Cần giải pháp tài sản đảm bảo ký quỹ hỗ trợ thị trường cổ phiếu “vượt Covid-19”

19/03/2020 11:07
(Dân Việt) Yêu cầu phải ký quỹ 100% bằng tiền ngay tại thời điểm đặt lệnh giao dịch là trở ngại lớn đối với hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư và tính thanh khoản của thị trường. Vì vậy, giải pháp tài sản đảm bảo được xem là một biện pháp kỹ thuật cơ bản để hỗ trợ thị trường cổ phiếu “vượt Covid-19”

Theo đánh giá của tổ chức FTSE tại báo cáo tháng 9/2019, chu kỳ thanh toán của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là T 2 với mô hình DvP (Delivery versus Payment - Giao chứng khoán đồng thời với việc thanh toán tiền). Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường đang được vận hành theo mô hình "pre-funded market", tức là chỉ được đặt lệnh mua/bán khi đã ký quỹ đủ tiền/chứng khoán trên tài khoản giao dịch chứng khoán.

Bên cạnh đó, trong báo cáo "Đánh giá tiếp cận thị trường toàn cầu" của tổ chức MSCI vào tháng 6/2019, đối với tiêu chí "thanh toán và bù trừ", MSCI cũng có nhận định rằng, TTCK Việt Nam chưa có tổ chức thanh toán bù trừ chính thức có thể áp dụng những cơ chế quản lý rủi ro thanh toán tiên tiến cũng như các hỗ trợ như giao dịch thấu chi (overdraft facilities) và yêu cầu phải đảm bảo đầy đủ tiền trước khi giao dịch (pre-funding).

Giải pháp căn cơ hỗ trợ thị trường cổ phiếu

Ông Lê Hải Trà – Phụ trách Hội đồng quản trị Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) cho biết, mô hình pre-funding là mô hình TTCK Việt Nam đang sử dụng nhằm quản lý rủi ro thanh toán. Điểm hạn chế của cơ chế này là quay vòng vốn không tốt, gia tăng chi phí cơ hội hoặc chi phí tài chính cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường.

Với đặc điểm giao dịch không hủy ngang (locked-in trade) trên thị trường cổ phiếu Việt Nam, chứng khoán/tiền của lệnh giao dịch sau khi được khớp đã là phần tài sản đảm bảo quan trọng cho giao dịch. Vì vậy, "yêu cầu phải ký quỹ 100% bằng tiền ngay tại thời điểm đặt lệnh giao dịch là trở ngại lớn đối với hiệu quả sử dụng vốn của nhà đầu tư và tính thanh khoản của thị trường nói chung" – ông Lê Hải Trà nói.

Chẳng hạn như, "một nhà đầu tư có 10 tỷ giá trị cổ phiếu thuộc rổ VN30 trong tài khoản, thị trường giảm điểm và họ muốn mua bắt đáy nhưng lại hết tiền đặt lệnh nên không thể giao dịch. Trong khi đó 10 tỷ là 1 khối lượng tài sản lớn lại trở nên vô nghĩa trong trường hợp này. Như vậy, vô hình trung, giá trị của tài sản tài chính bị phủ nhận" – ông Trà dẫn chiếu ví dụ thực tiễn.

can giai phap tai san dam bao ky quy ho tro thi truong co phieu “vuot covid-19” hinh anh 1

Ông Lê Hải Trà – Phụ trách Hội đồng quản trị Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE)

Xét trên phương diện quốc tế, hiện không còn nhiều thị trường chứng khoán sử dụng cơ chế ký quỹ trước giao dịch. Theo báo cáo "Đánh giá tiếp cận thị trường toàn cầu" của MSCI kỳ tháng 6/2019, hiện có 5 thị trường vẫn đang sử dụng cơ chế thanh toán này trên thực tế bao gồm Việt Nam, Nga, Đài Loan, Kenya, và Kazakhstan.

Đại diện lãnh đạo HOSE cho biết thêm, qua nghiên cứu về thông lệ của các nước trong khu vực và trên thế giới về hệ thống thanh toán và các cơ chế quản lý rủi ro thanh toán, HOSE nhận thấy rằng, đại đa số thị trường không yêu cầu ký quỹ trước khi thực hiện giao dịch. Thay vào đó, họ chỉ cần có đủ số dư tiền/chứng khoán tại 1 thời điểm trước khi thực hiện thanh toán giao dịch của VSD (T 2), và/hoặc sử dụng những công cụ quản lý rủi ro khác như: thanh toán một phần (partial settlement), pre-funding một phần, vay và cho vay chứng khoán (SBL), Mua-vào/Bán-ra, mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP), quỹ thanh toán và quỹ dự phòng, sử dụng tài sản đảm bảo (collateral/haircut) nhằm giảm thiểu rủi ro thanh toán trên thị trường mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả.

"Những biện pháp quản lý và xử lý rủi ro tiên tiến này tuy sẽ "cho phép" các giao dịch được thất bại trong khuôn khổ quy định, nhưng sẽ tạo nền tảng cho một thị trường vững mạnh hơn với sự nâng cao nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý rủi ro đối với các thành viên thị trường song song với việc gia tăng thanh khoản cho thị trường" – ông Lê Hải Trà nhấn mạnh.

can giai phap tai san dam bao ky quy ho tro thi truong co phieu “vuot covid-19” hinh anh 2

Cũng theo ông Trà, trên thế giới, đại đa số các thị trường phát triển và một số thị trường mới nổi đã và đang sử dụng tài sản đảm bảo (TSĐB) như là một biện pháp quản lý rủi ro rất thành công. Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) cũng liệt kê việc sử dụng tài sản đảm bảo hiệu quả và hợp lý là một nguyên tắc quan trọng cho cơ sở hạ tầng của một thị trường tài chính.

