Bloomberg: Việt Nam tạo môi trường kinh doanh tốt hơn nhiều nước để hút FDI

11/02/2024 08:49
Bởi quá tập trung vào bảo vệ thị trường tiêu dùng nội địa, Ấn Độ đã không tạo được môi trường kinh doanh đủ hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài, tụt lại so với các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.

Trong cuộc họp mới đây vào ngày 30/1/2024, đại sứ Mỹ tại Ấn Độ - ông Eric Garcetti đã có đề nghị riêng với đại diện phía Phòng Thương mại Ấn Độ - Mỹ về việc phía Ấn Độ cần phải nhanh chóng giảm thuế nhập khẩu, đồng thời đưa ra các biện pháp để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch hơn cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ông Garcetti nhấn mạnh: "Nếu bạn đánh thuế đầu vào quá cao, nó cũng đồng nghĩa bạn đang đánh thuế đầu ra. Ấn Độ không chỉ đánh thuế với doanh nghiệp Mỹ và khi làm như vậy cũng không bảo vệ được thị trường. Động thái của phía Ấn Độ đang hạn chế sự phát triển của thị trường".

Một ngày sau khi phía Mỹ chính thức có đề xuất, chính phủ Ấn Độ lập tức giảm thuế với một loạt phụ tùng nhập khẩu bao gồm vỏ pin, thấu tính và nhiều linh kiện máy móc xuống 10% từ 15%. Lần này, chính phủ Ấn Độ có vẻ như hành động theo đề nghị từ Mỹ, thế nhưng cũng có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Theo Bloomberg, lời đề nghị từ phía Mỹ dành cho Ấn Độ cho thấy nếu Ấn Độ muốn xây dựng ngành sản xuất máy tính và hàng điện tử phát triển tốt, Ấn Độ cần phải sớm chuyển hướng chính sách. Thay cho việc tập trung bảo vệ thị trường nội địa, Ấn Độ cần phải quan tâm hơn nữa đến gia tăng sức cạnh tranh và đưa ra thêm nhiều biện pháp nữa để gia tăng xuất khẩu. Trên phương diện này, Việt Nam chứ không phải Trung Quốc là đối thủ lớn nhất của Ấn Độ.

Việc cộng đồng doanh nghiệp Mỹ thông qua các cơ quan ngoại giao đưa ra đề xuất với nước sở tại vốn không mới và cũng không chỉ phía Mỹ làm như vậy. Tháng 7/2023, Ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi tại cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Ấn Độ trong chuyến thăm Ấn Độ cũng đã đề nghị phía Ấn Độ cải thiện môi trường đầu tư.

Chính phủ nhiều nước trong đó có bao gồm nhóm nước thuộc bộ tứ kim cương (Quad) như Mỹ, Nhật và Australia đều muốn đất nước đông dân nhất thế giới này thu hút được nhiều đầu tư và trở thành trung tâm sản xuất lớn của toàn cầu bởi một lý do quan trọng: Xây dựng căn cứ sản xuất thay thế cho Trung Quốc. Tất cả các nước đều cho rằng sự phát triển của trung tâm công nghiệp Ấn Độ mang đến lợi ích cho tất cả các bên.

Không ai phủ nhận Ấn Độ đang thu hút được nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều diễn biến khác nhắc cho người ta nhớ rằng Ấn Độ cũng không phải nơi duy nhất mà nhà đầu tư nước ngoài tìm đến khi họ muốn đa dạng hóa địa điểm sản xuất.

Mới tháng trước, tập đoàn Foxconn công bố sẽ đầu tư 100 triệu USD xây dựng nhà máy mới ở Việt Nam. Cùng lúc đó, Mexico, Thái Lan, Indonesia và cộng hòa Séc cũng đang chạy đua để dành những nguồn tài chính giúp hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài đến nước họ xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm máy tính và các thiết bị điện tử.

Phần lớn các nước kể trên đều đưa ra loạt chính sách để thu hút nhà đầu tư, trong đó nổi bật phải kể đến giãn thuế, xây dựng các khu vực tự do thương mại hoặc khu công nghiệp đặc thù, giảm giá điện nước, miễn phí tiền thuê đất và cam kết cung ứng nguồn nhân lực.

Ấn Độ không như vậy. Ấn Độ áp thuế nhập khẩu cao, điều này khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng tiếp cận thị trường tiêu dùng nội địa thế nhưng chính sách đó lại khiến cho hàng hóa sản xuất tại Ấn Độ kém sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu toàn cầu.

Cách đây một thập kỷ, chính phủ của Thủ tướng Modi tung ra chương trình "Make In India", giờ đây cũng đã có một số thành công nhất định. Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu sớm thỏa mãn với những thành quả này. Việc sản xuất hàng hóa tại Ấn Độ chỉ để phục vụ cho thị trường Ấn Độ là một suy nghĩ sai lầm.

Trung Quốc với quy mô 1 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh nhưng việc đầu tư chuỗi cung ứng tại Trung Quốc hoàn toàn chỉ phục vụ cho thị trường Trung Quốc cũng là lựa chọn không khả thi. Quy mô thị trường nội địa Trung Quốc không đủ để đảm bảo duy trì chuỗi cung ứng hàng điện tử quy mô lớn và phức tạp. Phần lớn sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc đều được xuất khẩu.

Để cạnh tranh được với những nước như Việt Nam, Ấn Độ cần phải nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư. Điều tốt nhất chính phủ Ấn Độ nên sớm hành động chính là phải thể hiện được cam kết sẵn sàng loại bỏ các rào cản thuế quan để thu hút nhà đầu tư nước ngoài, tác giả bài báo của Bloomberg nhấn mạnh.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
10 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
10 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
10 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
10 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
11 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
12 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
3 tháng VinFast bán hơn 35.000 xe, gấp 3 lần Toyota và Hyundai – Vị trí top 1 thị trường năm 2025 sớm có chủ?
13 giờ trước
Chiếm 30% thị phần toàn thị trường, VinFast duy trì vị thế dẫn đầu trong quý 1/2025 nhờ lợi thế về sản phẩm, giá bán hấp dẫn và hàng loạt chính sách thúc đẩy tiêu dùng. Cuộc đua top 1 thị trường dường như đã được định đoạt với sự vượt trội của hãng xe Việt.
Thế lực mới nổi trên thị trường gọi xe công nghệ vượt mặt Grab, Be: 83% người dùng nói hài lòng, sắp gia nhập mảng thị trường giao đồ ăn?
1 ngày trước
Sau 2 năm gia nhập thị trường, Xanh SM đã chính thức có dấu mốc mới vào cuối năm 2024 khi lần đầu tiên bỏ xa Grab, Be về thị phần đặt xe taxi.
Xem trước Toyota Corolla Cross 2026: Thiết kế nối gót Camry, kích thước khó tạo đột phá, có thể ra mắt năm sau
1 ngày trước
Toyota Corolla Cross ra mắt lần đầu vào 2020 và có thể được nâng cấp lên thế hệ mới vào năm sau.