Cám cảnh sầu riêng: Chỉ khi 'sạch từ gốc' mới thực sự ngọt lâu

9 giờ trước
Xuất khẩu sầu riêng - ngành hàng từng “lên hương” nhanh nhất trong các loại trái cây Việt - đang chững lại vì những cảnh báo về chất lượng. Khi thị trường toàn cầu siết chặt rào cản kỹ thuật, sầu riêng Việt buộc phải đảm bảo chất lượng, minh bạch về nguồn gốc nếu muốn giữ được vị thế.

Chất lượng - gốc rễ của mọi vấn đề

Chưa đầy 2 năm khi chính thức được Trung Quốc cấp phép nhập khẩu chính ngạch, sầu riêng Việt đã trở thành '"trái cây vua". Từng có thời điểm, mặt hàng này mang về hàng trăm triệu USD mỗi quý.

Tuy nhiên, quý I năm nay, ngành sầu riêng chứng kiến một cú trượt dài. Khối lượng sầu riêng xuất khẩu chỉ còn hơn 26.800 tấn, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch cũng lao dốc 61%, chỉ đạt khoảng 98 triệu USD. Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chính của sầu riêng Việt Nam - giảm nhập khẩu tới 78%. Thậm chí, trong hơn một tháng đầu năm nay, lượng sầu riêng Việt xuất sang nước này chỉ vỏn vẹn 3.500 tấn, chưa bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái.

Đầu tháng 5, khi sầu riêng vào vụ thu hoạch mới, giá sầu riêng Ri6 tại các tỉnh miền Tây đã giảm sâu xuống chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg - mức thấp hiếm thấy. Nghịch lý là thương lái vẫn thờ ơ, không mặn mà thu mua, nông dân buộc phải mang sầu riêng ra bày bán dọc các tuyến quốc lộ, vừa bán vừa ngóng người mua trong tâm thế bất an và thua lỗ cận kề.

Nguyên do là Trung Quốc từng phát hiện tồn dư chất Cadimi và chất tạo màu công nghiệp vàng O trên sầu riêng Việt Nam nên siết chặt kiểm tra, việc này khiến quá trình thông quan kéo dài, hàng trăm container bị trả về, uy tín của sầu riêng Việt bị ảnh hưởng nặng nề.

Để phát triển ngành hàng bền vững cần phải tìm ra nguyên nhân và xử lý triệt để việc sầu riêng bị nhiễm chất Cadimi và chất tạo màu công nghiệp vàng O.

Cám cảnh sầu riêng: Chỉ khi 'sạch từ gốc' mới thực sự ngọt lâu - Ảnh 1

Sầu riêng cần nâng cao chất lượng để giữ được vị thế trong lòng người tiêu dùng quốc tế. Ảnh minh họa: IT.

Ông Võ Tấn Lợi - Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Tiền Giang - cho biết: "Vàng O là chất tạo màu công nghiệp được một số nơi dùng để nhúng vào múi sầu riêng sau thu hoạch, thay vì dùng bột nghệ như trước. Dù hiện nay nhiều doanh nghiệp đã dừng sử dụng, nhưng dư lượng vẫn có thể bám vào từ các thiết bị cũ, dụng cụ trong nhà xưởng nếu không được thay mới hoặc làm sạch kỹ".

Với chất Cadimi, vấn đề còn nan giải hơn. Cadimi là một trong rất ít nguyên tố không có ích lợi cho cơ thể con người. Cadimi và các hợp chất là những chất cực độc. Đây là chất có thể tồn tại trong đất do quá trình bón phân lâu dài bằng loại phân có chứa kim loại nặng. Các nhà khoa học vào cuộc và xác nhận có hiện tượng nhiễm Cadimi trong đất trồng sầu riêng , chủ yếu do phân bón cũ tích lũy qua các mùa vụ.

"Đối với các vườn sầu riêng mới, nếu không dùng loại phân có chứa Cadimi thì khả năng đất và sầu riêng bị nhiễm chất này là rất thấp. Nhưng với những vườn cũ, để loại trừ chất Cadimi tồn tại trong đất thì thời gian 1-2 năm cũng chưa chắc được. Dù đã có một số giải pháp để cải tạo đất, nhưng đây là quá trình dài hơi và không dễ thực hiện” ông Lợi chia sẻ thêm.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - khẳng định: "Điều quan trọng nhất cần làm bây giờ là phải kiểm soát chất lượng sầu riêng từ gốc, đảm bảo chất lượng quả trước khi thu hoạch. Mặt khác, người dân cần chủ động hơn trong việc đảm bảo chất lượng mặt hàng, không quá phụ thuộc vào doanh nghiệp hay các cơ quan quản lý. Để làm được điều đó, bên cạnh việc nâng cao ý thức người dân còn cần xã hội hóa dịch vụ kiểm định , mở rộng thêm nhiều phòng kiểm định tại các khu vực trồng sầu riêng ".

Để đường dài mang về quả ngọt

Một cây sầu riêng phát triển và ra quả ổn định cần ít nhất 3-5 năm (với loại giống cao sản), mỗi quả sầu riêng chín ngọt là cả một chặng đường dài chăm sóc của người nông dân. Tuy nhiên, những quả ngọt đó có đến được tay người tiêu dùng, có mang lại lợi nhuận cho người nông dân không lại là điều đáng suy ngẫm.

Sự sụt giảm của xuất khẩu sầu riêng không chỉ là chuyện chất lượng mà còn phản ánh rõ nét hệ lụy của một quá trình phát triển thiếu bền vững. Thực tế, thời gian qua cơn sốt giá sầu riêng đã dẫn đến làn sóng mở rộng diện tích trồng ồ ạt ở nhiều địa phương. Không ít vùng đất không phù hợp cũng được chuyển đổi sang trồng sầu riêng bất chấp cảnh báo từ ngành nông nghiệp. Việc phát triển nóng này khiến chất lượng trái cây không đồng đều, khó kiểm soát sâu bệnh, và đặc biệt khó đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu nghiêm ngặt của các thị trường khó tính.

