Bloomberg: Đây là lý do suy thoái ở các quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam

20/02/2020 13:44
Một trong những ý tưởng đang thịnh hành giữa các nhà môi trường là xã hội nên tự nguyện giảm tăng trưởng kinh tế để bảo vệ hệ sinh thái.

Trong một bài báo gần đây của New Yorker, John Cassidy gọi đó là "phong trào xuống cấp". Ý tưởng này thu hút các nhà môi trường quan tâm đến việc hành tinh bị diệt vong, hay lo lắng rằng tăng trưởng sẽ khiến người nghèo bị bỏ lại phía sau... 

Mặc dù phong trào xuống cấp cũng chứa một vài ý nghĩa sâu sắc, nhưng nó đã dựa trên một số quan niệm sai lầm về định nghĩa và ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế.

Đầu tiên, điều quan trọng là phải hiểu tại sao các chính trị gia quan tâm đến tăng trưởng. Đối với các nước đang phát triển, đó là việc nâng cao mức sống. Nhưng đối với các nước giàu như Mỹ, lý do lớn nhất khiến các nhà lãnh đạo thích tăng trưởng là vì nó có tương quan với tỷ lệ thất nghiệp. Tăng trưởng nhanh hơn - tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn - có nghĩa là nhu cầu lao động nhiều hơn, có nghĩa là nhiều việc làm hơn và tiền lương tăng. 

Vì vậy, khi các tổng thống hoặc nhà lập pháp Hoa Kỳ nói về tăng trưởng, cái họ muốn không phải là làm cho mức sống tăng lên thêm nữa, mà là tạo ra việc làm.

Bloomberg: Đây là lý do suy thoái ở các quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam - Ảnh 1.

Một quan niệm sai lầm thứ hai là cho rằng tăng trưởng là tiêu tốn thêm nguồn tài nguyên của trái đất vào các ngành công nghiệp sản xuất. Trên thực tế, tăng trưởng kinh tế thường đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều sản phẩm hơn với ít nguồn lực hơn. Trong những thập kỷ gần đây, ngay cả khi nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát triển, việc khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên vẫn không đổi hoặc thậm chí còn được cắt giảm.

Ở một số nước giàu, tăng trưởng đã không còn tạo ra quá nhiều khí thải carbon

Điều này đang xảy ra vì một số lý do. Nhu cầu của người tiêu dùng đang chuyển từ hàng hóa vật chất sang dịch vụ, bao gồm cả hàng trực tuyến. Công nghệ đổi mới sáng tạo cho phép sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Và các công nghệ bền vững như năng lượng mặt trời có thể thay thế các chất gây ô nhiễm, không tái tạo như than và khí đốt. 

Đôi khi, tăng trưởng chính là động cơ giảm việc sử dụng tài nguyên. Chẳng hạn như khi nông dân sử dụng các công nghệ tưới tiêu tốt hơn, họ tiết kiệm được nhiều nước hơn. Các nhà máy than được thay thế bằng năng lượng mặt trời, chúng ta sử dụng ít than hơn.

Nhưng, tăng trưởng có thể bền vững không có nghĩa rằng tối đa hóa tăng trưởng luôn luôn là khôn ngoan. GDP chỉ là một trong nhiều thước đo cho sức khỏe của nền kinh tế. Nhà kinh tế Dietrich Vollrath giải thích: tăng trưởng chậm có thể là dấu hiệu của sự trưởng thành về kinh tế. Trong một nền kinh tế toàn cầu lành mạnh, các nước phát triển có xu hướng tăng trưởng chậm hơn so với các nước đang phát triển. 

Bloomberg: Đây là lý do suy thoái ở các quốc gia phát triển sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam - Ảnh 2.

Tuy nhiên, có một lý do quan trọng để theo đuổi việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu, và đặc biệt là các nước giàu: các nước đang phát triển rất cần nó. 

Mặc dù phần lớn thế giới đã thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực, nhưng đâu đó vẫn còn và tập trung ở các quốc gia như Nigeria - nơi đang phải vật lộn với tốc độ tăng trưởng chậm. Nhiều người sống ở các quốc gia đó vẫn có mức sống thấp. Họ có thể có đủ ăn, nhưng họ thường thiếu nước sinh hoạt, điện, nhà ở chất lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, giao thông hiệu quả và nhiều thứ khác mà người dân ở các nước phát triển coi là điều hiển nhiên.

Các nền kinh tế phát triển chính là thị trường quan trọng của hàng hóa được sản xuất tại các quốc gia như Việt Nam, Bangladesh và Ethiopia, giúp các quốc gia này tăng năng suất và chuyển sang nhóm nước giàu có trên thế giới. 

Tăng trưởng ở các nước tiên tiến cũng tạo ra các công nghệ - năng lượng mặt trời, pin và hóa chất thân thiện với môi trường - cho phép các quốc gia đang phát triển làm được nhiều hơn với ít tài nguyên và lao động hơn.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
6 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
5 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
5 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
5 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
5 giờ trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.154.916 VNĐ / thùng

86.92 USD / bbl

1.77 %

+ 1.51

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.059.729 VNĐ / thùng

83.08 USD / bbl

2.13 %

+ 1.73

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.170.756 VNĐ / m3

1.74 USD / mmbtu

1.44 %

+ 0.02

Than đá

COAL

3.198.184 VNĐ / tấn

129.00 USD / mt

0.08 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng tăng tiếp 530 đồng/lít, RON 95 sát mốc 25.000 đồng/lít
5 phút trước
Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 tăng 410 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.
Giá xăng tăng đồng loạt lên gần 25.000 đồng/ lít, giá dầu giảm nhẹ
11 giờ trước
Đúng như dự đoán, giá xăng dầu phiên điều chỉnh định kỳ ngày 28/3 tăng giảm trái chiều, trong khi giá xăng tiếp tục xu hướng tăng mạnh thì giá dầu giảm nhẹ.
Thêm một 'siêu phẩm' bán tải ra mắt thị trường Đông Nam Á: cực tiết kiệm xăng, thách thức Ford Ranger
17 giờ trước
Mẫu bán tải mới sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ đáng gờm như Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Ford Ranger hay Mitsubishi Triton.
Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Chiều nay sẽ giảm?
19 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 28/3 trong nước được dự báo sẽ giảm nhẹ sau lần tăng gần nhất vào tuần trước.