Cần chính sách gỡ vướng cho xử lý nợ xấu

20/07/2021 21:24
Nhiều ngân hàng cùng cho rằng, cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung tại Nghị quyết 42 nhằm đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và thống nhất áp dụng trong xử lý nợ xấu.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngành ngân hàng đã và đang rất tích cực đồng hành chia sẻ với người dân và doanh nghiệp, đồng thời cũng là ngành đầu tiên có những quyết sách hỗ trợ như ban hành Thông tư 01, Thông tư 03, giảm phí… và liên tục giảm lãi suất. Mặc dù vậy, các ngân hàng vẫn phải đảm bảo an toàn hệ thống ở mức cao nhất.

Cần chính sách gỡ vướng cho xử lý nợ xấu - Ảnh 1.

Đến nay, các chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu còn chưa kịp thời, đồng bộ và thống nhất trong áp dụng pháp luật

Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ đại dịch đến ngành ngân hàng sẽ có độ trễ lớn. Trong tương lai, khi nợ xấu do dịch bệnh gây ra, là điều mà lãnh đạo các ngân hàng đều băn khoăn.

Mặt khác, các chính sách liên quan đến xử lý nợ xấu còn chưa kịp thời, đồng bộ và thống nhất trong áp dụng như: 65% tài sản đảm bảo (TSĐB) vẫn là bất động sản, còn nhiều vướng mắc trong thẩm định giá TSĐB, do một số địa phương chỉ chấp nhận tổ chức của mình thẩm định mà không cho doanh nghiệp ở địa phương khác tham gia vào. Trong khi đó, Luật Đất đai cũng chưa cho phép cá nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài nhận thế chấp quyền sử dụng đất, dẫn đến hạn chế trong việc thu hút dòng tiền, nhất là dòng tiền nước ngoài tham gia xử lý nợ.

Ngoài ra lâu nay, các ngân hàng chủ yếu đăng thông báo thanh lý, phát mãi tài sản hay đấu giá các khoản nợ trên website của mình, thiếu một cổng thông tin tập trung hỗ trợ người mua và giao dịch.

Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng đã đồng thuận với quan điểm rằng, cần tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung tại Nghị quyết 42 đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và thống nhất trong áp dụng pháp luật”, ông Hùng nhấn mạnh.

Về vấn đề này, LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty Luật ANVI cho rằng:

Thứ nhất, với Thông tư số 01/2020 và Thông tư 03/2021/TT-NHNN, mục tiêu và tác dụng hỗ trợ của hai Thông tư này rất rõ ràng, giúp giãn, hoãn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Tác dụng không chỉ cho phía doanh nghiệp, mà đồng thời cho cả ngân hàng, rộng ra là nền kinh tế xã hội. Nhưng xét về bản chất, nợ xấu vẫn phải là nợ xấu, vì không có lý do gì để tốt lên, để thành nợ tốt. Việc xử lý tạm khoanh nợ, tạm thời được miễn trách, tạm thời không áp dụng “chế tài” xấu để hỗ trợ cả 2 phía doanh nghiệp và ngân hàng. Nếu xử lý như 2 Thông tư thì có nguy cơ gây nhầm lẫn, chủ quan, đánh giá không đúng bản chất, tính chất của nợ xấu, dẫn đến nguy cơ rất lớn cả về chất lượng tín dụng trong tương lai gần cũng như ý thức tuân thủ pháp luật.

Đồng thời, dẫn đến nguy cơ xoá mất thành quả, công sức nhiều năm yêu cầu thực hiện phân loại nợ đúng; thực hiện đúng về trích lập và sử dụng dự phòng, đánh giá đúng chất lượng tín dụng, xác định đúng tình trạng rủi ro.

Cần chính sách gỡ vướng cho xử lý nợ xấu - Ảnh 2.

LS. Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty Luật ANVI

Thứ hai, với Nghị quyết 42, sau khi ban hành đã được cả hệ thống chính trị và nghiệp vụ ủng hộ như: Chính quyền, công chứng, đấu giá, đăng ký nhà đất,… Giúp nâng cao nhận thức, tạo sức ép đối với khách hàng và bên có TSĐB thế chấp, thay vì chây ỳ, trì hoãn như trước đây.

Chính vì vậy, cần sửa đổi, triển khai, hiện thực hoá thủ tục rút gọn theo Nghị quyết 42 và Thông tư 03 cho các khoản nợ xấu cho vay từ 15/8/2017, các khoản nợ xấu phát sinh sau ngày 15/8/2022. Cần tiếp tục kéo dài hiệu lực Nghị quyết 42 và tốt nhất là nâng lên thành luật cũng như áp dụng cho đến khi nào Hệ thống Toà án thực sự giải quyết được một cách nhanh chóng yêu cầu đòi nợ của ngân hàng, không chỉ riêng thủ tục rút gọn.

“Ngoài ra, một số chính sách khác như khôi phục cơ chế pháp lý “khoanh nợ”, trước đây đã từng được thực hiện trong ngành ngân hàng, hiện nay vẫn đang áp dụng đối với việc xử lý nợ quốc gia và một số lĩnh vực như cho vay của các Quỹ Đầu tư phát triển địa phương. Đặt ra cơ chế cho phép xoá nợ gốc nói chung, trong trường hợp xử lý nợ xấu nói riêng”, LS. Trương Thanh Đức khuyến nghị.

Cùng quan điểm đó, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, Nghị quyết 42 được coi là "bảo bối" trong việc thu hồi tài sản, xử lý các khoản nợ xấu. Tuy nhiên, khoảng thời gian của nghị định này chỉ kéo dài 5 năm (15/8/2017 - 15/8/2022) và chỉ giải quyết các khoản nợ xấu trước ngày 15/8/2017. Vì vậy, một khoảng trống pháp lý trong việc thu hồi nợ xấu sau mốc thời gian trên đã hiện ra. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn, kéo theo nợ xấu tăng. Cho nên, cần có một "bảo bối" khác để xử lý nợ xấu tốt hơn, cũng như bảo đảm các quyền của chủ nợ khi mua "hàng" trên Sàn giao dịch nợ VAMC.

Theo kế hoạch, sàn giao dịch nợ xấu VAMC sẽ đi vào hoạt động trong quý 3/2021. Hiện có khoảng 30 thành viên đã đăng ký tham gia sàn giao dịch nợ, chủ yếu là các công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy một "chợ" mua bán nợ thực sự với quy mô lớn.

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
8 giờ trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
8 giờ trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
7 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Mercedes-Benz G-Class thuần điện chính thức ra mắt: Thiết kế gần như bê nguyên bản thường, mạnh tới 579 mã lực, nhưng đây mới là con số ấn tượng nhất
6 giờ trước
Mẫu SUV biểu tượng của Mercedes-Benz là G-Class đã chính thức có phiên bản thuần điện với tên gọi khá lạ tai: Mercedes-Benz G580 EQ Technology.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
4 giờ trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Cuộc cách mạng tương lai
6 giờ trước
Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.
VNPT - lá chắn trong kỷ nguyên số
8 giờ trước
VNPT VinaPhone Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Giải pháp an toàn thông tin toàn diện – Lá chắn trong kỷ nguyên số" nhằm đưa ra các giải pháp an toàn thông tin toàn diện trước sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin hiện nay.
Lợi nhuận tăng vọt, VPBank lãi trước thuế gần 4.200 tỷ đồng trong quý I/2024
10 giờ trước
VPBank khởi động quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng
10 giờ trước
Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.