Chân dung đối tác chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 của Vingroup tại Mỹ: Đang đẩy mạnh phát triển giai đoạn 3 của tiến trình, vốn hoá thị trường hơn 800 triệu USD

27/07/2021 02:24
Theo ông Phạm Nhật Vượng, Vingroup có thể chấp nhận rủi ro ban đầu là thử nghiệm vắc xin với các dự án chưa chắc đã thành công, đồng hành cùng dự án đó. Vì đơn giản nếu đợi đến khi thành công thì chưa chắc chúng ta đã mua được vắc xin chứ đừng nói là chuyển giao công nghệ

Tập đoàn Vingroup được cho biết là đang tiếp cận đàm phán chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin với Công ty Acturus, Mỹ. Theo Bộ Y tế, dự kiến tháng 8/2021, vắc xin có thể bắt đầu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Nhà máy có công suất 100 – 200 triệu liều mỗi năm.   

Đầu tháng 6 năm nay, Vingroup đã thành lập công ty Vinbiocare JSC với nhiệm vụ trước mắt là hợp tác, nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 từ nước ngoài, tiến đến tự chủ về vắc xin. 

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup cho biết: "Hiện tại đất nước đang cần, chúng tôi làm vắc xin. Nhưng dự án đó là phi lợi nhuận, tất cả chi phí chúng tôi sẽ cố gắng thu về, cần thiết sẽ tài trợ, thậm chí chấp nhận rủi ro ban đầu là thử nghiệm vắc xin với các dự án chưa chắc đã thành công, đồng hành cùng dự án đó. Vì đơn giản nếu đợi đến khi thành công thì chưa chắc chúng ta đã mua được vắc xin chứ đừng nói là chuyển giao công nghệ".

Đối tác đàm phán của Vingroup là Arcturus Therapeutics Holdings (Nasdaq: ARCT), công ty sản xuất thuốc RNA giai đoạn lâm sàng, tập trung phát triển vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm và các bệnh hiếm gặp về gan, hô hấp. 

(RNA là công nghệ được cả Pfizer-BioNTech và Moderna sử dụng cho vắc xin COVID-19 của họ)

Điểm đáng chú ý của Arcturus là công ty này đang đạt được những tiến bộ liên tục trong việc phát triển ARCT-021, một ứng cử viên vắc xin mRNA COVID-19. Arturus đang đàm phán với cơ quan quản lý Hoa Kỳ để triển khai nghiên cứu Giai đoạn 3 của sản phẩm. 

Nguồn thu chính của Arcturus từ phí cấp phép và các khoản thanh toán hợp tác từ thoả thuận nghiên cứu và phát triển với các đối tác dược phẩm và công nghệ sinh học. Nhưng Arcturus là một công ty chưa có lãi.

Trong ba tháng đầu năm (kết thúc này 31/3/2021), công ty đạt doanh thu 2,1 triệu USD, cùng kỳ năm ngoái đạt 2,6 triệu USD. Tổng chi phí hoạt động trong giai đoạn này là 59,8 triệu USD, so với 12,1 triệu USD quý 1/2020 và 33,3 triệu USD quý 4/2020. 

Có thể thấy, chi phí của Arcturus đang tăng nhanh, nguyên nhân đến từ việc đẩy mạnh chi cho hoạt động sản xuất lâm sàng của chương trình ARCT-021. Trong quý 1/2021, Arcturus lỗ ròng 56,3 triệu USD. 

Tuy nhiên, số dư tiền mặt cuối kỳ của công ty khoản 467 triệu USD, dự kiến để hỗ trợ hoạt động của công ty trong hai năm tới. 

Vốn hoá thị trường của Arcturus hiện ở mức 822 triệu USD. Một số đối tác của công ty này gồm có Johnson & Johnson, Ultragenyx Pharmaceutical và Takeda Pharmaceutical...

Chân dung đối tác chuyển giao công nghệ vắc xin COVID-19 của Vingroup tại Mỹ: Đang đẩy mạnh phát triển giai đoạn 3 của tiến trình, vốn hoá thị trường hơn 800 triệu USD - Ảnh 1.

Tin mới

Hãng xe điện khổng lồ BYD dường như đang cố gắng sản xuất một mẫu siêu xe điện 'đến từ tương lai'
10 giờ trước
Hãng xe điện khổng lồ BYD của Trung Quốc vừa cho ra mắt một mẫu siêu xe concept thông qua thương hiệu cao cấp Fang Cheng Bao – Super 9 không có mui, chỉ có kính chắn gió và cửa cắt kéo quyến rũ – và dường như nó đang được đưa vào sản xuất.
Bộ Công Thương nói gì về điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng khi bán lên lưới?
9 giờ trước
Điện mặt trời mái nhà 0 đồng và không được thanh toán là bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.
Thực hư thông tin nữ du khách nước ngoài bị "chặt chém" 3 quả dứa giá 500.000 đồng
9 giờ trước
UBND phường Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) đã giao Công an phường tiếp tục xác minh làm rõ người phụ nữ bán hàng rong để làm rõ vi phạm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật
Sản lượng xe dư thừa, vì sao các hãng xe điện Trung Quốc vẫn hăng say sản xuất?
8 giờ trước
Chênh lệch giữa sản lượng xe điện và doanh số của các hãng xe Trung Quốc đang đặt ra câu hỏi lớn về tương lai ngành này.
Dân mạng đua nhau lùng mua đặc sản bánh trứng kiến độc lạ
6 giờ trước
Trứng kiến, thứ đặc sản dân dã được làm thành bánh, mỗi ngày tiểu thương tiêu thụ hết cả vài trăm chiếc bánh loại này.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.