Bí mật đằng sau khoản cho vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển

Nghiên cứu do các chuyên gia từ tổ chức Mỹ, Đức thực hiện đã chỉ ra một số bí mật liên quan tới những khoản vay Trung Quốc dành cho các nước nghèo và đang phát triển.

Nghiên cứu do các chuyên gia từ tổ chức Mỹ, Đức thực hiện đã chỉ ra một số bí mật liên quan tới những khoản vay Trung Quốc dành cho các nước nghèo và đang phát triển.

 

Theo nghiên cứu được công bố ngày 31/3, các điều khoản trong các thỏa thuận vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển được cho là thường "bí ẩn" một cách khác thường và "yêu cầu bên vay phải ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ là ngân hàng quốc doanh Trung Quốc trước các bên cho vay khác".

AidData - tổ chức nghiên cứu tại Đại học William & Mary (Mỹ), đã thu thập dữ liệu để thực nghiên cứu trên trong 3 năm, thông qua 100 bản hợp đồng cho vay giữa Trung Quốc và 24 quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Một số nước trong đó hiện đang gặp khó khăn với các gánh nặng nợ nần trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19.

Các nhà nghiên cứu tại AidData, Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) có trụ sở tại Washington, Viện Kiel của Đức và Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ) đã so sánh các hợp đồng cho vay của Trung Quốc với các hợp đồng cho vay khác để đưa ra đánh giá có hệ thống đầu tiên về các điều khoản pháp lý của Trung Quốc với nước vay tiền.

Bí mật đằng sau khoản cho vay của Trung Quốc với các nước đang phát triển
(Ảnh minh họa: Reuters).

Theo Reuters, Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất thế giới, chiếm 65% các khoản nợ song phương chính thức trị giá hàng trăm tỷ USD trên khắp châu Phi, Đông Âu, Mỹ Latinh và châu Á.

"Trung Quốc là chủ nợ chính thức lớn nhất thế giới, nhưng chúng ta đang thiếu thông tin cơ bản về các điều khoản và điều kiện cho vay của nước này", các tác giả của nghiên cứu nhận định.

Theo Reuters, bản báo cáo dài 77 trang đã chỉ ra một số điểm khác biệt trong những điều khoản này. Ví dụ, trong thỏa thuận có quy định ngăn bên vay tiết lộ các điều khoản của khoản vay. Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng, trong những hợp đồng này cũng có các thỏa thuận về tài sản thế chấp không chính thức có lợi cho chủ nợ Trung Quốc so với các chủ nợ khác. Đồng thời, khoản vay từ Trung Quốc dường như cũng đi kèm điều khoản là khoản nợ sẽ không bị tái cơ cấu tập thể.

Các hợp đồng cũng quy định quyền lợi giúp Trung Quốc có thể hủy bỏ các khoản vay hoặc đẩy nhanh việc trả nợ.

Chuyên gia Scott Morris của CGD cho biết, kết quả nghiên cứu đặt ra câu hỏi về vai trò của Trung Quốc với tư cách là thành viên của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G20. Nhóm này đã đồng thuận với một khung nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn đối phó với áp lực tài chính của Covid-19 bằng cách giúp họ giảm bớt gánh nặng nợ nần.

Khung trên kêu gọi sự đối xử công bằng giữa các chủ nợ. Tuy nhiên, ông Morris cho biết, hầu hết các hợp đồng của Trung Quốc đều có các khoản cấm các quốc gia tái cơ cấu khoản vay theo các điều khoản bình đẳng và hợp tác với các chủ nợ khác.

"Đó là một điều khoản cấm rất đáng lưu ý, và nó dường như đi ngược lại với những cam kết mà Trung Quốc đang đưa ra tại G20", ông Morris nói, mặc dù ông nhận định rằng Trung Quốc có thể sẽ không thực thi những điều khoản trên trong hợp đồng cho vay.

Trung Quốc trước đó nhiều lần tuyên bố rằng, các tổ chức tài chính của họ đang nỗ lực để giảm bớt gánh nặng nợ nần với các quốc gia châu Phi.  

Hồi tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh tuyên bố họ đã gia hạn nợ cho các nước đang phát triển với tổng trị giá là 2,1 tỷ USD theo khung cam kết với G20 - mức cao nhất trong số các nước thành viên.

Hồi tháng 1, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng một số quốc gia đang rất cần được giãn nợ hoặc xóa nợ do mức độ nghiêm trọng của tình hình suy thoái toàn cầu do đại dịch Covid-19.

(Theo Reuters / Dân Trí)

Tin mới

Top 10 mẫu xe hiếm và đắt nhất thế giới năm 2025
5 giờ trước
Dưới đây là top 10 mẫu ô tô được sản xuất giới hạn có giá đắt đỏ nhất thế giới năm 2025, bao gồm nhiều siêu phẩm đến từ Bugatti, Pagani, Ferrari, Mercedes-Benz và Rolls-Royce.
Lincoln Limousine hiếm bán lại giá 1,2 tỷ: Giá ngang Camry mới, dài gần gấp đôi C-Class, có ghế sofa, quầy bar 'sang chảnh'
6 giờ trước
Chiếc Lincoln Town Car Limousine đời 2006 sở hữu nội thất xa hoa, từng được ví như “chuyên cơ mặt đất”, phù hợp cho người mê sưu tầm hoặc làm dịch vụ cao cấp.
Mẫu xe tay ga khủng này của nhà Honda được trang bị cốp 22 lít và mạnh gập 3,5 lần Honda SH 160i
7 giờ trước
Mẫu xe này được ra mắt vào ngày 15/1 tại thị trường Trung Quốc với mức giá 129.800 nhân dân tệ (khoảng 464 triệu đồng).
Choáng với lượng khách du lịch "cực khủng" đổ về Thanh Hóa dịp lễ 30-4 và 1-5
7 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, các điểm du lịch ở Thanh Hóa đón lượng khách du lịch "cực khủng", tổng thu đạt hơn 4.170 tỉ đồng
Xác minh nhà bè ở Nha Trang 'chặt chém' 3,5 triệu đồng/kg cá bò hòm
7 giờ trước
Chủ nhà bè hải sản ở Nha Trang bị du khách tố bán 1kg cá bò hòm với giá 3,5 triệu đồng. Hiện UBND TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đang kiểm tra, xác minh để xử lý.

Tin cùng chuyên mục

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
1 ngày trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
1 ngày trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
30/04/2025 07:59
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.