Apple đầu tư nhà máy mới tại Việt Nam chỉ là giấc mơ hoang?

06/05/2020 13:33
(Dân Việt) Giới truyền thông và người lao động Việt Nam tỏ vẻ hoan hỉ khi cuối tháng 4 vừa qua xuất hiện thông tin hãng Apple tuyển dụng lao động cao cấp: giám đốc điều hành, giám đốc bán lẻ, kỹ sư kiểm định sản phẩm… Nhiều ý kiến cho rằng, từ chuyện tuyển dụng người rầm rộ hiện nay, vào cuối năm 2020, Apple có thể sẽ xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ khi “táo mẻ” thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, nhiều đài truyền hình, tờ báo quen thuộc với công chúng luôn nhắc đến cụm từ: “Apple sẽ dời nhà máy của mình sang Việt Nam”. Thông tin này có nghĩa là tương lai Apple sẽ có nhà máy riêng như kiểu nhà máy của Samsung ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, TP.HCM hay nhà máy của LG ở Hải Phòng...

apple dau tu nha may moi tai viet nam chi la giac mo hoang? hinh anh 1

Nhà máy sản xuất Macbook của Apple tại California trước năm 1997. Ảnh: NewYork Times

Apple chưa hề có nhà máy riêng

Ông Đ.V, cựu phó tổng giám đốc công ty đại diện của một tập đoàn điện tử lớn nhất nhì thế giới đang có mặt tại Việt Nam xác nhận với PV Dân Việt: “Kể từ khi iPhone xuất hiện cho đến nay, Apple chưa hề có nhà máy riêng như các thương hiệu khác”.

Ông Đỗ Khoa Tân, cựu tổng giám đốc Viettronic Biên Hòa (Belco), hiện là Phó Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam bình luận: “Đã lâu lắm rồi Apple không còn nhà máy riêng nào trên thế giới. Hiện nay, họ dư tiền để xây hàng chục nhà máy lớn nhưng xây để làm gì trong khi họ đã có hệ sinh thái đối tác hùng mạnh trên toàn cầu?”.

Vì sao Apple không xây dựng nhà máy riêng như Samsung, LG… đang làm? Trong quá khứ, theo lời ông Tân, Apple từng có hàng chục nhà máy trên thế giới. Nhưng kể từ năm 1997, khi Tim Cook nắm quyền điều hành, Apple đã mạnh dạn dẹp hết các nhà máy riêng với chi phí cồng kềnh để hạ giá thành sản phẩm - chìa khóa để mặt hàng Macbook đủ sức cạnh tranh với các hãng khác như HP, Dell... Tim Cook giữ lại nhóm nghiên cứu, từ thiết kế chip cho đến ứng dụng của các sản phẩm chiến lược, như: Macbook, iPod, iPhone, iPad… và nhóm bán hàng.

Với chiến sách này, theo ông Nguyễn Minh Việt, Viện trưởng Viện nghiên cứu thiết bị di động của VinSmart (Vingroup), Apple chọn hình thức thuê các đối tác EMS (Electronic Manufacturing Service, tạm dịch là dịch vụ sản xuất điện tử) sản xuất. Khác với các nhà sản xuất OEM, ODM…, “theo nguyên tắc chung, nhà sản xuất EMS không được phép can thiệp, thay đổi mô hình sản xuất, vật liệu… mà Apple đã đặt ra”, chia sẻ của ông Việt.

