Bùng phát dịch bệnh, Ấn Độ mất mùa tôm

16/10/2019 10:13
Dịch bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh phân trắng (WFD) cùng với nạn lũ lụt khiến sản lượng tôm của Ấn Độ trong năm 2019 có nguy cơ giảm hơn 200.000 tấn.

Bùng phát

Hội chứng đốm trắng (WSSV) và bệnh phân trắng (WFD) đang làm sụt giảm nghiêm trọng sản lượng tôm thẻ chân trắng ở Ấn Độ, tờ The Hans India cho biết. Khoảng 30.000 nông dân vẫn mong chờ Chính phủ Ấn Độ có biện pháp kìm hãm sự bùng phát của dịch bệnh.

Bùng phát dịch bệnh, Ấn Độ mất mùa tôm - Ảnh 1.

Tôm bị bệnh đốm trắng.


Theo số liệu của World's Top Exports hồi tháng 5/2019, Ấn Độ là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đạt giá trị thương mại 4,4 tỷ USD, chiếm 25,4% thị trường toàn cầu, và gần gấp đôi so với quốc gia xếp thứ nhì (Ecuador - 2,9 tỷ USD).

Sự tăng trưởng thần kỳ của Ấn Độ bắt nguồn từ việc chuyển dịch sang nuôi tôm thẻ chân trắng, loài có khả năng nuôi ở mật độ cao, nuôi ngắn, sức sống tốt và khả năng kháng bệnh hiệu quả.

Từ những năm 2000, sau khi tôm sú bị dịch bệnh hoành hành, tôm thẻ chân trắng và phần nào đó là tôm càng xanh trở thành đối tượng nuôi phổ biến và chiếm vị thế dẫn đầu trong ngành thủy sản Ấn Độ.

Dù vậy, việc tăng trưởng quá nóng dẫn đến mặt trái. Nhiều hộ nuôi tôm cho rằng, do tôm thẻ chân trắng dễ nuôi và không cần bổ sung dinh dưỡng, nền đáy ở nhiều vùng bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Các nhà khoa học ở thành phố Nellore, Ấn Độ cho biết, tôm thẻ chân trắng đang thất thu nghiêm trọng do dịch bệnh, nguyên dân được cho là gió mùa sớm tạo điều kiện cho mầm bệnh xuất hiện và lây lan.

Tiến hành lấy mẫu kiểm tra ở các trại nuôi tôm thẻ chân trắng, kết quả cho thấy tất cả ao nuôi đều có các mầm bệnh phổ biến trên tôm như: bệnh đốm trắng (WSSV), bệnh đen mang (BGD), hội chứng lỏng vỏ (LSS), bệnh phân trắng (WFS), bệnh trắng cơ (WMD), bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHN)...

Nỗi hoang mang với nông dân Ấn Độ càng lớn khi những ao nuôi phát hiện mầm bệnh vẫn đảm bảo an toàn sinh học và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đo lường theo khuyến cáo của nhà chức trách.

Nghiên cứu từ Global Aquaculture Alliance cho rằng Chính phủ Ấn Độ đã chủ quan và không kịp thời có các biện pháp ngăn chặn dịch từ những bước đầu, dẫn đến chậm trễn khi cảnh báo các tiêu chuẩn cho ao nuôi.

Trong vòng 10 năm, tính từ 2009, khi Ấn Độ xác định tôm thẻ chân trắng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm 90% sản lượng toàn ngành tôm, nước này luôn tự tin vào cơ sở vật chất cũng như các tiến bộ khoa học áp dụng cho ngành nuôi tôm. Tuy nhiên, lần này họ không kịp trở tay với những sự bùng phát của dịch bệnh.

Một nông dân ở thành phố Nellore nói: “Các nhà khoa học nhiều lần đến thăm ao nuôi và tổ chức tọa đàm với nông dân nhưng không ai tìm ra được biện pháp ngăn chặn dịch WSSV. Phải chăng dịch bệnh đã không còn kiểm soát được nữa”.

Đây cũng đang là lo lắng chung của những người nuôi tôm ở Ấn Độ khi được Bộ Nông nghiệp nước này khuyến cáo nên thả nuôi trong một mùa để giảm tỉ lệ mắc WSSV, theo tờ The Hindu.

Đền bù không thỏa đáng

Hồi cuối tháng 5/2019, nhiều chuyên gia thủy sản Ấn Độ đã cảnh báo về hội chứng WSSV. Tuy nhiên, do đang vào mùa thu hoạch, chính phủ và người dân nước này tỏ vẻ thờ ơ. Kết quả, khi dịch bệnh nổ ra, Ấn Độ không có đủ ngân sách để ngăn dịch bệnh lây lan.

Tờ The Hans India tiết lộ, nhiều nông dân ở vùng biển phía tây Ấn Độ cảm thấy bất ngờ và sốc khi chỉ được nhận từ 35 đến 40% số tiền đền bù cho sản lượng tôm bị dịch bệnh.

Bùng phát dịch bệnh, Ấn Độ mất mùa tôm - Ảnh 2.

Một trang trại nuôi tôm ở Ấn Độ.


