, trong bối cảnh thị trường hàng nông sản toàn cầu đang chịu sức ép lớn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Không chỉ dừng lại ở đó, quyết định này đã làm dấy lên lo ngại về khả năng hạn chế xuất khẩu gạo sẽ khiến các nhà kinh doanh tăng cường mua và đặt các đơn hàng với thời gian giao hàng lâu dài.

Các quan chức của Chính phủ và Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới này không có kế hoạch hạn chế các lô hàng xuất khẩu vào lúc này do giá gạo trong thị trường trong nước vẫn ở mức thấp và nguồn cung dồi dào.

Đây được coi là một sự "cứu trợ" đối với các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu vốn đang phải vật lộn với chi phí lương thực tăng cao. Tuy nhiên phần lớn mùa vụ trồng lúa ở Ấn Độ vẫn còn đang ở phía trước và bất kỳ thay đổi nào về triển vọng thu hoạch đều có thể thay đổi lập trường của quốc gia này đối với xuất khẩu mặt hàng chủ lực.

Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì - Vì sao thế giới như ngồi trên đống lửa? - Ảnh 1.

Yếu tố thời tiết như mưa gió là yếu tố quyết định đến quy mô vụ lúa của Ấn Độ. Những trận mưa dồi dào trong năm nay sẽ giúp nước này duy trì vị thế ưu việt trong thương mại gạo trên toàn cầu. Tuy nhiên những trận mưa quá thường xuyên sẽ làm cây trồng bị đình trệ và giảm sản lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng hàng dự trữ của quốc gia sẽ bị suy giảm, dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu để đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho 1,4 tỷ dân của đất nước.

Vì sao Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung cấp gạo toàn cầu?

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương (VITIC), xuất khẩu gạo của Ấn Độ năm 2021 tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng thấy trong vòng vài năm qua, do nguồn cung trong nước dồi dào trong khi nguồn cung gạo xuất khẩu của các nước đối thủ bị thắt chặt và nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường thế giới, đạt mức 21,5 triệu tấn, nhiều hơn so với tổng lượng xuất khẩu của bốn nhà xuất khẩu khác là Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ.

Ấn Độ là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới sau Trung Quốc, chiếm hơn 40% thị phần trên toàn cầu.

Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì - Vì sao thế giới như ngồi trên đống lửa? - Ảnh 2.

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ qua các năm

Với nguồn dự trữ trong nước cao và giá thị trường nội địa thấp, Ấn Độ có thể giảm giá sâu trong 2 năm qua, giúp các quốc gia như châu Á và châu Phi chống chọi được với giá lương thực tăng cao.

Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia, bởi vậy bất kỳ sự giảm sút nào trong các lô hàng của nước này sẽ dẫn đến lạm phát lương thực. Lúa gạo là lương thực chính của hơn 3 tỷ người, và khi Ấn Độ cấm xuất khẩu vào năm 2007, giá trên toàn cầu đã tăng lên mức đỉnh mới.

Bất kỳ động thái nào nhằm hạn chế xuất khẩu từ Ấn Độ cũng sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia nhập khẩu gạo. Điều này cũng sẽ cho phép các nhà cung cấp đổi thủ khác bao gồm Thái Lan và Việt Nam tăng giá sản phẩm so với các lô hàng của Ấn Độ, vốn đã cao hơn 30%.

Ngoài việc phục vụ những người mua châu Á như Trung Quốc, Nepal, Bangladesh và Philippines, Ấn Độ còn cung cấp gạo cho các nước châu Phi như Togo, Benin, Senegal và Cameroon.

Lúa gieo sạ của Ấn Độ chiếm hơn 85% sản lượng hàng năm của nước này, tăng lên mức kỷ lục 129,66 triệu tấn trong niên vụ tính đến tháng 6 năm 2022.

Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì - Vì sao thế giới như ngồi trên đống lửa? - Ảnh 3.

Hàng năm, hàng triệu nông dân bắt đầu trồng lúa vào tháng 6, khi gió mùa bắt đầu đổ bộ vào Ấn Độ. Gió mùa (monsoon) mang lại khoảng 70% lượng mưa hàng năm của Ấn Độ, rất quan trọng trong trồng trọt.

Nông dân Ấn Độ dựa vào mưa gió để tưới nước cho một nửa diện tích đất canh tác bởi đất nước này thiếu nước để tưới. Năm 2022, Ấn Độ được dự báo sẽ nhận được lượng mưa trung bình. Nhưng kể từ ngày 1 tháng 6, khi đợt gió mùa kéo dài bốn tháng bắt đầu, lượng mưa thấp hơn 41% so với mức trung bình.

Dự kiến ​​sẽ có mưa vào giữa tháng 6 và thúc đẩy quá trình gieo sạ lúa. Ba năm qua với lượng mưa trung bình hoặc trên trung bình, và các phương thức canh tác mới hiện đại đã làm tăng sản lượng lúa gạo.

Hiện tại, Ấn Độ có nhiều gạo dự trữ và giá nội địa thấp hơn giá nhà nước ấn định mà Chính phủ mua gạo từ nông dân. Giá gạo xuất khẩu cũng đang giao dịch gần mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Trong khi đó, dự trữ gạo và gạo đã xay xát tại các kho chứa của chính phủ là 57,82 triệu tấn, cao hơn gấp 4 lần so với mục tiêu 13,54 triệu tấn.

Khác với lúa mì, xuất khẩu gạo của Ấn Độ không tăng vọt sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra bởi khu vực biển đen không phải nhà sản xuất hoặc tiêu thụ gạo lớn.

Theo Reuters

https://cafef.vn/an-do-cam-xuat-khau-lua-mi-vi-sao-the-gioi-nhu-ngoi-tren-dong-lua-20220611134703149.chn

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
31 phút trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
1 phút trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
16 phút trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
28 phút trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
18 phút trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.970.632 VNĐ / tấn

159.80 JPY / kg

0.82 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.666.831 VNĐ / tấn

19.09 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.474.112 VNĐ / tấn

45.59 UScents / lb

0.07 %

+ 0.03

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
20 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Khách đặt trước cả tháng, quán ăn ở Hà Nội kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4
23 giờ trước
Lượng khách đặt bàn trước tăng đột biến khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội kín chỗ, phải khóa sổ từ trước khi kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bắt đầu.
Giá thịt lợn hơi tăng cao, vì sao doanh nghiệp lo lắng?
1 ngày trước
Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 63.000-64.000 đồng/kg, dự báo sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
1 ngày trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.