Bị các nước lớn tẩy chay đồng loạt, tham vọng thống trị thế giới của Huawei bỗng 'vỡ vụn'

16/07/2020 13:50
Quyết định từ phía Anh cấm Huawei phát triển mạng 5G tại nước này là một đòn giáng mạnh vào tham vọng dẫn đầu thế giới và hy vọng về vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ không dây thế hệ tiếp theo của tập đoàn Trung Quốc.

Bất chấp những phản đối từ phía Mỹ trong 2 năm qua, Huawei vẫn tìm cách phát triển hoạt động kinh doanh mạng 5G, đạt được hàng chục hợp đồng với các nhà mạng, nhiều trong số đó là ở châu Âu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Mỹ ngày càng mạnh tay trừng phạt Huawei, việc Anh thay đổi quyết định sẽ là một tổn thất lớn cho công ty có trụ sở ở Thâm Quyến này và thậm chí có thể gây ra nhiều rắc rối phía trước. Cùng lúc đó, chuỗi cung ứng của Huawei đã gặp gián đoạn do lệnh hạn chế của Mỹ, với lý do lo ngại về rủi ro bảo mật khi sử dụng sản phẩm của họ.

Tham vọng bá chủ toàn cầu bị chững lại

Carisa Nietsche – nhà nghiên cứu tại Center for a New American Security, nhận định rằng quyết định của Anh sẽ là lời nhắc nhở về việc cân nhắc lại đối với các quốc gia châu Âu khác, về việc họ có thể giảm thiểu rủi ro khi cho phép Huawei phát triển mạng 5G tại đó. Bà cho biết: "Anh từ lâu đã là quốc gia đi đầu trong xu hướng đánh giá rủi ro ở châu Âu. Khi nước này đã mạnh tay với Huawei, có khả năng những quốc gia châu Âu khác cũng đưa ra động thái tương tự."

Theo Paul Triolo – trưởng phòng công nghệ địa lý của Eurasia Group, tại Đức, Deutsche Telekom vốn phụ thuộc nhiều vào thiết bị của Huawei với 90% mạng lưới, cuộc tranh luận về vai trò của Trung Quốc ở quốc gia này đã trở nên nóng hơn trong những tháng gần đây.

Trong khi đó, Washington có thể sẽ nỗ lực tận dụng động lực trên. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - Robert O'Brien, đã đến Paris hôm thứ Hai trong chuyến thăm kéo dài 3 ngày, tham gia cuộc hội đàm với những người đồng cấp từ Pháp, Đức, Anh và Italy. Theo đó, vấn đề về mạng 5G của Huawei sẽ nằm trong chương trình nghị sự.

Sau tuyên bố từ phía Anh, Huawei đã gọi lệnh cấm của nước này là đáng thất vọng và được đưa ra dựa trên chính sách thương mại của Mỹ chứ không phải lo ngại về an ninh. Người phát ngôn của Huawei - Evita Cao, cho biết công ty này sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với khách hàng và các nhà cung cấp. Bà cũng nói thêm rằng Huawei sẽ sống sót bất chấp những thách thức trong tương lai là gì.

Trước lệnh hạn chế của chính phủ Tổng thống Trump, Huawei đã đặt ra tham vọng "vượt mặt" Samsung và trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020. Ngoài ra, mục tiêu còn là trở thành nhà cung cấp thiết bị 5G hàng đầu. Năm ngoái, Huawei cho biết công ty đã có được 91 hợp đồng 5G, hơn một nửa số đó ở châu Âu (47), 27 hợp đồng ở châu Á và 17 hợp đồng ở các khu vực khác. Hôm 15/7, công ty từ chối cập nhật thêm về những con số này.

Tuy nhiên, lệnh trừng phạt từ phía Mỹ đã khiến tham vọng thống trị toàn cầu bị "hụt hơi". Hồi năm ngoái, Washington đã cấm các công ty Mỹ cung cấp công nghệ cho Huawei. Điều này có nghĩa là dòng smartphone mới nhất của Huawei sẽ không được sử dụng hệ điều hành Android.

Đến tháng 5, Mỹ tiếp tục cấm các công ty toàn cầu sử dụng công nghệ Mỹ bán chất bán dẫn cho Huawei. Động thái này đã ngăn chặn việc sử dụng các chipset được những nhà cung cấp chính sản xuất, bao gồm TSMC. Nếu không có chipset, Huawei cũng không thể xây dựng các trạm gốc 5G.

