Bất ngờ với 'người chiến thắng' trong thoả thuận khôi phục quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia

13/03/2023 21:00
Iran - Saudi Arabia sẽ chấm dứt 7 năm rạn nứt ngoại giao và các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này có thể dẫn đến những tác động trên phạm vi rộng.

Iran và Saudi Arabia đã đồng ý thiết lập lại quan hệ ngoại giao trong một thỏa thuận do Trung Quốc làm trung gian. Thỏa thuận được ký kết tại Bắc Kinh ngày 10/3 cho biết các ngoại trưởng của hai nước sẽ gặp nhau để thảo luận về các sứ mạng ngoại giao giữa hai bên trong vòng hai tháng, đánh dấu kết thúc rạn nứt ngoại giao kéo dài 7 năm qua.

Tại Iran, thỏa thuận này nhìn chung được hoan nghênh. Các quan chức cấp cao ca ngợi đây là một bước hướng tới giảm căng thẳng và củng cố an ninh khu vực. Còn các phương tiện truyền thông bảo thủ chủ yếu tập trung vào bình luận rằng thỏa thuận này báo hiệu một “thất bại” đối với Mỹ và Israel.

Trong số này có một số tờ báo đã từng ăn mừng vào năm 2016, thời điểm Riyadh cắt đứt quan hệ chính trị với Tehran sau khi các cơ quan ngoại giao của nước này ở Iran bị tấn công. Thời điểm đó, làn sóng biểu tình đã nổ ra ở Iran sau khi Saudi Arabia, vương quốc với đa số dân là người Hồi dòng Sunni, thi hành án tử hình một nhà lãnh đạo Hồi giáo dòng Shia nổi tiếng. Khi đó, Lãnh tụ tinh thần tối cao của Iran Ali Hosseini Khamenei cũng đã lên án các nhà lãnh đạo Saudi Arabia.

Các cuộc đàm phán về nối lại quan hệ giữa Iran và Saudi Arabi đã được bắt đầu vào tháng 4/2021, và đi đến kết quả tích cực nhờ những nỗ lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đã đến thăm Saudi Arabia vào tháng 12/2022 và tiếp đón Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vào tháng 2 vừa qua.

Thỏa thuận nối lại quan hệ vào ngày 10/3 đã được chào đón với sự lạc quan của Iraq và Oman - những quốc gia trước đây từng làm trung gian cho các cuộc đàm phán - và nhiều nước khác trong khu vực, trong khi nó được Mỹ hoan nghênh một cách thận trọng.

Hai bên sẽ vẫn thận trọng

Theo nhà phân tích chính trị Diako Hosseini tại Tehran, thỏa thuận trên là một bước phát triển tích cực nhưng chỉ là một trong nhiều bước đi.

“Saudi Arabia có thể sẽ vẫn thận trọng trong các giao dịch kinh tế với Iran vì họ không muốn bị Mỹ trừng phạt. Và bình thường hóa không nhất thiết có nghĩa là hai bên tin tưởng lẫn nhau" - ông Hosseini nói với kênh Al Jazeera - “Dù sao đi nữa, việc giảm căng thẳng ở Yemen, Liban, Syria và Iraq vẫn có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.”

Ông Hosseini nói thêm rằng việc chấm dứt cuộc chiến kéo dài 8 năm ở Yemen, nơi Iran và Saudi Arabia ủng hộ các bên đối lập nhau, có thể là kết quả cuối cùng quan trọng nhất của thỏa thuận, nhưng đó sẽ là một mục tiêu khó đạt được.

"Mức độ mất lòng tin cao và cường độ cạnh tranh địa chính trị có thể khiến xu hướng giảm căng thẳng bị đảo ngược. Để đạt được thành công, cả hai nước cần bắt đầu những nỗ lực liên tục và lâu dài, đồng thời thử những cách đáng tin cậy để đảm bảo lợi ích chung”, chuyên gia Hosseini lưu ý.

