Các Bộ “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", DN xuất khẩu gạo thiệt hại

16/04/2020 15:11
(Dân Việt) Bộ Tài chính mới đây cho biết, phương án điều hành của Bộ Công Thương chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng khiến doanh nghiệp (DN) bị động. Trong khi đó, Bộ Công Thương lại có công văn hỏi Bộ NNPT&NT về việc gạo nếp có nằm trong danh mục an ninh lương thực quốc gia hay không?

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải ký văn bản đề nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì xây dựng lộ trình hợp lý để thực hiện xuất khẩu gạo của những hợp đồng đã ký từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020.

Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng lộ trình phù hợp trong bối cảnh diễn biến dịch ở Việt Nam và thế giới ngày càng phức tạp. Cùng với đó là kế hoạch an ninh lương thực trong bối cảnh khả năng diễn ra khủng hoảng kinh tế sau đại dịch.

Được biết nguyên nhân của động thái trên là do, Bộ Tài chính đánh giá phương án điều hành của Bộ Công Thương là chưa phù hợp, có thể khiến DN xuất khẩu bị động.

"Với phương án điều hành được nêu trong dự thảo của Bộ Công Thương, doanh nghiệp rất bị động trong quyết định phương án kinh doanh, thậm chí có thể phải đền bù hợp đồng do không còn số lượng gạo được xuất khẩu", Bộ Tài chính cho hay.

cac bo “trong danh xuoi, ken thoi nguoc", dn xuat khau gao thiet hai hinh anh 1

Các bộ ngành thiếu sự phối hợp khiến doanh nghiệp lao đao.

Ngoài ra, cũng theo văn bản nêu trên, Bộ Tài chính đánh giá, Bộ Công Thương chỉ lập đoàn liên ngành, làm việc nửa ngày với địa phương, DN xuất khẩu về nguồn cung lúa gạo là chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng.

"Bộ Công Thương chủ trì chỉ thực hiện một cuộc họp trong nửa ngày. Thực chất chưa phải thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ", trích văn bản của Bộ Tài chính.

Sau động thái trên, ngày 15/4, Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT. Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Bộ Tài Chính "công bố công khai danh sách các thương nhân đã đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4-2020".

Cũng theo văn bản trên, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT cho ý kiến về việc gạo nếp có tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia hay không?

Trả lời vấn đề trên, Bộ NN&PTNT kiến nghị, tiếp tục cho phép xuất khẩu lượng gạo nếp hàng hóa của vụ Đông Xuân 2019 - 2020 và đề nghị Bộ Công Thương cung cấp tình hình xuất khẩu, nhu cầu của thị trường để làm cơ sở điều tiết tỉ lệ diện tích và sản lượng lúa nếp trong các vụ tiếp theo.

Trước việc các Bộ ngành thể hiện sự thiếu phối hợp, thiếu thông tin khiến nhiều DN lao đao, đứng trước bờ vực phá sản. Mới đây, Công ty TNHH Dương Vũ, một DN xuất khẩu gạo nếp, tấm nếp trung bình 220.000 tấn/năm đã phải gửi đơn cầu cứu đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Công Thương, Bộ NN&PT NT, Bộ Tài chính,…

Theo đó, đại diện Công ty TNHH Dương Vũ cho hay, DN này đang đứng trên bờ vực phá sản. Cụ thể, theo Quyết định của Thủ tướng đã được Bộ Công Thương đề xuất việc áp dụng hạn ngạch 400.000 tấn xuất trong tháng 04/2020, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Hoà, Giám đốc Công ty TNHH Dương Vũ cho biết, gạo nếp và tấm nếp không phải mặt hàng thuộc diện dự trữ lương thực quốc gia. Do đó, việc xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu để làm bột không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia.

"Trong khi khách hàng đang có nhu cầu lớn, chúng tôi có thể xuất khẩu với giá cao, mang lại lợi ích cho nước nhà, nông dân và doanh nghiệp thì chúng tôi lại không được phép xuất khẩu và cũng không thể tiêu thụ trong nước", vị lãnh đạo Công ty TNHH Dương Vũ chia sẻ.

