Càng siết lương thưởng hậu giãn cách, nhân sự càng dễ bất mãn và nghỉ việc: Các sếp phải làm gì để vừa giữ nhân tài, vừa tiết kiệm chi phí cho công ty?

22/11/2021 12:40
Doanh nghiệp Việt có thể cân bằng chuyện con số - con người với 3 "tấm thẻ xanh" từ gợi ý của chuyên gia nhân sự.

Để giải bài toán về tài chính của doanh nghiệp thời kỳ hậu giãn cách xã hội, các nhà lãnh đạo buộc lòng phải "thắt lưng buộc bụng", trong đó có việc siết chặt lương - thưởng. Điều này có thể gây ra sự bất mãn và dễ dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân sự. Doanh nghiệp nên cân nhắc áp dụng 3 gợi ý dưới đây từ chuyên gia nhân sự để có thể "giải vây" dòng tiền nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho nhân viên.

Lao đao hậu đại dịch, doanh nghiệp siết lương – thưởng

Sau 4 tháng "đóng băng" vận hành do dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp Việt rơi vào tình trạng suy kiệt tài chính, phải "cấp cứu" dòng tiền bằng cách siết chi phí vận hành như cắt giảm tiền lương, tổ chức lại sản xuất hoặc vay vốn ngân hàng… Theo thông tin từ hội nghị trực tuyến "Kiến tạo chính sách lương thưởng phúc lợi trong hiện thực mới" của Talentnet, tỷ lệ tăng lương của nhóm doanh nghiệp trong nước là 6,8% trong năm 2021, dự kiến giảm nhẹ xuống 6,7% năm 2022. Đây cũng là tỷ lệ tăng lương thấp nhất trong 10 năm qua trên thị trường nhân sự Việt.

Trong khi đó, khảo sát về Mức độ hạnh phúc trong công việc của Talentnet cho thấy 94% lao động khẳng định chế độ lương - thưởng ảnh hưởng trực tiếp đến sự hạnh phúc của họ trong công việc. Chính vì thế, chính sách siết chặt lương - thưởng có thể là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên cảm thấy bất mãn và quyết định nghỉ việc, dẫn đến tình trạng thiếu nhân lực.

"Hậu giãn cách xã hội, ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp là giải quyết các vấn đề về con số, trong đó có việc siết chặt lương – thưởng của người lao động. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi áp dụng với đội ngũ lao động. Nếu siết chặt lương - thưởng mà không có phương án giải quyết triệt để, doanh nghiệp có thể "trả giá" đắt và đẩy chính mình vào tình trạng thiếu người để vận hành", bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Tổng Giám đốc của Talentnet khẳng định.

Càng siết lương thưởng hậu giãn cách, nhân sự càng dễ bất mãn và nghỉ việc: Các sếp phải làm gì để vừa giữ nhân tài, vừa tiết kiệm chi phí cho công ty? - Ảnh 1.

Nếu siết chặt lương - thưởng mà không có phương án giải quyết triệt để, doanh nghiệp có thể "trả giá" đắt và đẩy chính mình vào tình trạng thiếu người để vận hành.

3 "thẻ xanh" để doanh nghiệp cân bằng chi phí nhưng vẫn đảm bảo phúc lợi

Để doanh nghiệp vừa có thể cân bằng chi phí lương – thưởng, vừa giữ chân đội ngũ lao động hiện tại, bà Nguyễn Thị Thanh Hương gợi ý 3 "tấm thẻ xanh" dưới đây:

Chi trả lương – thưởng theo kỹ năng và hiệu quả công việc: Sự thăng hạng mạnh mẽ của công nghệ trong 2 năm gần đây củng cố tầm quan trọng của việc ứng biến và học hỏi những kỹ năng cần thiết. Tại hội nghị trực tuyến "Kiến tạo chính sách lương thưởng phúc lợi trong hiện thực mới", chuyên gia đầu ngành khẳng định kỹ năng là "một loại tiền tệ trong tương lai", giúp nhân viên khẳng định giá trị, và cũng là "gốc" để quyết định lương – thưởng. Do đó, thay vì trả lương theo vị trí công việc như phương pháp truyền thống, việc chi trả lương – thưởng xứng đáng theo kỹ năng và hiệu quả công việc là chiến lược mới giúp tạo động lực cống hiến cho người lao động trong thời đại mới.