Trước đó, họ được nhà chức trách nói là sẽ nhận 300 rupee (khoảng 4,2 USD) cho 1kg tôm. Nhưng nay, chỉ với 0,15 USD – tương đương 34.000 đồng cho 1kg tôm, nông dân Ấn Độ cho rằng mức đền bù không thỏa đáng để họ tái sản xuất vụ kế tiếp.

Cũng theo số liệu của The Hans India, chỉ khoảng hơn 6.000 ha trong số hơn 20.000 ha nuôi tôm nhiễm virus được chính phủ đền bù.

Ông Manoj Sharma, một nông dân trong khu vực bị nhiễm bệnh, đồng thời là chuyên gia tư vấn tôm nói với Undercurrent News rằng: “Việc thâm canh tôm thẻ chân trắng nhập khẩu từ Nam Mỹ có thể là nguyên nhân tới dịch bệnh”. Sharma cũng nói thêm rằng, sản lượng tôm trong vùng hiện quay về mốc vài năm trước, khi tôm thẻ chân trắng chưa được nuôi phổ biến theo kiểu “con giống quốc dân”.

Nạn lũ lụt cũng khiến tình trạng dịch bệnh WSSV trở nên khó kiểm soát. Mưa gió ở vùng Tây Bắc bang Gujarat và Andhra Pradesh đã phá hủy hàng ngàn trang trại sản xuất tôm lớn. Nhiều nông dân đã mất toàn bộ vốn lưu động cũng như máy móc trong các trận lũ quét.

Hiệp hội các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ nước này cho biết, Ấn Độ sẽ không đạt mục tiêu 1 triệu tấn tôm vào năm 2020, và có thể thất thu hơn 200.000 tấn trong năm 2019 này.

Nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Avanti Feeds đánh giá, thách thức trong năm 2019 sẽ là cơ hội để ngành nuôi tôm Ấn Độ nhìn lại mình. Những nông dân nước này sẽ buộc phải giảm tỉ lệ thả giống. Trong tương lai xa hơn, nó sẽ có ích cho Ấn Độ vì nguồn cung toàn cầu thấp, cộng với việc kiểm định kỹ lưỡng đầu ra, sẽ giúp giá tôm và ngành xuất khẩu tôm của quốc gia Nam Á phục hồi vào nửa cuối năm 2020.

Tin mới

Huawei "cướp khách" Xiaomi: Giảm giá trực tiếp nếu khách hàng bỏ cọc Xiaomi SU7 để chuyển sang xe điện Huawei
6 giờ trước
Huawei đang tìm mọi cách để kéo người dùng chuyển sang mẫu xe điện Luxeed S7 của hãng.
Công bố nguyên nhân tôm hùm chết diện rộng
5 giờ trước
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (gọi tắt là Viện III) vừa công bố kết quả quan trắc vùng nuôi tôm hùm trọng điểm tại các tỉnh Nam Trung Bộ.
Xe ga 125cc rẻ nhất của Yamaha bất ngờ giảm kỷ lục tại đại lý, thấp nhất chỉ từ 23 triệu đồng, dễ dàng thay thế Honda Vision
5 giờ trước
Tất cả phiên bản của Yamaha Janus đều đang có giá bán thực tế thấp hơn so với mức đề xuất mà hãng đưa ra.
Nhiều người đổi lịch trình nghỉ lễ vì giá vé máy bay cao
4 giờ trước
Giá vé máy bay duy trì ở mức cao trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 khiến nhiều người phải chuyển sang du lịch bằng ô tô hoặc tàu hỏa.
Luật Đất đai 2024: Quy định mới về đất nông nghiệp mang lại quyền lợi cho nông dân?
5 giờ trước
Luật Đất đai 2024 đã quy định mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân lên không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất tại địa phương. Chuyên gia đánh giá quy định mới về đất nông nghiệp có tính đột phá, kỳ vọng nhiều thay đổi tích cực trong thời gian tới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.686.140 VNĐ / tấn

158.50 JPY / kg

-1.19 %

- -1.90

Đường

SUGAR

10.857.185 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.153.797 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.077.878 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.801.926 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.621.635 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.471.335 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thanh long nghịch vụ tăng giá
17 giờ trước
Mùa khô năm nay, do ảnh hưởng của hiện tượng El nino, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rơi vào cảnh khan hiếm nguồn nước tưới. Nhiều cây trồng suy kiệt, giảm năng suất; trong đó, có cây thanh long. Sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá thanh long khoảng hơn 2 tuần trở lại đây tăng cao.
Tình trạng xâm nhập mặn: Tập đoàn PAN hé mở kế hoạch sống "thuận thiên"
1 ngày trước
Trả lời câu hỏi của cổ đông về các giải pháp chống lại tình hình biến đổi khí hậu, bà Trần Kim Liên - Chủ tịch HĐQT Vinaseed, công ty thành viên của PAN chia sẻ, Tập đoàn đã nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh doanh như tập trung nghiên cứu phát triển các giống lúa có khả năng "chịu mặn, chịu hạn, chịu lụt".
Ngành phân bón có hưởng lợi khi giá cà phê, nông sản cùng “nắm tay” tăng sốc?
1 ngày trước
Giá cà phê lập kỷ lục, giá lúa gạo vẫn giữ ở mức cao, tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản thuận lợi khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng vọt.
Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
1 ngày trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.