Bão giá vật liệu xây dựng: Nhà thầu 'vừa làm vừa khóc'

16/11/2021 14:12
Từ đầu năm đến nay, giá vật liệu xây dựng như: sắt, thép trải qua nhiều đợt tăng giá, kéo theo các vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, gạch… tăng giá theo. Còn từ đầu tháng 10, vật liệu xây dựng bước vào đợt tăng giá mới, có những lần điều chỉnh hằng tuần, khiến nhiều chủ đầu tư các dự án nhà ở “trở tay không kịp”.

Giá nhà tăng, người mua gánh chịu

Một giám đốc doanh nghiệp địa ốc đang thi công dự án tòa nhà 25 tầng tại Gia Lâm (Hà Nội) chia sẻ, khi giá vật liệu tăng, dự án mới xây đến phần thân nên việc tăng giá liên tục khiến doanh nghiệp xoay xở không kịp. Vì vậy, sau lần bán nhà đợt 1, chúng tôi phải ngừng bán hàng để cân đối tăng giá bán. Nếu không tăng giá bán, doanh nghiệp chịu lỗ nặng vì vật liệu chiếm tới 40% giá thành nhà.

Theo vị này, hiện nay giá sắt thép tăng lên 40-50% còn các vật liệu khác như xi măng, gạch, cát cũng tăng 10%, buộc chủ đầu tư phải điều chỉnh giá bán nhà thêm 15-20%, thậm chí 25%.

Ông Nguyễn Minh Khiêm, Tổng Giám đốc Tổng Công ty 319, một nhà thầu chuyên về các công trình xây dựng nhà ở và giao thông cho biết, chi phí nguyên vật liệu của công trình thường chiếm 40 - 70% tổng giá trị dự toán công trình. Chỉ riêng sự thay đổi giá của 5 loại vật liệu chủ yếu là xi măng, thép xây dựng, đá, cát và gạch đã đẩy chi phí xây dựng tăng 1,25 - 1,4 lần, khiến một số nhà thầu bị lỗ nặng, một số khác không thể tiếp tục thi công, buộc phải chọn giải pháp chấp nhận bị phạt thầu hoặc mất bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Theo ông Khiêm, quy định của Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và một số nghị định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng… các dự án hợp đồng trọn gói (quy mô đầu tư dưới 20% tổng mức dự án) không thể điều chỉnh tổng mức đầu tư trong quá trình triển khai. Vì thế, khi thay đổi mức giá vật liệu xây dựng dự án bị đội giá, doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ.

“Hợp đồng trọn gói phải thực hiện thi công trong suốt thời gian thực hiện dự án với một đơn giá cố định. Điều này đã được quy định tại các điều luật liên quan nên việc điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình khi đơn giá tăng lên là không thể thực hiện được”, ông Khiêm nói.

Nguyên vật liệu đầu vào tăng

Trao đổi với PV Tin Phong, ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, đợt tăng giá vật liệu xây dựng lần này do nhiều yếu tố đầu vào tăng. Cụ thể, than chiếm 40 - 45% giá thành sản xuất xi măng, nên giá than trong nước tăng 7 - 10%, cùng với giá dầu và một số phụ gia khác dùng trong sản xuất xi măng tăng giá là lý do khiến giá xi măng gần đây tăng.

Ngoài ra, các vật liệu khác cũng tăng khoảng 10% như gạch, cát…, đặc biệt với giá thép tăng tới 40%, doanh nghiệp xây dựng chịu nhiều ảnh hưởng.

Theo thống kê của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, chỉ riêng tháng 10/2021, nhiều doanh nghiệp thép đã điều chỉnh mức tăng giá bán khoảng 17.000 -192.000 đồng/kg thép tùy từng loại…. Trước đó, giá các loại kính cũng tăng hơn 30% so với đầu năm 2021; giá xi măng tăng trung bình từ 80.000 - 100.000 đồng/tấn.

Theo ông Bắc, mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi cơ quan liên quan và các địa phương với đề nghị: UBND cấp tỉnh chỉ đạo các sở xây dựng thường xuyên theo dõi kịp thời và cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp; các cơ quan liên quan đánh giá tác động của COVID-19 và biến động giá vật liệu xây dựng chủ yếu là thép xây dựng. Để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực từ tăng giá thép để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các nhà thầu thi công xây dựng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam cho biết, hiện tại, nhiều chủ đầu tư không phải dùng vốn ngân sách nhà nước và đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng. Vì vậy, đứng trước việc giá vật liệu liên tục leo thang, nhà thầu trên cả nước đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận”.

Điều đáng nói là việc các nhà cung cấp nguyên vật liệu từ sắt thép, xi măng… đồng loạt tăng giá đã khiến nhiều công trình xây dựng, dự án bất động sản phải thi công cầm chừng, thậm chí đang phải đứng trước nguy cơ “đắp chiếu”.

Tin mới

Chuyên gia xe quốc tế hội tụ tại sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8"
7 giờ trước
Sự kiện "Thử & Tin – Chinh phục VF 8" do VinFast tổ chức ngày 17-18/5 tại TP.HCM không chỉ là dịp để người dùng trong nước trực tiếp lái thử mẫu SUV điện, mà còn là cơ hội hiếm hoi để giao lưu cùng loạt tên tuổi nổi bật trong ngành xe Đông Nam Á.
Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
5 giờ trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
6 giờ trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.
Cả lô xe Nga, chiếc đắt nhất chỉ từ 390 triệu: "Nếu bền với ăn xăng ít thì chạy đầy đường"
7 giờ trước
Cách đây không lâu, những chiếc xe Lada đã chính thức cập cảng tại Việt Nam sau 28 năm vắng bóng.
CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
7 giờ trước
Vào ngày 23/5, CMC Telecom sẽ tham dự Vietnam Security Summit 2025, sự kiện an ninh mạng thường niên hàng đầu Việt Nam, quy tụ hơn 1.000 chuyên gia và 50 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
8 giờ trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.
'Sao đổi ngôi' trên thị trường gọi xe công nghệ
9 giờ trước
Số liệu thống kê mới nhất của quý I/2025 cho thấy một cuộc đổi ngôi đang âm thầm diễn ra trên thị trường taxi và taxi công nghệ tại Việt Nam, khi cán cân ngày càng nghiêng về nền tảng thuần điện nội địa Xanh SM và tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại của Grab.
“Thương chiến” cửa hàng tiện lợi: 7-Eleven và Ministop bứt phá, GS25 chững lại sau “Bắc tiến” trong khi FamilyMart đóng cửa 20 điểm bán
11 giờ trước
Thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa rõ nét khi 7-Eleven và Ministop tăng tốc, trong khi GS25 và FamilyMart chững lại. Cuộc đua mở rộng đang dịch chuyển khỏi đô thị lớn, mở ra thế trận cạnh tranh mới giữa các ông lớn trong ngành.
Cuộc dịch chuyển âm thầm của ngành logistic trong giai đoạn TMĐT chuyển đổi
12 giờ trước
Trong khi người dùng đang "nghỉ tay" mua sắm sau loạt chiến dịch siêu sale đầu năm thì các doanh nghiệp logistic đang bước vào một cuộc điều chỉnh âm thầm: từ giao hàng đúng giờ đến gia tăng giá trị cảm xúc cho khách hàng. Không còn là câu chuyện về tốc độ, ngành giao nhận đang chuyển mình theo hướng lấy trải nghiệm người dùng làm trung tâm – đặc biệt khi phục vụ nhóm khách hàng chủ lực là người bán online.