Cụ thể, TSĐB thường bao gồm tiền mặt, cổ phiếu và các loại trái phiếu. Để phòng ngừa nguy cơ xảy ra trường hợp "cực đoan" như mất thanh khoản tạm thời hay biến động giá cổ phiếu cao, các thị trường phải đảm bảo rằng, giá trị tài sản đảm bảo tại ngày thanh toán phải đủ lớn để bù đắp cho giao dịch đã thực hiện bằng việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu (haircut ratio) cho từng loại TSĐB. Tỷ lệ chiết khấu này được xác định dựa trên rủi ro thanh khoản của từng TSĐB (cổ phiếu/rổ cổ phiếu, trái phiếu, ...) và cũng thường dựa vào biên độ dao động của thị trường.

Giải pháp không hoàn toàn mới trên TTCK Việt Nam

Hiện TTCK Việt Nam đã đang sử dụng TSĐB cho TTCK phái sinh với tỷ lệ chiết khấu là: 5% đối với trái phiếu chính phủ; 30% đối với chứng khoán nằm trong danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số VN30/HNX30; 40% đối với các chứng khoán còn lại.

Ngoài ra, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cũng có thể điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu tài sản đối với từng loại chứng khoán thế chấp căn cứ vào mức thanh khoản và rủi ro của tài sản thế chấp. Tuy nhiên, các loại tài sản thế chấp này không được vượt quá 20% trên tổng giá trị tài sản ký quỹ.

Do đó, "đây không phải là công cụ hoàn toàn mới đối với TTCK Việt Nam và cũng nên được cân nhắc xem xét áp dụng trên thị trường cổ phiếu. Giải pháp này tôi cũng đã nêu ra trong buổi họp trực tuyến giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cùng hai Sở giao dịch chứng khoán, VSD với các thành viên thị trường nhằm tìm ra các giải pháp hỗ trợ thị trường và nhà đầu tư trước sự tác động tiêu cực của dịch Covid-19 vào ngày 04/3 vừa qua" – ông Trà nói và đề xuất.

Theo đó, tương tự như giao dịch cho vay ký quỹ (margin), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ công bố danh sách chứng khoán đủ điều kiện làm TSĐB và các tỷ lệ chiết khấu tương ứng. Trên cơ sở đó, công ty chứng khoán căn cứ vào tài sản của nhà đầu tư đang có trong danh mục và tỷ lệ chiết khấu để xác nhận khả năng thanh toán tại ngày thanh toán T 2, từ đó xác định mức yêu cầu ký quỹ đảm bảo tại thời điểm đặt lệnh. Trong trường hợp tại ngay T 2, nhà đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ của mình thì TSĐB sẽ được xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.

"Bên cạnh các mục tiêu, giải pháp mang tính dài hạn cho thị trường, tôi cho rằng, chúng ta nên sớm tổ chức xem xét, đánh giá giải pháp TSĐB như là một biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm giải quyết gánh nặng ký quỹ bảo đảm trong giao dịch cổ phiếu, để sớm có thể hỗ trợ thị trường đặc biệt là  trong bối cảnh khó khăn hiện nay, cũng như mục tiêu phát triển bền vững" – ông Lê Hải Trà chia sẻ và đề xuất.

Tin mới

Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
10 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
10 giờ trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp
8 giờ trước
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích của Trung Quốc và hy vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, giá bạc cũng vượt mốc 30 USD/ounce chạm mức cao nhất trong 11 năm.
Sầu riêng mini giá rẻ bèo đổ bộ chợ Việt
7 giờ trước
Loại sầu riêng mini chỉ khoảng 3 lạng/quả đang được rao bán nhiều với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả.
Vải thiều chín sớm giá gấp đôi năm ngoái
6 giờ trước
Vải thiều chín sớm ở Bắc Giang, Hải Dương đang được bán tại vườn với giá cao gấp đôi so với năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Chứng khoán SHS “tự tin” tăng vốn thành công, đặt mục tiêu trở lại Top 10 thị phần môi giới
2 ngày trước
Phát biểu tại Đại hội, ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch HĐQT SHS chia sẻ, SHS sẽ tiến tới hiện thực hóa mục tiêu trở thành đơn vị trung tâm trong hệ sinh thái Tập đoàn tài chính đầu tư, sớm lấy lại Top 10 thị phần môi giới trên cả hai sàn HoSE và HNX, thậm chí là vị trí cao hơn nữa.
Vì sao FPT là doanh nghiệp thành lập đầu tiên, ông Trương Gia Bình vẫn chưa thành tỷ phú?
14/05/2024 13:36
Tập đoàn FPT, một trong những doanh nghiệp đầu tiên được thành lập khi Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời vào năm 1990, kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nhưng người sáng lập ra nó là ông Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc vẫn là chưa thể lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới.
Cổ phiếu hàng không “bay cao”, VN-Index tăng một mạch hơn 20 điểm
06/05/2024 15:22
Hai cổ phiếu hàng không của Vietnam Airlines và Vietjet Air đều tăng trần "tím lịm" sau những thông tin về kết quả kinh doanh.
Một công ty xe điện vừa âm thầm gửi mail 'dọa' nhân viên có thể sắp bị sa thải ngay trong tháng sau, ngầm cảnh báo tương lai tăm tối phía trước
03/05/2024 04:45
Công ty xe điện này hiện đang rất khó khăn.