Trong những tháng gần đây, Mỹ cũng đang thúc đẩy "Clean Path Initiative", yêu cầu các quốc gia và nhà mạng đảm bảo việc liên lạc giữa Mỹ với các căn cứ quân sự, ngoại giao ở nước ngoài không có thiết bị của Trung Quốc. Tại Anh, các quan chức cấp cao của Mỹ "liên tục cảnh báo rằng mối liên hệ tình báo giữa Mỹ và Anh có thể gặp rủi ro nếu Anh không có hành động chặt chẽ hơn đối với các nhà cung cấp 5G của Trung Quốc."

"Cái giá" phải trả khi quay lưng với Trung Quốc

Theo Edison Lee – nhà phân tích của Jefferies, lệnh cấm của Anh sẽ khiến Huawei đối diện với thị trường toàn cầu nhỏ và ít lợi nhuận hơn đối với hoạt động kinh doanh thiết bị 5G. Ông nói thêm: "Tuy nhiên, không phải quốc gia châu Âu nào cũng có quyết định tương tự Anh."

Một số ý kiến có thể lo ngại rằng những việc gây khó khăn cho Huawei sẽ làm dấy lên những động thái trả đũa. Trung Quốc đã báo hiệu sẽ đáp trả hành động gây cản trở cho công ty công nghệ lớn nhất nước này.

Hôm 15/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hua Chunying, cho biết "Anh đã đưa ra một quyết định sai lầm, có thể làm suy yếu nghiêm trọng lợi ích của các công ty Trung Quốc." Bà phát biểu: "Trung Quốc sẽ xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và toàn diện", sẽ "thực hiện mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ lợi ích của họ.

Trong khi đó, Triolo cho biết, các quan chức Đức lo ngại rằng việc cấm Huawei phát triển mạng 5G có thể khiến dẫn đến hậu quả là Bắc Kinh sẽ trả đũa các nhà xuất khẩu lớn của nước này. Theo thống kê của chính phủ, Đức đã xuất khẩu gần 100 tỷ euro (114 tỷ USD) hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2019, trở thành thị trường lớn xuất khẩu lớn thứ hai của nước này sau Mỹ.

Ngoài ra, việc ngăn cản tham vọng của Huawei còn mang lại một hậu quả khác. Dù việc Anh cấm Huawei là một chiến thắng lớn cho chính quyền ông Trump, nhưng động thái này lại giáng một đòn nặng nề vào việc triển khai công nghệ 5G của chính nước Anh. Các quan chức đã cảnh báo về việc ra mắt mạng 5G có thể bị trì hoãn tới 3 năm và tốn hàng tỷ USD để thay đổi thiết bị của Huawei.

Theo Lee – nhà phân tích của Jefferies, điều tương tự cũng diễn ra nếu các quốc gia khác đưa ra quyết định tương tự và khiến các nhà mạng miễn cưỡng nâng cấp hệ thống. Ông nói: "Quyết định cấm Huawei của Anh sẽ chỉ tạo thêm rất ít động lực cho các công ty viễn thông trong việc nhanh chóng phát triển mạng 5G."

Lee cho biết thêm, việc lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp như Huawei, Nokia, Ericsson và những hãng khác là một trong những quyết định kinh doanh lớn nhất của bất kỳ nhà khai thác di động nào. Ông nhận định: "Khi họ phải thay đổi nhà cung cấp đã lựa chọn từ trước và cũng là để loại bỏ các thiết bị đã sử dụng mà không gặp vấn đề gì trong 5 năm qua, đó sẽ là sự gián đoạn lớn đối với kế hoạch kinh doanh của họ."

Tham khảo CNN

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
3 ngày trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
3 ngày trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
3 ngày trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
3 ngày trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
3 ngày trước
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.
InnoEx 2025: Bản đồ từ dữ liệu đến tăng trưởng cho doanh nghiệp
3 ngày trước
Cổng đăng ký diễn đàn quốc tế InnoEx 2025, chủ đề "Từ Dữ liệu đến Tài sản số" tháng 8 này đã chính thức mở. Không chỉ giải mã cách chuyển hóa dữ liệu thành tăng trưởng, cơ hội kết nối với hàng nghìn lãnh đạo, chuyên gia, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đang chờ các doanh nghiệp tham gia.
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
11/07/2025 08:13
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
11/07/2025 07:36
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.