Báo Mỹ: Khi Trung Quốc và Ấn Độ dần 'cấm cửa' tiền điện tử, Việt Nam và Philippines chọn hướng ngược lại?

06/07/2021 10:23
Business Insider (Hoa Kỳ) đưa tin, Trung Quốc và Ấn Độ không phải là các quốc gia châu Á duy nhất đang đứng trước ngã rẽ liên quan tiền điện tử. Các quốc gia khác như Việt Nam hay Philippines cũng đang bước vào "cuộc chơi" trong bối cảnh tiền điện tử ngày càng phổ biến.

Loại tài sản 'không thể ngó lơ'

Theo Sở giao dịch chứng khoán Philippines (PSE), tiền điện tử hiện là một loại tài sản không thể ngó lơ. Cơ quan này cho biết, việc đưa tiền điện tử vào sàn giao dịch hiện tại sẽ an toàn hơn so với việc người dân giao dịch trên sàn giao dịch nước ngoài.

Trong khi đó, ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa qua đã phê duyệt quyết định 942/QĐ-TTg, theo đó Chính phủ Việt Nam giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì để nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền điện tử dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain). Theo quyết định này, thời gian để Ngân hàng Nhà nước thực hiện là từ 2021-2023.

Trên thực tế, một năm vừa qua, cả Việt Nam và Philippines đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể của người dân trong việc sở hữu và sử dụng tiền điện tử. Theo kết quả khảo sát tiêu dùng toàn cầu của Statista, hai quốc gia này có tỷ lệ sử dụng tiền điện tử trong nhóm cao nhất thế giới, chỉ sau Nigeria.

Báo Mỹ: Khi Trung Quốc và Ấn Độ dần cấm cửa tiền điện tử, Việt Nam và Philippines chọn hướng ngược lại? - Ảnh 1.

Nguồn: Statista

Thí điểm tiền điện tử tại Việt Nam và Philippines

Tại Việt Nam, thí điểm tiền điện tử là một trong các giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, phát triển thành chính phủ số trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030.

Trên thế giới, các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) cũng đã xem xét việc triển khai dựa trên blockchain nhằm hợp pháp loại tiền tệ này. Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Trước đó, Bộ Tài chính đã thành lập tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.

Tại Philippines, Sở giao dịch chứng khoán của quốc gia này (PSE) cũng muốn đưa giao dịch tiền điện tử vào mục tiêu thời gian tới. Ông Ramon Monzon, Chủ tịch kiêm CEO của PSE cho hay: "Các giao dịch trao đổi tiền điện tử nên được thực hiện tại PSE. Vì sao? Thứ nhất, PSE có cơ sở hạ tầng giao dịch. Nhưng quan trọng hơn cả, PSE sẽ đưa ra được các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt với một sản phẩm như tiền điện tử".

Ông Ramon nhấn mạnh, mặc dù sự biến động về giá trong giao dịch tiền điện tử có thể khiến một người "giàu có bất ngờ", nhưng cũng có thể khiến họ "trở nên nghèo đói ngay lập tức". Hiện PSSE đang chờ các hướng dẫn từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) về cách thức giao dịch tiền điện tử. Đến nay, Philippines chưa cho phép PSE áp dụng các cơ chế bảo vệ nhà đầu tư liên quan đến tiền điện tử.

Tiềm năng trở thành 'thiên đường' cho các công ty tiền điện tử

Mặc dù kinh tế Việt Nam hay Philippines chưa đủ lớn để trở thành tiền đề cho các nền kinh tế châu Á, nhưng các quyết định gần đây của hai quốc gia này dường như đang đi ngược lại 2 trong số các nền kinh tế lớn nhất châu lục. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đang có động thái mạnh mẽ hướng đến các loại tiền điện tử.

Đầu tháng 6, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) đã đưa ra thông báo cho các ngân hàng, cấm các tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và thương nhân đầu tư, khai thác, giao dịch tiền điện tử. Ngân hàng cho biết thông tư này không còn hiệu lực theo phán quyết của tòa án tối cao vào tháng 3/2020.

Tuy nhiên, Thống đốc RBI Shakthikanta Das của RBI vẫn nhắc lại rằng quan điểm của họ đối với bitcoin và các loại tiền điện tử khác không thay đổi và vẫn có "những mối lo ngại lớn", thêm rằng họ đã đưa ra những ý kiến đóng góp với Bộ Tài chính Ấn Độ.

Tương tự, thời gian gần đây, Trung Quốc đã đưa ra loạt động thái nhằm siết chặt hoạt động khai thác tiền điện tử. Lệnh cấm đào tiền điện tử đã được đưa ra ở các trung tâm đào Bitcoin lớn tại Trung Quốc như Tứ Xuyên, Tân Cương và Nội Mông.

Cơ quan Công nghiệp và Công nghệ tỉnh Thanh Hải mới đây cũng đã ra lệnh đóng cửa các khu mỏ Bitcoin từ ngày 9/6, đồng thời cấm các công ty cung cấp đất và điện cho các dự án tiền điện tử. Như vậy, hàng loạt công ty đào tiền điện tử lớn và các sàn giao dịch tiền điện tử phải rút khỏi thị trường hoặc ngừng hoạt động.

Business Insider nhận định, nếu Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục có những động thái mạnh mẽ đối với loại tiền tệ này, thì Việt Nam và Philippines sẽ có khả năng trở thành "thiên đường" cho các công ty tiền điện tử nhờ những chính sách sắp ban hành.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
46 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
6 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.