Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thiện nguyện không đúng cách sẽ nảy sinh bất cậpicon

Giải cứu nông sản đôi khi tạo hiệu ứng ngược, làm giảm giá trị hàng hóa nông sản, khiến nhiều nơi bà con nông dân bị ép bán giá thấp. Chưa kể, bản thân nông dân khi nói được giải cứu cũng dễ tổn thương thêm.

Giải cứu nông sản đôi khi tạo hiệu ứng ngược, làm giảm giá trị hàng hóa nông sản, khiến nhiều nơi bà con nông dân bị ép bán giá thấp. Chưa kể, bản thân nông dân khi nói được giải cứu cũng dễ tổn thương thêm.

 

Khoảng chục năm trở lại đây, cụm từ “giải cứu nông sản” xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Từ củ hành, quả dưa hấu, quả xoài, quả dứa cho tới củ cải, khoai lang,... cứ gặp khó khăn trong tiêu thụ là lại kêu gọi giải cứu. Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 làm đứt gãy chuỗi cung ứng, hoạt động giải cứu xuất hiện dày đặc. Nông sản đổ đống trên vỉa hè chờ bán giải cứu, người dân chen chân mua. Trên “chợ mạng”, mọi người cũng đua nhau bán nông sản giải cứu.

Trao đổi về vấn đề giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta không có quyền cấm cá nhân hay các tổ chức thiện nguyện tiêu thụ nông sản giúp nông dân. Thực tế ở một thời điểm nào đó, việc này góp phần giảm bớt áp lực trong tiêu thụ.

Song theo ông, làm thiện nguyện không đúng cách sẽ nảy sinh những bất cập, hình ảnh nông sản sẽ không còn đẹp đẽ khi bày ở vỉa hè, bên lề đường. Thậm chí, đôi khi ông còn nghe thông tin có những người lợi dụng cái gọi là giải cứu để ép giá nông sản xuống thấp.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thiện nguyện không đúng cách sẽ nảy sinh bất cập
Nhiều khi giải cứu tạo hiệu ứng ngược, làm giá nông sản giảm xuống thấp hơn (ảnh: BH)

Như công văn của UBND tỉnh Bắc Giang có nêu, việc dùng từ "giải cứu" dẫn đến hiệu ứng ngược, giá cả nông sản lại bị giảm xuống. Mặt khác, việc tổ chức mua bán nông sản tại các điểm giải cứu tự phát ở vỉa hè cũng xuất hiện nhiều bất cập như lượng người đến mua bán tại một thời điểm quá đông, không đảm bảo giãn cách để phòng chống dịch Covid-19. Một số người lợi dụng các điểm giải cứu đưa hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ vào để tiêu thụ. 

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, cần có một mô hình mới để giữ được giá trị nông sản bằng cách xây dựng mô hình kết nối cung cầu chính quy, nông sản được nâng niu về giá trị, người tiêu dùng thấy đây không phải là một sản phẩm giải cứu để từ đó có thái độ, trách nhiệm sử dụng hiệu quả hơn.

Người tiêu dùng không phải trên cương vị người bỏ tiền ra mua nông sản giúp bà con mà là mua vì sức khỏe, quyền lợi của chính mình, vì được sử dụng sản phẩm có chất lượng. Chưa kể, nhiều điểm giải cứu còn xuất hiện tình trạng chen chúc, không an toàn trong mùa dịch bệnh.

Ông cho biết, Bộ NN-PTNT đã xây dựng ý tưởng và họp bàn với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS HCM cùng bắt tay vào kết nối, hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm. Mô hình kết nối cung - cầu này sẽ chính quy, chuyên nghiệp hơn để vừa cung cấp sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ cho người tiêu dùng, vừa nâng niu giá trị nông sản Việt.

Cụ thể, tại các điểm bán hàng này sẽ phân luồng theo quy chuẩn phòng ciữahống dịch bệnh Covid-19. Các quầy hàng được bố trí lọ sát khuẩn trước khi vào mua hang, có kẻ vạch giãn cách đảm bảo khoảng cách tối thiểu đối với người mua hàng.

Bên cạnh đó, chất lượng nông sản cũng sẽ được kiểm soát ngay từ đầu vào. Phía Bộ sẽ thông tin về tình hình sản xuất, hướng dẫn thu hoạch, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản và phương án logistics, đồng thời hỗ trợ chế biến sâu, xúc tiến thương mại. Còn các đoàn thể, tùy theo điều kiện, nhân lực nhưng phải đưa người xuống hỗ trợ bà con thu hái, kết nối tiêu thụ cả trực tiếp và cả online.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Thiện nguyện không đúng cách sẽ nảy sinh bất cập
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, xây dựng mô hình kết nối cung cầu chính quy, nông sản được nâng niu về giá trị (ảnh: AT)

“Nói cách khác, vẫn là giúp nông dân tiêu thụ nông sản nhưng làm bài bản, chính quy hơn”, Bộ trưởng nhấn mạnh. Theo đó, mô hình của 4 đơn vị không chỉ áp dụng trong mùa dịch này mà là nền tảng, cơ sở để thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người dân, khi ấy nông nghiệp không còn rủi ro mùa vụ, đứt quãng cung cầu. Song, khi đã chuẩn hóa trong kết nối cung - cầu nông dân cũng phải thay đổi quy trình canh tác, có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra.