Theo ông Hosseini, Trung Quốc là người chiến thắng lớn trong thỏa thuận, vì họ đã củng cố phạm vi tiếp cận ảnh hưởng một cách hợp pháp của mình trên toàn khu vực.

“Thực tế là, không chỉ Trung Quốc trở thành người bảo lãnh cho thỏa thuận này, nó còn cho thấy rằng Mỹ không thể bỏ qua vai trò của Trung Quốc trong các thỏa thuận an ninh của Vịnh Ba Tư, một khu vực mà các nguồn dự trữ năng lượng và tuyến đường vận chuyển quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc hơn với Mỹ", ông nói.

Bất ngờ với người chiến thắng trong thoả thuận khôi phục quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia - Ảnh 1.

Ông Ali Shamkhani, một cố vấn thân cận của Lãnh tụ Iran Ali Khameni (phải) bắt tay nhà ngoại giao Vương Nghị trong cuộc họp với Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh quốc gia Saudi Arabia, Mohammed al-Aiban ở Bắc Kinh. Ảnh: AFP/Getty Images

Giảm căng thẳng

Thomas Juneau, phó giáo sư tại Trường Cao học Quan hệ Công chúng và Quốc tế của Đại học Ottawa (Canada), đồng ý rằng thỏa thuận ngày 10/3 có thể chỉ giúp giảm căng thẳng hơn là giải quyết những khác biệt sâu sắc.

Ông nói với Al Jazeera: “Căng thẳng Iran-Saudi đã lên xuống trong nhiều thập kỷ, nhưng mức độ căng thẳng giữa hai nước luôn ở mức cao”, đồng thời cho biết thêm rằng, một Saudi Arabia đang mệt mỏi tìm cách thoát khỏi cuộc xung đột Yemen, và thỏa thuận với Tehran có thể giúp dẫn đến một thỏa thuận với phiến quân Houthi ở Yemen, do Iran hậu thuẫn.

Ông Juneau cho rằng: “Một thỏa thuận Houthi-Saudi Arabia sẽ chứng kiến ​​​​bạo lực thay đổi, chứ không ngừng lại".

Theo ông, Iran có thể nhượng bộ nhỏ về Yemen, nhưng sẽ không đồng ý chấm dứt hỗ trợ cho Houthi như một phần của bất kỳ thỏa thuận nào với Saudi Arabia.

“Sự hỗ trợ của Iran dành cho Houthi đã cho phép nước này xây dựng ảnh hưởng đáng kể ở phía Tây Nam Bán đảo Arab. Iran sẽ không từ bỏ công cụ quan trọng này".

Ý nghĩa của các thỏa thuận trong quá khứ

Iran và Saudi Arabia đã có một lịch sử đầy sóng gió trong vòng chưa đầy một thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Mối quan hệ này cũng chứng kiến ​​nhiều thăng trầm kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 ở Iran.

Vương quốc Saudi Arabia ủng hộ chính quyền cựu Tổng thống Saddam Hussein của Iraq khi Baghdad đưa quân vào Iran những năm 1980 nhưng vẫn theo đuổi mối quan hệ chặt chẽ hơn với Tehran sau khi chiến tranh kết thúc.

Tehran và Riyadh đã trở nên thân thiết hơn trong nhiệm kỳ của Tổng thống theo chủ nghĩa cải cách Mohammad Khatami ở Iran, và đã ký một thỏa thuận hợp tác chung vào năm 1998 và một thỏa thuận hợp tác an ninh vào năm 2001.

Trong văn bản của thỏa thuận khôi phục quan hệ vừa ký kết đã đề cập trực tiếp đến hai thỏa thuận được ký từ hàng chục năm trước và đây được cho là một bước phát triển quan trọng.

