Bloomberg: Để các quốc gia như Việt Nam có thể thu hút nhà máy từ Trung Quốc thì rẻ hơn hay hiệu quả hơn không quan trọng bằng yếu tố này

01/06/2020 07:33
Hãy nhớ lại lý do các công ty theo đuổi chiến lược của "Trung Quốc+1". Họ đang lên kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Để thu hút các công ty này, các quốc gia không nhất thiết phải rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đã tàn phá các thị trường mới nổi - nơi đã chứng kiến dòng vốn ​​hơn 100 tỷ USD chảy ngược ra vào tháng 3. Điều này sẽ lan rộng sự ảm đạm trên khắp thế giới đang phát triển. Tuy nhiên, vẫn sẽ có sự lạc quan hiếm hoi về tương lai ở những nơi như Ấn Độ, Nam Phi và Đông Nam Á.

Nguyên nhân cho sự lạc quan đó? Chính là Trung Quốc.

Trước khi đại dịch xảy ra, tầm ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc đối với sản xuất và thương mại toàn cầu dường như không thể phá vỡ. Ngay cả khi tiền lương tăng đều đặn trên đại lục, các công ty vẫn ngần ngại chuyển hoạt động sản xuất sang nơi khác. Các quốc gia đối thủ đang tìm cách trở thành điểm đến mới cho chuỗi cung ứng, nhưng lại phải cạnh tranh với các mạng lưới đáng gờm đã được xây dựng tại Trung Quốc. Nhiều nước đang phát triển đã bắt đầu tự hỏi, với sự ra đời của tự động hóa, có phải họ sẽ mãi mãi không thể tiến bộ nhờ vào sản xuất?

Bloomberg: Để các quốc gia như Việt Nam có thể thu hút nhà máy từ Trung Quốc thì rẻ hơn hay hiệu quả hơn không quan trọng bằng yếu tố này - Ảnh 1.

Giờ đây, mặc dù sự phụ thuộc vào Trung Quốc ngày càng rủi ro hơn, các nhà sản xuất vẫn chưa thể di dời, vì Trung Quốc vẫn là một nơi tương đối dễ dàng để kinh doanh. Nhưng, nếu vì lý do nào đó, sự liên kết bị phá vỡ, những chuỗi cung ứng đó cũng sẽ trở nên rất mong manh . Và tất cả mọi người - các công ty, nhà đầu tư và quan trọng là các nước đang phát triển khác - đã chọn "thoát Trung" đồng loạt vào tháng 3.

Kể từ đó, các nhà hoạch định chính sách của các nước đang phát triển đã tìm cách tận dụng thời cơ này. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố với các nhà đầu tư toàn cầu rằng Việt Nam đã sẵn sàng tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào các dự án mới hoặc chuyển sản xuất của họ từ các nước khác sang Việt Nam.

Trong bài phát biểu thông báo gói kích thích của Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi cũng đã đề cập đến chuỗi cung ứng tới 8 lần. Các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ đang thử mọi cách để lôi kéo các nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Họ đang thiết lập các trung tâm sản xuất dược phẩm mới. Chính phủ cho biết họ đang xây dựng một quỹ đất để cung cấp cho các công ty quan tâm.

Trên khắp thế giới mới nổi, lời giải cho bài toán chuỗi cung ứng là tương tự nhau. Nam Phi cần cải cách thị trường lao động hạn chế, họ đang giữ mức lương chính thức quá cao nên không thể cạnh tranh với Trung Quốc. Các quốc gia châu Phi khác cần hạ thấp các rào cản thương mại với nhau. Philippines cần cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả những cải cách này là khó khăn về chính trị; không có khủng hoảng Covid-19, những cải cách đó có thể không bao giờ được thông qua.

Nếu phần còn lại của thế giới đang phát triển trở nên cạnh tranh hơn, chắc chắn sẽ có nhiều việc làm hơn cho lượng lớn những người trẻ tuổi thất nghiệp.

Tiềm năng phá vỡ sự độc quyền về sản xuất của Trung Quốc không phải là câu chuyện chi phí. Đại dịch đã không làm xói mòn được lợi thế hiệu quả của Trung Quốc. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng các công ty đang tìm cách thiết lập chuỗi cung ứng bền vững, an toàn và mạnh mẽ hơn - ngay cả khi chúng kém hiệu quả trong ngắn hạn.

Hãy nhớ lại lý do các công ty theo đuổi chiến lược của "Trung Quốc+1". Họ đang lên kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Để thu hút các công ty này, các quốc gia không nhất thiết phải rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn Trung Quốc. Nhưng họ cần phải minh bạch và đáng tin cậy hơn. Các quốc gia giành chiến thắng trong cuộc đua này sẽ là những quốc gia có thể thuyết phục các tập đoàn rằng họ là nơi an toàn nhất để kinh doanh.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
12 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
13 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
13 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
13 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
13 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Tin cùng chuyên mục

'Cú đấm’ ở phân khúc xe dịch vụ và cách VinFast xây chắc vị thế số 1 thị trường
16 giờ trước
Thu về 45.000 đơn đặt hàng cho 4 mẫu xe điện dành riêng cho nhóm khách hàng dịch vụ, VinFast đã mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu cũng như định hình lại cuộc chơi trong ngành vận tải đô thị.
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
1 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
1 ngày trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
2 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.