Bộ KHĐT chỉ ra hai lý do thương mại Việt Nam sẽ không tiêu cực như dự đoán

25/09/2020 21:15
Tại Diễn đàn Thương mại và Công nghiệp với các đối tác châu Mỹ 2020, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia (Bộ KHĐT) cho biết hoạt động thương mại Việt Nam hiện nay không quá tiêu cực so với những dự báo ban đầu.

Theo đó, TS Trần Toàn Thắng nhận định rằng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) là một trong những chỉ số tương đối khái quát về doanh nghiệp, do nó liên quan đến nhu cầu đặt hàng.

Hồi tháng 2/2020, PMI ở Trung Quốc đã suy giảm đến mức cực kì thấp, có thời điểm chỉ ở khoảng mức hơn 30 điểm. Sang tháng 4, chỉ số PMI toàn cầu đã suy giảm ở mức đáng kể. Đặc biệt, lúc này PMI Trung Quốc lại được phục hồi.

Nhìn chung, chỉ số PMI hiện nay đã phục hồi hầu hết trên ở các quốc gia trên thế giới.

Ông Thắng chỉ ra rằng, điều này đã khiến những dự báo tiêu cực trước đây về tình hình kinh doanh, thương mại và kinh tế thế giới thực ra không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, tình hình tăng trưởng hiện nay ở các quốc gia không quá ảm đạm như những dự báo trước đó.

Hiện nay, các tổ chức quốc tế cũng đã điều chỉnh dự báo theo hướng tích cực hơn khá nhiều.

Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội Quốc gia (NCIF) cũng đã đưa ra các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020. Theo đó, tình hình kinh tế ở các nước châu Mỹ vẫn tương đối ảm đạm.

Tương tự như vậy, một số dự báo hồi tháng 4 cũng cho rằng thương mại toàn cầu thậm chí có thể giảm đến 32% trong kịch bản xấu nhất. Đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia cho rằng con số này quá tiêu cực. Thực tế, thương mại toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi.

Tuy vậy, thương mại toàn cầu lại bao gồm thương mại hàng hóa và thương mại du lịch.

Không thể phủ nhận khối thương mại du lịch là một trong những khối chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu gần đây nhất của OECD chỉ ra rằng tỷ lệ phục hồi thương mại hàng hóa tương đối nhanh, từ 40-60% trong giai đoạn từ tháng 7 và tháng 8/2020. Lý do là hầu hết các sản phẩm đều là những mặt hàng thiết yếu, điển hình như hàng tiêu dùng cá nhân.

Ngược lại, hầu hết các sản phẩm dịch vụ vẫn đang trong giai đoạn suy giảm tương đối sâu.

Song NCIF vẫn đánh giá hoạt động thương mại Việt Nam hiện nay không quá tiêu cực so với những dự báo ban đầu bởi hai lý do:

Thứ nhất, phân khúc hàng Việt Nam không phải là phân khúc quá nhạy cảm. Hầu như đây đều là các mặt hàng thiết yếu, do vậy nhu cầu nhập khẩu vẫn tăng đáng kể, đặc biệt ở khu vực các thị trường mới nổi.

Thứ hai, PMI các thị trường đối tác đều đang có dấu hiệu phục hồi. Ví dụ như PMI Trung Quốc, EU đều đang ở trên mức 50 điểm.

Ngoài ra, PMI ở các thị trường châu Mỹ như Brazil, Canada,... cũng đã vượt qua mốc 50 điểm. Riêng chỉ có Mexico vẫn là một trong những nước có chỉ số PMI tương đối ảm đạm.

Việt Nam còn dư địa gì để tiếp tục xuất khẩu sang châu Mỹ trong năm 2021?

Đại diện NCIF cho biết, tốc độ cắt giảm thuế quan trong CPTPP vào năm 2021 của Việt Nam không còn nhiều. Cụ thể, bước sang năm thứ 3 của hiệp định CPTPP - tức năm 2021, nhiều mặt hàng đã ở điểm giữa cho thấy tốc độ cắt giảm thuế quan sẽ không quá đột biến. Nói cách khác, đây không phải là yếu tố quá lớn để có thể kích thích xuất khẩu của Việt Nam.

NCIF cũng dự báo rằng nhu cầu nhập khẩu của Mỹ cũng sẽ tiếp tục ở mức tương đối thấp trong các quý tiếp theo. Nhìn chung, nhu cầu nhập khẩu tăng hay chậm liên quan trực tiếp đến tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
24 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
52 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
3 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
7 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
22 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.