Bộ Công Thương nói gì về thông tin dừng xuất khẩu gạo trong mùa dịch Covid-19?

25/03/2020 13:41
(Dân Việt) Theo thông tin từ Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Bộ Công Thương đã đề xuất Thủ tướng một số phương án để đảm bảo an ninh lương thực, trong đó có phương án tạm hoãn việc xuất khẩu gạo. Sau khi Thủ tướng phê duyệt dừng xuất khẩu gạo đến tháng 5, báo cáo từ các doanh nghiệp (DN) lại có độ vênh về mặt số liệu.

Trước đó, tại Thông báo số 121/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ đã nêu kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo đó, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Công Thương về việc tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể nội dung trên.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh có công văn số 2101/BCT-XNK gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị tạm dừng thông báo số 121/TB-VPCP liên quan đến việc dừng xuất khẩu gạo. 

Nguyên nhân Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đưa ra cho quyết định trên là do đã nhận được phản ánh từ một số doanh nghiệp. Do đó, các cơ quan chức năng cần có thêm thời gian đánh giá sản lượng thực tế, của vụ Đông Xuân, các hợp đồng đã ký, cũng như lượng tồn kho thực tế của các DN.

bo cong thuong noi gi ve thong tin dung xuat khau gao trong mua dich covid-19? hinh anh 1

Số liệu báo cáo về các hợp đồng đã ký, lượng gạo tồn dư,... của các DN có độ "vênh" với các cơ quan quản lý nhà nước

Sau khi văn bản trên được gửi đi, trong dư luận xã hội phát sinh nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng cách quản lý, điều hành của Bộ Công Thương có dấu hiệu "giật cục".

Nói về vấn đề trên, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho hay, tại cuộc họp của thường trực Chính phủ về đảm bảo an ninh lượng thực trong dịch Covid-19 ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đề xuất tạm dừng xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, ông Khánh cho hay, đề xuất của Bộ Công Thương là tạm hoãn xuất khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp chứ không phải dừng hẳn.

"Doanh nghiệp chắc chắn bị ảnh hưởng, nhưng mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an ninh lương thực cho người dân", ông Khánh nói.

Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng đã quyết định đồng ý với đề xuất trên, Bộ Công Thương lại tiếp tục xin xuất khẩu. Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, nguyên nhân là do đã nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong đó có độ vênh về số liệu.

Cụ thể, số liệu gạo sản xuất, dự trữ và xuất khẩu mà Bộ Công Thương nắm được đã có độ vênh nhất định so với thực tế, đặc biệt là sản lượng tại đồng bằng sông Cửu Long và lượng tồn kho trong dân.

Theo ông Khánh phân tích, hiện tại, Chính phủ đã tự do hóa thị trường xuất khẩu gạo. Do đó, các DN không cần đăng ký số lượng gạo sản xuất, tồn kho và xuất khẩu. Bộ Công Thương quyết định dựa trên số liệu từ các bộ ngành khác, tuy nhiên, Bộ NN&PTNT nắm số liệu chung, số liệu xuất khẩu lại do Tổng cục Hải quan nắm.

Trước đó, sau Thông báo số 121/TB-VPCP, Tổng cục Hải quan đưa mặt hàng gạo vào diện cấm xuất khẩu. Cơ quan này đã Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tạm dừng đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng các loại gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức kể từ 0 giờ ngày 24/3, đồng thời giải quyết thủ tục thông quan các lô hàng gạo xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước thời điểm trên.

Được biết, Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ký ban hành ngày 25/3, Bộ NN&PTNT cho biết, dự kiến kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 đạt 43,5 triệu tấn thóc. Trong đó, vụ Đông Xuân sản lượng ước đạt trên 20 triệu tấn thóc, sẽ kết thúc thu hoạch trước 30/6/2020.

Cụ thể, tại ĐBSCL sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn, đến nay đã thu hoạch được 1,3 triệu ha, đạt 9 triệu tấn. Đông Nam Bộ sản lượng ước đạt 0,5 triệu tấn, đến nay đang thu hoạch rộ, dự kiến sẽ thu hoạch xong trước 30/4/2020. Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên sản lượng ước đạt 2 triệu tấn, đến nay đang thu hoạch rộ, dự kiến sẽ thu hoạch xong trước 30/4/2020.

Vùng Bắc Trung Bộ sản lượng ước đạt 2,2 triệu tấn, hiện lúa đang giai đoạn đứng cái, làm đòng, dự kiến sẽ thu hoạch xong trước 30/5/2020. Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng sản lượng ước đạt 4,7 triệu tấn, lúa đang giai đoạn đẻ nhánh, dự kiến thu hoạch xong trước 30/6/2020.

Về kế hoạch sản xuất vụ hè thu và 6 tháng còn lại của năm 2020, theo Bộ NN-PTNT sản lượng ước đạt 11 triệu tấn thóc, dự kiến sẽ tập trung thu hoạch từ 15/6 - 30/9/2020.

Ngoài ra, hiện tại lúa Đông Xuân tại các tỉnh Tây Nguyên bắt đầu mùa thu hoạch cho năng suất rất cao. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), vụ lúa đông xuân trên địa bàn Tây Nguyên gieo trồng được 86.880 ha; năng suất đạt 6,5 tấn/ha, sản lượng đạt 570.000 tấn. So với vụ trước, diện tích gieo trồng giảm 920 ha nhưng năng suất bình quân cao hơn 1,72 tạ/ha. Do vậy sản lượng lúa vụ đông xuân 2019-2020 tăng 9.000 tấn so vụ trước.

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
37 phút trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
50 phút trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
27 phút trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
37 phút trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Báo Mỹ mong chờ sự thể hiện của VF 3 tại các thị trường quốc tế
50 phút trước
Kỷ lục 28.000 cọc mẫu xe VF 3 chỉ trong 66 giờ đã gây ấn tượng với truyền thông quốc tế, điều này hứa hẹn mẫu mini SUV nhà VinFast trở thành “bom tấn” tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hãng xe máy vừa vào Việt Nam trình làng mẫu tay ga chưa đến 30 triệu đồng, trang bị siêu xịn, dễ dàng thay thế Honda Vision
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga đến từ Ấn Độ gây ấn tượng với trang bị hiện đại hơn cả Honda Vision.
Đắk Lắk: Chuyển đổi thêm 250.000 mét vuông đất rừng làm cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột
14 giờ trước
Ngày 17/5, UBND huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã ban hành Quyết định về việc thu hồi đất rừng để phục vụ đầu tư xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh: Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng sẽ có nhiều khởi sắc
15 giờ trước
Phát biểu tại diễn đàn “Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh, với nhiều giải pháp trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc.
HoREA đề xuất nhiều giải pháp về thực trạng quản lý đất tại TP.HCM
23 giờ trước
Theo HoREA, vấn đề quản lý đất đai đang gặp nhiều vướng mắc, trong đó việc định giá đất, cấp sổ hồng… lâu nay vẫn là vấn đề cấp thiết cần xử lý.