Ba thách thức lớn để gỡ “thẻ vàng” từ EC

21/06/2018 14:13
Sau quá trình kiểm tra, về cơ bản phía Ủy ban châu Âu (EC) ghi nhận những tiến bộ từ Việt Nam, tuy nhiên để gỡ được “thẻ vàng”, còn 3 thách thức rất lớn phải xử lý.

Trong tháng 5 vừa qua, Đoàn làm việc của EC đã sang làm việc với phía Việt Nam, kiểm tra việc thực thi 9 khuyến nghị của EC liên quan tới vấn đề đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) để xem xét có rút “thẻ vàng” cho hải sản Việt Nam hay không.

Thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho hay: Sau quá trình kiểm tra, về cơ bản phía EC ghi nhận những tiến bộ từ Việt Nam, tuy nhiên để gỡ được “thẻ vàng”, còn 3 thách thức rất lớn phải xử lý.

Thứ nhất là việc kiểm soát thủy sản đánh bắt từ khai thác đến những khâu sau, nghĩa là khả năng truy xuất nguồn gốc. “Bạn thấy ta còn những lỗ hổng phải khắc phục”, Thứ trưởng Tuấn nói.

Thứ hai là kiểm soát đánh bắt thủy sản trên biển. Thứ trưởng Tuấn phân tích: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 109.000 chiếc tàu đánh bắt trên biển, trong đó 33.000 chiếc là đánh bắt xa bờ. Trong số các tàu đánh bắt xa bờ, chỉ có 3.000 chiếc được trang bị thiết bị thông tin. Số lượng chưa được trang bị thiết bị thông tin còn lại rất lớn. Việt Nam thừa nhận đó là khó khăn, không thể cùng lúc trang bị hết toàn bộ.

“Thứ ba, một vấn đề nữa là phía “bạn” cho rằng, các vấn đề về Luật, Nghị định được chỉ đạo quyết liệt ở cấp Trung ương, song ở cấp địa phương còn bất cập. Hai bên hẹn nhau, phía EC sẽ quay trở lại đánh giá một lần nữa mới quyết định xem có rút “thẻ vàng” cho Việt Nam hay không. Kinh nghiệm quốc tế với vấn đề “thẻ vàng” là, không có quốc gia nào gỡ bỏ được dưới 12 tháng nhưng cơ bản là hai bên thật sự vào cuộc bàn bạc, chia sẻ, không tạo ra rào cản, bế tắc”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 23/10/2017, EC có thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo bằng “thẻ vàng” đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường của Liên minh châu Âu (EU). Đồng thời, EC đưa ra 9 khuyến nghị Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng (từ 23/10/2017-23/4/2018).

9 khuyến nghị mà EC đưa ra cho Việt Nam cần phải thực hiện ngay trong 6 tháng để gỡ bỏ "thẻ vàng" với hải sản xuất khẩu gồm:

Sửa đổi khung pháp lý để đảm bảo tuân thủ các quy tắc quốc tế và khu vực áp dụng cho việc bảo tồn và quản lý nguồn lợi thủy sản; đảm bảo thực hiện và thực thi có hiệu quả của pháp luật quốc gia sửa đổi; tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quy tắc quốc tế và các biện pháp quản lý thông qua một chế độ xử phạt đầy đủ được thực thi và theo dõi; khắc phục những thiếu sót đã được xác định trong thanh tra, kiểm soát và giám sát (MCS) liên quan đến các yêu cầu đặt ra của các quy định quốc tế và khu vực cũng như trong khuôn khổ hệ thống chứng nhận khai thác; tăng cường quản lý và cải tiến hệ thống đăng ký và cấp phép khai thác; cân bằng năng lực khai thác và chính sách đội tàu cá;

Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản và thực hiện tất cả các bước cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế, để ngăn chặn các sản phẩm thủy sản đánh bắt bất hợp pháp được buôn bán và NK vào lãnh thổ; tăng cường và đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác (đặc biệt là các quốc gia ven biển trong vùng biển mà tàu thuyền treo cờ Việt Nam có thể hoạt động) phù hợp với các nghĩa vụ quốc tế; đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ báo cáo và lưu giữ trong RFMOs (các tổ chức quản lý nghề cá khu vực).


Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
36 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
17 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.926.326 VNĐ / tấn

1,039.20 UScents / bu

0.43 %

+ 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.439.100 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.