Ông cũng khẳng định, thị trường nội địa 100 triệu dân là thị trường lớn cần hướng tới. Từ đó, phải làm ra những nông sản có chất lượng để phục vụ thị trường này chứ không chỉ chăm chăm lo xuất khẩu.

Dự kiến trong tuần tới, Bộ NN-PTNT sẽ làm việc với 9 tập đoàn bán lẻ lớn bàn kế hoạch thành lập Hiệp hội tiếp thị tiêu thụ nông sản Việt Nam. Bởi theo Bộ trưởng, trước đây nói bán lẻ là chung cho tất cả các mặt hàng, lần này sẽ tách ra một nhánh riêng cho nông sản.

Bộ NN-PTNT sẽ chủ động cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu đầu cung với quy mô sản lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng nhận tiêu chuẩn an toàn để các trung tâm bán lẻ, tập đoàn phân phối lớn kết nối được dữ liệu đầu cung, từ đó có kế hoạch tiêu thụ chủ động hơn.

“Chúng tôi quyết tâm không để tình trạng thu hoạch xong mới tìm bán mà ngay từ đầu vụ các địa phương đã cung cấp cho Bộ về kế hoạch sản xuất, dự kiến sản lượng. Từ đó, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chuyển dữ liệu đó cho hiệp hội để cùng phân tích lên phương án tiêu thụ”, Bộ trưởng nói.

Thế nên, làm tốt việc phát triển thị trường trong nước thì hình ảnh nông sản Việt ở nước ngoài cũng được nâng cao. Nông sản bảo chất lượng an toàn thực phẩm để phục vụ ngay trong nước chứ không chỉ làm sạch để bán ra nước ngoài. 

Tâm An

Tin mới

EU có thể áp thuế lên tới 55% với xe điện Trung Quốc
2 giờ trước
Xe điện từ các công ty Trung Quốc dự kiến chiếm 11% thị trường của EU trong năm 2024 và con số này có thể đạt 20% vào năm 2027.
‘Cai’ dầu, khí đốt chưa xong, châu Âu lại ‘nghiện nặng’ một sản phẩm quan trọng khác từ Nga
3 giờ trước
Nhập khẩu sản phẩm này từ Nga vào châu Âu đã tăng gấp 2 lần kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Giá USD hôm nay 2/5: Đồng bạc xanh giảm ngay sau công bố giữ nguyên lãi suất của Fed
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 2/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 2/5 hiện đang ở mức 24.242 đồng, giảm 22 đồng so với ngày hôm qua. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.030-25.454 đồng.
Chưa thu phí dịch vụ trên đoạn cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
3 giờ trước
Sáng 2/5, trao đổi với Dân Việt, đại diện đơn vị quản lý cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết tạm thời chưa thu phí các loại ô tô đi trên đoạn cao tốc này.
Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
3 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.739.398 VNĐ / tấn

19.22 UScents / lb

-0.98 %

- -0.19

Cacao

COCOA

203.013.450 VNĐ / tấn

8,010.00 USD / mt

-13.71 %

- -1,273.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

122.916.377 VNĐ / tấn

219.98 UScents / lb

1.59 %

+ 3.44

Đậu nành

SOYBEANS

10.826.841 VNĐ / tấn

1,162.59 UScents / bu

0.64 %

+ 7.36

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.835.602 VNĐ / tấn

352.05 USD / ust

0.79 %

+ 2.75

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.132.914 VNĐ / tấn

43.19 UScents / lb

-0.12 %

- -0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Loại cây sánh ngang lan đột biến của Việt Nam: Đại gia sẵn lòng vác bao tải tiền, gán thêm ô tô để mua
4 giờ trước
Loại cây này có gì đặc biệt mà được mua bán với giá tiền tỷ?
Thị trường ngày 02/5: Giá dầu thấp nhất 7 tuần trong khi vàng tăng hơn 1%
5 giờ trước
Phiên giao dịch 01/5, giá dầu giảm khoảng 3% xuống mức thấp nhất 7 tuần, vàng tăng hơn 1%, đồng, cao su, cà phê, đường đồng loạt giảm.
Xuất khẩu 98% loại 'hạt vàng hạt bạc' này sang Việt Nam, người Campuchia tiếc nuối: 'sản phẩm của chúng ta ngon, chất lượng tốt nhưng thiếu công nghệ chế biến'
6 giờ trước
Lượng nhập khẩu từ Campuchia vào Việt Nam đã tăng hơn 400% trong tháng 3.
2 cường quốc của thế giới đua nhau đưa ‘vàng trắng’ đến Việt Nam: Chi hơn 700 triệu USD nhập khẩu, nước ta là ‘cá mập’ đứng thứ 3 thế giới
11 giờ trước
Mỹ và Brazil liên tục đưa báu vật này đến Việt Nam với giá rẻ cực hấp dẫn.