Trước việc mặt hàng chủ lực "tiến thoái lưỡng nan", Công ty đang đứng trước bờ vực phá sản. Điều này kéo theo nhiều hệ luỵ như hộ nông dân đã được bao tiêu trồng lúa nếp không thể tiêu thụ (khoảng 50.000 hecta tại Long An và An Giang), ngân hàng không thu được nợ (Công ty đang nợ ngân hàng hơn 300 tỷ đồng) và có thể khiến 400 công nhân viên thất nghiệp.

Cũng theo đại diện Công ty Dương Vũ, từ ngày 20/03, DN này đã đóng 500 container, tương đương 12.500 tấn gạo nếp và tấm nếp đã lưu container. Tuy nhiên, do hàng xuất Trung Quốc phải khử trùng tại kho 5 ngày nên chưa thể xuất khẩu, đến ngày 24/03, Chính phủ có quyết định dừng xuất khẩu khiến DN không khỏi bàng hoàng.

"Điều này gây thiệt hại rất lớn cho Công ty và có nguy cơ phá sản vì thời gian hàng lưu kho hơn 23 ngày. Nay lại không thể khai báo hải quan, nếu kéo dài hết tháng 5/2020 thì chất lượng hàng hoá xuống cấp, khách hàng yêu cầu bồi thường, huỷ hợp đồng nếu không giao kịp trong tháng 04/2020", đại diện Công ty Dương Vũ bày tỏ lo lắng.

Tin mới

Một công ty xe điện vừa âm thầm gửi mail 'dọa' nhân viên có thể sắp bị sa thải ngay trong tháng sau, ngầm cảnh báo tương lai tăm tối phía trước
8 giờ trước
Công ty xe điện này hiện đang rất khó khăn.
Giá rẻ bất ngờ, một mặt hàng quan trọng không kém dầu thô đang từ Qatar đổ bộ vào Việt Nam, nhập khẩu tăng hơn 200% trong 3 tháng đầu năm
8 giờ trước
Giá nhập khẩu mặt hàng này sang Việt Nam đã giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Tablet 2-in-1 Surface Pro 10 cập bến Việt Nam: Tích hợp AI, giá từ 40 triệu
8 giờ trước
Điểm nhấn của chiếc Surface thế hệ thứ 10 là con chip Intel Core Ultra mạnh mẽ và bàn phím tích hợp sẵn nút gọi chatbot Copilot của Microsoft.
Giá ca cao thế giới giảm 25% so với mức đỉnh
7 giờ trước
Các nhà phân tích cho biết giá ca cao, nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để chế biến chocolate, đã giảm mạnh sau khi đạt mức cao kỷ lục gần đây, do các nhà đầu tư quan ngại về việc thị trường này quá
Mazda BT-50 âm thầm bị rút khỏi thị trường Việt Nam
7 giờ trước
Mẫu bán tải Nhật Bản Mazda BT-50 lặng lẽ rời khỏi thị trường Việt Nam trong tình trạng "không kèn không trống", khi gặp khó khăn chồng chất.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán giằng co sau kỳ nghỉ lễ, đóng cửa trong sắc xanh
4 giờ trước
Chốt phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán chốt phiên trong sắc xanh, sau diễn biến giằng co trong phiên sáng.
Bộ Tài chính lý giải về đề xuất giảm thuế VAT 2% hết năm 2024
4 giờ trước
Trong Tờ trình gửi Quốc hội, Bộ Tài chính đề xuất cho giảm thuế VAT 2% trong 6 tháng cuối năm 2024, trong đó lý giải việc giảm VAT nhằm hỗ trợ, bù đắp cho doanh nghiệp và nền kinh tế đang chịu nhiều khó khăn.
SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
7 giờ trước
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Huế thu được bao nhiêu tiền qua 2 năm tăng tần suất phát hành xổ số để lấy vốn bảo tồn di sản?
9 giờ trước
Theo Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế, bên cạnh những thuận lợi, việc tăng tần suất phát hành xổ số truyền thống để huy động vốn phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô Huế đã gặp nhiều khó khăn.