Hiện nay, các đối tác EMS lớn của Apple trên toàn cầu đều là những nhà sản xuất lớn: Foxconn (iPhone), Wistron, Pegatron (iPhone, iPad, MacBook), Compal, Luxshare Precision, Goertek… Trong đó, nhiều tên tuổi đã có mặt tại Việt Nam từ rất sớm như Foxconn (2007), Goertek (2013)…

Có không chuyện di dời nhà máy?

apple dau tu nha may moi tai viet nam chi la giac mo hoang? hinh anh 3

Tim Cook - CEO của Apple thăm nhà máy của Foxconn hồi đầu năm nay. Ảnh: T.L

Theo ông Tân, việc Apple tuyển những vị trí kỹ thuật là chuyện bình thường của mô hình EMS vì họ cần kiểm tra sản phẩm trước khi sản xuất hàng loạt và trước khi đóng gói. Động thái này, theo ông Đ.V, có thể các đối tác của Apple đầu tư hay dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam hoặc là những nhà máy đã hoạt động tại Việt Nam từ lâu mở rộng sản xuất nên Apple cần chuẩn bị đội ngũ để thực hiện phần việc của mình.

Các chuyên gia cho biết, những động thái trên đã được các đối tác của “táo mẻ” công bố vào đầu năm 2019 như Goertek đầu tư 260 triệu USD cho nhà máy thứ 2 tại khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để sản xuất tai nghe, kính thực tế ảo VR, loa, micro...; mới nhất là thông tin Pegatron đang tìm kiếm địa điểm tại Việt Nam để đầu tư nhà máy…

apple dau tu nha may moi tai viet nam chi la giac mo hoang? hinh anh 4

Pegatron đang tìm kiếm địa điểm để đầu tư một nhà máy mới tại Việt Nam. (Ảnh: Nhà máy của Pegatron tại Đài Loan - T.L)

“Từ câu chuyện tuyển dụng lao động để nói rằng Apple đang chuẩn bị xây dựng một nhà máy tại Việt Nam là suy diễn hoang tưởng. Với các đối tác, Apple có thể có ý kiến nhưng không có quyền quyết định vì các nhà sản xuất EMS không chỉ làm đơn hàng cho họ mà còn làm cho nhiều thương hiệu với các chuẩn sản xuất khác nhau”, ông Tân nói.

Cách đây vài năm, Tổng thống Donald Trump đặt vấn đề những tập đoàn lớn như Apple nên chú ý đến vấn đề việc làm cho người dân Mỹ. “Trong tương lai, nếu có chính sách hấp dẫn, Apple có thể xây một hoặc hai nhà máy ở Hoa Kỳ để sản xuất những linh kiện điện tử quan trọng và những ứng dụng có giá trị gia tăng cao”, ông Tân dự đoán.

Với sự xác nhận của các chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử có thể khẳng định, hiện nay Apple không có nhà máy riêng tại bất kỳ quốc gia nào nên không thể có chuyện “di dời nhà máy của mình đến Việt Nam”. Còn việc Apple sẽ đầu tư nhà máy mới tại Việt Nam, như lời ông Tân, chỉ là “giấc mơ hoang”!

Tin mới

"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
10 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
9 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
8 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
8 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.
Các dịch vụ đi lại, lưu trú, ăn uống dịp nghỉ lễ 30-4 gây áp lực lên mặt bằng giá
7 giờ trước
Bộ Tài chính cho biết công tác điều hành giá thời gian tới sẽ đối mặt với một số áp lực, do đó cần sự chủ động, linh hoạt để ứng phó

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
2 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
3 giờ trước
Chiều 28/4, tại hầm Núi Vung (Ninh Thuận), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt. Đây là 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1.
Đền bù giải tỏa nút giao Tân Vạn Đường Vành đai 3 qua Bình Dương
4 giờ trước
TP.Dĩ An (Bình Dương) phấn đấu đến hết quý II/2024 hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3 khu vực nút giao Tân Vạn, đoạn công trình phức tạp nhất toàn tuyến để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam tiếp tục chạy đua bung hàng
6 giờ trước
Cuối quý I/2024, nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp địa ốc phía Nam có sản phẩm đủ điều kiện mở bán đã sẵn sàng bung hàng. Nhiều hoạt động như khởi công, sự kiện kick-off, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ để đón làn sóng đầu tư.