Boeing lỗ kỷ lục 11,9 tỷ USD trong năm 2020

28/01/2021 12:55
Boeing đã báo cáo khoản lỗ ròng kỷ lục lên tới 11,9 tỷ USD vào năm 2020 - kết quả tồi tệ sau khi hãng này hoãn bàn giao dòng máy bay mới 777X khiến con số thiệt hại lên tới 6,5 tỷ USD.

Boeing đã kết thúc năm 2020 với kết quả kinh doanh bết bát khi việc hoãn bàn giao dòng máy bay mới Boeing 777X khiến hãng này thiệt hại lên tới 6,5 tỷ USD, làm trầm trọng thêm tình trạng thua lỗ.

Tổng thiệt hại của hãng sản xuất máy bay này trong cả năm 2020 lên đến 11,9 tỷ USD. Dự kiến, dòng máy bay thân rộng Boeing 777X sẽ được bàn giao lô đầu tiên vào cuối năm 2023, thay vì vào năm 2022 như kế hoạch trước đó.

Bên cạnh đó, Boeing cũng phải chịu một khoản lỗ 468 triệu USD do các "chi phí sản xuất bất thường" dành cho chương trình 737 Max.

Doanh thu quý IV của Boeing giảm 15% so với một năm trước đó xuống còn 15,3 tỷ USD, tốt hơn so với mức 15,07 tỷ USD được các nhà phân tích dự báo. Khoản lỗ ròng của hãng trong ba tháng này đã tăng lên 8,4 tỷ USD từ mức 1,01 tỷ USD trong quý IV/2019.

Năm 2021 được định hình là một năm đầy thách thức đối với ngành hàng không khi các hạn chế du lịch mới được áp đặt, qua đó kiềm chế nhu cầu bay vốn đã giảm sút trong năm 2020.

"Năm 2020 là một năm khủng hoảng trên toàn cầu, điều này đã hạn chế đáng kể sự phát triển ngành công nghiệp của chúng tôi. Tác động sâu sắc của đại dịch đối với du lịch hàng không thương mại, cùng với dự án 737 Max, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả của chúng tôi", Giám đốc điều hành Dave Calhoun cho biết.

Doanh thu từ mảng máy bay thương mại của Boeing đã giảm 37% trong quý IV/2020 so với một năm trước đó xuống còn 4,73 tỷ USD.

Việc bàn giao máy bay của Boeing đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ và số vụ hủy bỏ đạt kỷ lục vào năm ngoái.

Các hãng hàng không trên thế giới đã hủy, hoặc không đủ điều kiện thực hiện các đơn đặt hàng mua gần 1.000 máy bay của Boeing trong năm 2020. Số đơn hàng giảm đã khiến cho lượng tồn kho của Boeing tăng 19%.

Hủy đơn hàng chiếm khoảng 1/3 trong số máy bay bị ngừng xuất xưởng. Số còn lại được xếp vào diện nguy cơ bị bỏ theo tiêu chuẩn kế toán của Mỹ. Theo dữ liệu từ Teal Group, một công ty tư vấn hàng không vũ trụ, năm 2020 là quãng thời gian tồi tệ nhất của Boeing về doanh số bán máy bay.

Tuy nhiên, doanh thu trong lĩnh vực kinh doanh quốc phòng, không gian và an ninh ngày càng quan trọng đã giúp Boeing bù đắp phần nào, với mức tăng trưởng 14% trong quý IV/2020 lên 6,78 tỷ USD.

Đại dịch đang đe dọa đến nhu cầu dành cho máy bay thân rộng thường được sử dụng cho các chuyến bay quốc tế đường dài. Boeing trước đó đã cắt giảm việc sản xuất dòng 787 Dreamliners, loại máy bay phản lực được sử dụng cho các máy bay quốc tế đường dài, loại hình du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.

Chương trình 777X của Boeing cũng đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ trong các khâu giấy tờ. Boeing cho biết họ dự kiến ​​sẽ bàn giao chiếc đầu tiên vào cuối năm 2023, chậm hơn so với kế hoạch ban đầu, do nhu cầu yếu hơn và yêu cầu chứng nhận gia tăng sau cuộc khủng hoảng 737 Max.

Các nhà quản lý hàng không Mỹ vào tháng 11/2020 cấp phép cho 737 Max bay trở lại, cho phép Boeing bắt đầu giao khoảng 400 máy bay mới mà hãng đã sản xuất tại cơ sở ở khu vực Seattle. American Airlines, United Airlines, Alaska Airlines, Aeromexico và Brazil’s Gol hiện là một trong số các hãng hàng không đã nhận máy bay Max cho đến nay.

Tin mới

Hãng xe xây nhà máy 2.500 tỷ tại Việt Nam giới thiệu siêu phẩm xe đạp điện: có thể gấp gọn, giá chưa tới 10 triệu đồng - VinFast cũng đang ấp ủ
8 giờ trước
Xe đạp điện gấp đang là một trong những sản phẩm được thương hiệu VinFast đặc biệt quan tâm.
Sáp nhập 2 đơn vị, đường sắt sẽ thoái vốn ở doanh nghiệp nào?
3 giờ trước
Sau nhiều thập kỷ "trì trệ", ngành đường sắt đã và đang tự thay đổi nỗ lực “thay áo”. Hoạt động vận tải đường sắt được khách hàng ghi nhận bằng việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách đi tàu hỏa để cung cấp dịch vụ chất lượng và an toàn nhất.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024
4 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
TC3 hứa hẹn thiết lập kỳ tích bán hàng mới cho thị trường phía Tây Hà Nội
4 giờ trước
Toà TC3 - The Canopy Harmony (Vinhomes Smart City) vừa ra mắt đã nhanh chóng khiến thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội “dậy sóng”, hứa hẹn sẽ vượt qua kỳ tích “quét sạch bảng hàng” trong 72 giờ của tòa căn hộ TC2 đã xác lập trước đó.
Quảng Ninh năm thứ 7 liên tiếp đứng đầu Chỉ số PCI
4 giờ trước
Với 71,25 điểm, Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm thứ 7 liên tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.