Ông Sina Toossi, thành viên cấp cao tại Trung tâm Chính sách Quốc tế ở Washington, D.C., cho rằng: việc hai thỏa thuận trong lịch sử có thể được xem là sự thừa nhận đối với quan hệ tích cực từng tồn tại giữa Iran và Saudi Arabia vào cuối những năm 1990, đầu 2000. Bằng cách đề cập đến giai đoạn quan hệ tích cực này, thỏa thuận vừa ký có thể được coi là một nỗ lực khôi phục lại tinh thần hợp tác này giữa hai nước".

Theo ông Toossi, việc đề cập đến những thỏa thuận trước đây cũng làm nổi bật tiềm năng tăng cường hợp tác và đối thoại giữa hai nước.

“Hai bên đang ngầm thừa nhận rằng có những điểm chung giữa họ về các vấn đề như an ninh khu vực và hợp tác kinh tế. Những thỏa thuận trong quá khứ này có thể đóng vai trò là điểm khởi đầu cho các cuộc thảo luận trong tương lai giữa hai nước nhằm giải quyết những khác biệt của họ".

Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem hai bên sẽ xử lý một số vấn đề nhạy cảm như thế nào, trong đó có những lo ngại về các chương trình quân sự và hạt nhân của họ, bên cạnh các vấn đề nội bộ.


Tin mới

Anh Minh Râu bán hàng ế ẩm vẫn đều đặn tặng rau miễn phí, vừa lĩnh tiền từ YouTube vội làm ngay một việc
4 giờ trước
Anh Minh Râu tâm sự, vì hiện tại kinh tế khó khăn hơn trước nên anh cho rau ít hơn. Tuy nhiên, chồng rau tặng miễn phí sinh viên, công nhân của anh vẫn chất thành đống lớn.
Sầu riêng Bình Phước chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
3 giờ trước
Hai tháng qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bất ngờ chuyển sang tình trạng rụng lá, khô cành và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Tin vui: "Cục gạch huyền thoại" của Nokia tái xuất sau 25 năm - Một thứ rất được yêu thích cũng trở lại
3 giờ trước
Nokia 3210 phiên bản mới ra đời nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25, làm lại từ thiết bị được ví như chiếc "điện thoại di động" đầu tiên mà hầu như mọi người đều sở hữu.
'Muốn không bị 'đâm sau lưng', đừng vội mua iPhone, Samsung Galaxy và các flagship mới ra mắt'
2 giờ trước
Lý do được Sohu (Trung Quốc) đưa ra thật sự thuyết phục.
Bi hài Starbucks: Giảm doanh số lần đầu tiên kể từ năm 2020, thương hiệu cà phê 100.000 đồng đổ lỗi tại... 'quá đông nên khách bỏ về' còn CEO thì bị người tiền nhiệm ‘đưa vào thế bí’
56 phút trước
Người kế nghiệp của CEO huyền thoại Howard Schultz tại Starbucks đã có pha biện minh "đi vào lòng đất" trước các cổ đông. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một "nỗi đau không ai biết" khi bị chính người tiền nhiệm đặt vào thế bí.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ không "giải cứu" dự án BOT giao thông do lỗi chủ đầu tư gây ra
13 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy trong một văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc ở một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), thuộc hình thức PPP.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Báo NTNN là cầu nối quan trọng giúp nông dân tiếp cận vốn
15 giờ trước
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh, những năm qua Báo Nông thôn Ngày nay đã luôn đồng hành và là cầu nối quan trọng giúp nông dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ngày càng nhiều hơn.
Xả kho, Honda CR-V tiếp tục giảm đậm tối đa 170 triệu đồng trong tháng 5
17 giờ trước
Nhiều mẫu xe Honda tiếp tục được áp dụng chương trình ưu đãi giảm giá trong tháng này.
Nhu cầu vàng bùng nổ cao nhất 7 năm - người Việt "xuống tiền" mua bao nhiêu tấn trong quý I mà lọt top 10 toàn cầu?
18 giờ trước
Bất chấp giá vàng liên tục leo thang, nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam vẫn tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.