Câu chuyện cổ tức và góc nhìn của huyền thoại Warren Buffett

26/09/2021 08:30
"Mỗi đô la mà công ty giữ lại, ít nhất phải có khả năng tạo ra cho cổ đông một đô la theo giá trị thị trường", Buffett viết khi bàn về vấn đề doanh nghiệp ưa thích giữ lại lợi nhuận thay vì chuyển thành cổ tức.

Gần bốn thập kỷ về trước, nhà tiên tri xứ Omaha Warren Buffett đã từng chia sẻ với cổ đông của Tập đoàn Berkshire Hathaway những nhận định về chính sách chia cổ tức của các doanh nghiệp. Theo đó, viết trong bức thư gửi cổ đông nhà Berkshire năm 1984, Buffett cho rằng chính sách cổ tức ít khi được phân tích rõ ràng mà chỉ được thông báo bằng con một số cụ thể đến với các cổ đông.

"Một doanh nghiệp thường sẽ chỉ thông báo rằng, mục tiêu về tỷ lệ cổ tức trong năm sẽ là 40-50% lợi nhuận sau thuế, đồng thời tỷ lệ cổ tức sẽ gia tăng ít nhất bằng với lạm phát", Buffett viết. Tuy nhiên, vị tỷ phú nhận thấy, hiếm khi có một sự phân tích nào đi kèm với thông báo đó, để chỉ ra lý do cho việc tỷ lệ này có phải là chính sách cổ đem lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông hay không. Đặc biệt là khi những quyết định về việc phân bổ nguồn vốn sẽ cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp.

Do đó, Buffett cho rằng ban lãnh đạo và chủ sở hữu doanh nghiệp nên xem xét kỹ càng về số lợi nhuận cần được giữ lại cho hoạt động và số thu nhập sẽ dùng để chia cho cổ đông trong từng bối cảnh cụ thể. Lợi nhuận tạo ra sẽ không mang tính đồng đều, cụ thể như vấn đề lạm phát kinh tế sẽ khiến một phần hay toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ mang tính chất tượng trưng – hay được Buffett miêu tả bằng từ "bị hạn chế". Khi ấy, doanh nghiệp không nên sử dụng khoản lợi nhuận này để trả cổ tức cho cổ đông mà cần giữ lại, vì rất có thể sẽ khiến công ty đó đánh mất tiềm lực tài chính và vị thế cạnh tranh.

Chủ tịch Berkshire cho biết, các khoản lợi nhuận bị hạn chế tuy vẫn có giá trị trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp, song giá trị thị trường của chúng sẽ bị chiết khấu rất nhiều so với giá trị sổ sách. "Một đô la lợi nhuận được giữ lại để tái đầu tư vào kinh doanh chỉ có thể được chuyển thành 25 xu theo giá trị thị trường", tỷ phú Buffett minh họa. Vì vậy, việc giữ lại khoản vốn này để tiếp tục kinh doanh sẽ có lợi hơn, và ban lãnh đạo cần phải lựa chọn quyết định nào có lợi nhất cho cổ đông.

Thực tế, tổng tài sản của doanh nghiệp sẽ nhỏ đi bằng đúng với số tiền đã chi ra cho hoạt động trả cổ tức và giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng được điều chỉnh giảm tương ứng.

Về các khoản lợi nhuận tốt, không bị hạn chế, Chủ tịch Berkshire cho biết, vì nhiều lý do mà các công ty thường ưa thích giữ lại lợi nhuận này dù việc chuyển thành cổ tức chia cho cổ đông là hoàn toàn khả thi. Theo đó, các vị lãnh đạo thường mong muốn gia tăng tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, bổ sung vốn để thực hiện đầu tư với suy nghĩ có đủ khả năng tạo ra sự gia tăng tốt hơn số vốn đã giữ lại.

Song, vấn đề Buffett muốn rõ ràng là các công ty cần chứng minh cho cổ đông khả năng này, thông qua các thành tích trước đó hoặc các phân tích về triển vọng tăng trưởng doanh nghiệp trong tương lai một cách hợp lý. "Mỗi đô la mà công ty giữ lại, ít nhất phải có khả năng tạo ra cho cổ đông một đô la theo giá trị thị trường", Buffett viết.

Đồng thời, Buffett khuyến nghị các doanh nghiệp không nên thay đổi liên tục tỷ lệ cổ tức theo đúng những biến động trong lợi nhuận hay các cơ hội đầu tư của từng thời kỳ. Về mặt tâm lý, cổ đông sẽ thường ưa thích mức trả cổ tức ổn định và có thể tính toán được theo thời gian. Theo đó, tỷ lệ chi trả cổ tức cần phản ánh được kỳ vọng dài hạn của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp về lợi nhuận cũng tỷ suất sinh lợi cận biên. Và khi triển vọng về dài hạn ít có sự thay đổi, thì chính thức chi trả cổ tức cũng không nên có sự biến động đáng kể. 

Lợi nhuận kiếm được sẽ có thể tăng lên và những doanh nghiệp vẫn giữ mức trả cổ tức như quá khứ. Nhưng, điều quan trọng với ban lãnh đạo không phải là việc chỉ chăm chăm thay đổi mức cổ tức, mà là phần lợi nhuận lẽ ra có thể trả cổ tức nhưng được công ty giữ lại phải tạo được giá trị tăng thêm cho cổ đông.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
31 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
12 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.