Đảm bảo các phúc lợi thiết yếu, phù hợp với nhu cầu: Chưa bao giờ các phúc lợi giúp nâng cao sức khỏe tinh thần của nhân viên lại trở nên cần thiết đến vậy. Cùng với các gói lương – thưởng cơ bản, DN có thể cân nhắc các gói phúc lợi tùy chỉnh, giúp nhân viên có thể linh hoạt lựa chọn đúng những hạng mục theo nhu cầu. Một số ý tưởng cho các hạng mục phúc lợi thời bình thường mới bao gồm: chăm sóc tâm lý, nhu cầu giải trí trên các ứng dụng Netflix, Spotify; gói khám chữa bệnh cho gia đình…

Đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng người – đúng thời điểm: Nếu bắt buộc phải siết chặt lương – thưởng, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo chi trả lương và phúc lợi cho từng nhân viên đúng thời hạn đã cam kết. Việc cắt giảm lương đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý nhân viên, nếu thêm "cú sốc" trả lương muộn có thể khiến người lao động lung lay, dẫn đến năng suất kém hoặc thậm chí nghỉ việc. Để tránh tình trạng đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc dịch vụ thuê ngoài tính lương nhằm đảm bảo việc chi trả lương và phúc lợi đúng hạn. Bên cạnh đó, thuê ngoài tính lương giúp bộ phận HR giảm tải công việc, dành nhiều thời gian tập trung cho hoạch định chính sách nhân sự, tư vấn cho ban lãnh đạo và hoạt động chăm sóc nội bộ.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Tổng Giám đốc của Talentnet chia sẻ: "Tuy siết chặt lương - thưởng là giải pháp tạm thời để vượt sóng COVID-19, nhưng nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu bài toán này không được tính toán cẩn trọng. Doanh nghiệp cần xem xét kĩ lưỡng các tác động trước khi thay đổi bất kì chính sách nào liên quan đến lương thưởng bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động – linh hồn và nền tảng thành công của doanh nghiệp. Khôn khéo kết hợp nhiều giải pháp khác nhau có thể là chìa khóa giúp doanh nghiệp vừa giải bài toán ngân sách vừa đảm bảo sự hài lòng và giữ chân nhân tài, chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất trong bình thường mới".

Tin mới

'Cuộc chiến sinh tồn' trên thị trường xe điện Trung Quốc
7 giờ trước
Một “cuộc đua sinh tử” đã bắt đầu diễn ra trên thị trường xe điện (EV) lớn nhất thế giới.
BCI Asia: Central -"Top 10 nhà thầu xây dựng hàng đầu Việt Nam năm 2024"
7 giờ trước
Nhà thầu xây dựng Central được Tổ chức Quốc tế BCI Asia Award 2024 vinh danh "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hàng đầu năm 2024" tại thị trường Việt Nam.
Apple suýt mất top 5 thị phần, các hãng điện thoại Trung Quốc đừng vội mừng
7 giờ trước
Apple đã tụt xuống vị trí thứ 5 về thị phần smartphone ở đất nước tỷ dân, đây chưa phải là "dấu chấm hết" cho Nhà Táo, nhưng CEO Tim Cook và cộng sự nên cẩn trọng.
Lý do người Việt 'chê' du lịch nội địa, đổ xô đi nước ngoài
7 giờ trước
Lượng khách đặt tour du lịch nước ngoài tăng mạnh, dẫn tới tình trạng "cháy vé" ở một số điểm đến cần xin visa như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, du khách trong nước có xu hướng di chuyển bằng đường bộ như tàu hoả, ô tô cá nhân.
Xe Đức hãy dè chừng: CEO Xiaomi Lôi Quân xác nhận nhiều chủ xe sang Mercedes, BMW, Audi... đang chuyển sang xe điện Xiaomi
6 giờ trước
CEO Xiaomi đã chia sẻ những thông tin tích cực về mẫu xe điện SU7 tại Triển lãm ô tô Bắc Kinh.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.