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) - khẳng định: Việt Nam cần sớm có biện pháp quy hoạch phù hợp nhằm ngăn chặn phát triển nóng về diện tích, đồng thời xây dựng quy trình sản xuất, đóng gói và bảo quản đạt chuẩn.

Một bước đi quan trọng cũng đang được Bộ NN&MT đẩy mạnh là phân cấp quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói về cho địa phương. Khi chính quyền cơ sở có quyền chủ động, công tác giám sát chất lượng sẽ linh hoạt, sát sao và kịp thời hơn. Điều này sẽ giúp hạn chế rủi ro hàng loạt lô sầu riêng bị từ chối chỉ vì một vài mắt xích yếu kém trong chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, ngành cần chủ động giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, hướng tới các thị trường khó tính hơn như Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, để chinh phục các thị trường này, sầu riêng Việt phải đạt chuẩn về chất lượng, quy trình canh tác, bảo quản và đặc biệt là truy xuất nguồn gốc.

Một hướng đi khác đang được khuyến khích là đầu tư vào công nghệ chế biến. Các sản phẩm như sầu riêng đông lạnh, sầu riêng tách múi cấp đông, sầu riêng sấy… có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu không đạt chuẩn xuất khẩu tươi, đồng thời mở rộng thị phần ở những thị trường mới. Đây là chiến lược giúp gia tăng giá trị, đồng thời tạo sự ổn định cho ngành.

Từ một ngành hàng đầy tiềm năng, sầu riêng Việt đang đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi nếu không thay đổi kịp thời. Những lô hàng bị trả về không chỉ là tổn thất kinh tế mà còn là lời cảnh tỉnh cho toàn chuỗi giá trị. Đã đến lúc ngành sầu riêng cần bước chậm lại, làm chắc từ khâu sản xuất, siết chặt kiểm soát chất lượng và xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ giữa nhà nông - doanh nghiệp - cơ quan quản lý. Chỉ khi "sạch từ gốc", trái sầu riêng Việt mới có thể thực sự ngọt lâu, giữ vững được vị thế trong lòng người tiêu dùng quốc tế.

Tin mới

Khung giá nhập khẩu điện từ Trung Quốc cao nhất 9,3 cent/kWh
4 giờ trước
Bộ Công thương vừa phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Trung Quốc về Việt Nam qua lưới điện quốc gia và khung giá phát điện loại hình nhà máy thủy điện tích năng.
5 mẫu TV tầm giá 20 triệu đồng đáng mua nhất dịp hè này
4 giờ trước
Thị trường TV trong tầm giá khoảng 20 triệu đồng đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết, khi người dùng có thể sở hữu những mẫu TV cao cấp với thiết kế đẹp mắt, công nghệ hình ảnh – âm thanh hiện đại cùng trải nghiệm giải trí toàn diện.
Siêu dự án Aeon Mall đổ bộ, bất động sản ở “thủ phủ miền Tây” có diễn biến không ngờ
5 giờ trước
Thị trường bất động sản ở địa phương này đóng “làn gió mới” sau khi siêu dự án Aeon Mall chính thức khởi công.
Mitsubishi sắp có SUV mới ngang cỡ Xforce, chạy điện hơn 480km/sạc, dùng công nghệ Nissan, bán năm sau
5 giờ trước
Mitsubishi đang đẩy mạnh phát triển xe điện với hai mẫu xe mới dự kiến ra mắt vào nửa cuối năm 2026. Một mẫu SUV/crossover được phát triển từ Nissan Leaf.
An Khang muốn 'biến 300 nhà thuốc thành trung tâm tư vấn sức khỏe miễn phí'
6 giờ trước
Nhà thuốc An Khang đang muốn tạo một chuẩn mực mới khi chủ động mang dịch vụ tư vấn sức khỏe miễn phí đến mọi người, ấp ủ trở thành 'người bạn tâm giao' đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.749.900 VNĐ / tấn

172.50 JPY / kg

0.12 %

+ 0.20

Đường

SUGAR

9.859.337 VNĐ / tấn

17.22 UScents / lb

0.53 %

+ 0.09

Cacao

COCOA

237.759.928 VNĐ / tấn

9,155.00 USD / mt

0.47 %

- 43.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

226.633.067 VNĐ / tấn

395.83 UScents / lb

0.20 %

+ 0.79

Gạo

RICE

14.878 VNĐ / tấn

12.59 USD / CWT

0.07 %

- 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.884.145 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.52 %

+ 5.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.460.880 VNĐ / tấn

295.55 USD / ust

0.19 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Việt 50 năm tuổi làm một thứ quan trọng cho xe VinFast: So với đồ thường mới biết hóc búa cỡ nào
7 giờ trước
Món đồ đơn vị Việt này làm cho VinFast có sự khác biệt rất lớn so với sản phẩm của các mẫu xe thông thường.
Mỹ tăng cường đưa hàng trăm nghìn tấn hàng quan trọng vào Việt Nam với giá cực rẻ: Thuế nhập khẩu 5%, nước ta tạo ra sản phẩm được nửa thế giới tranh mua
8 giờ trước
Mặt hàng tỷ đô này của Việt Nam đã phủ sóng hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam sở hữu loài động vật tỷ đô: Xuất khẩu thu hơn 258 tỷ đồng/ngày; Mỹ, Nhật, EU rất ưa chuộng
8 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
9 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.