Châu Á – động lực tăng trưởng nhu cầu thép thế giới

15/04/2019 08:02
Tháng 4/2019, Hiệp hội Thép thế giới (WSA) đã điều chỉnh các con số dự báo của tháng 10/2018 về tiêu thụ thép toàn cầu. Theo đó, nhu cầu thép thành phẩm trên thế giới năm 2018 là 1.711,6 triệu tấn, dự báo sẽ đạt 1.734 triệu tấn (+1,3%) trong năm 2019 và 1.750 triệu tấn vào năm 2020.

Mức tăng tiêu thụ thép trong năm 2018 là 54 triệu tấn, và dự kiến sẽ tiếp tục thêm 53 triệu tấn trong năm nay, chủ yếu xuất phát từ khu vực Châu Á, nơi sẽ chiếm tới 69% tổng tiêu thụ thép toàn cầu trong năm 2019.

Tại Châu Á, sự điều chỉnh mức tăng trưởng về nhu cầu của Trung Quốc rất đáng chú ý. Có vẻ nhu tăng trưởng GDP của quốc gia này đang chậm lại không hề ảnh hưởng tới tiêu thụ thép. Năm 2018, nhu cầu thép ở Trung Quốc đã tăng 54 triệu tấn do đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất động sản – lĩnh vực sử dụng rất nhiều thép.

Toàn bộ 13 thành phố ở Trung Quốc đến thời điểm hiện tại đã phải sử dụng tới thép dự trữ bởi nhu cầu tăng mạnh. Do nhu cầu không ngừng tăng từ lĩnh vực sản xuất thép và một số lý do khác, giá quặng sắt – nguyên liệu sản xuất thép – giao dịch trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) đã tăng vọt khoảng 50% từ đầu năm tới nay, mới đây lập đỉnh cao nhất trong vòng gần 8 năm.

Châu Á – động lực tăng trưởng nhu cầu thép thế giới - Ảnh 1.

Tương tự, tại Ấn Độ, tiêu thụ thép trong năm 2018 đạt 96 triệu tấn, dự kiến tăng lên 102,8 triệu tấn trong năm nay và 110,2 triệu tấn vào năm 2020 (những số liệu mới nhất về thị trường Ấn Độ không có sự thay đổi nhiều so với số liệu đưa ra vào tháng 10/2018).

Tăng trưởng mạnh về cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục duy trì động lực lớn cho nhu cầu thép ở Ấn Độ trong vài năm tới. Tốc độ xây dựng chậm lại ở mọi lĩnh vực như đường bộ, đường sắt, nâng cấp và cơ giới hóa cảng biển, đóng tàu, hạ tầng cơ sở nông thôn và thành thị, bất động sản… trong vài tháng tới có thể sẽ tạm thời kiềm chế nhu cầu thép trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó sẽ tăng trưởng trở lại.

Hiện tượng này rất phổ biến trong quá trình tăng trưởng ở nhiều quốc gia. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng mức tăng tiêu thụ thép thành phẩm thêm 14 triệu tấn trong vòng 2 năm tới có thể không diễn ra với tốc độ đều đặn, mà mạnh yếu tùy thời điểm. Chẳng hạn như sau khi kết thúc cuộc bầu cử thì hoạt động xây dựng có thể sẽ tăng tốc rất nhanh.

Nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng khá nhanh, với tỷ lệ tổng vốn cố định trong GDP (theo tỷ giá hiện hành) đã tăng lên 29% trong giai đoạn tháng 4-12/2018, từ mức 28,7% cùng kỳ năm trước đó. Tuy nhiên, Ấn Độ đang vấp phải tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng, dự kiến lên mức 16,9 tỷ USD tính tới cuối quý 3/2019, tương đương 2,6% GDP.

Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (ròng) đã tăng lên 7,5 tỷ USD trong quý 3/2009, nhưng các khoản đầu tư gián tiếp (portfolio investment) đã bị rút đi 2,1 tỷ USD trong bối cảnh dự trữ ngoại hối cạn kiệt trong quý 3/2018. Tương lai tình hình tài chính toàn cầu đầy bất chắc giữa lúc Mỹ đang nỗ lực để giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Các biện pháp kích thích kinh tế ở Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đều nhằm cung cấp thêm vốn đầu tư cho hoạt động xây dựng. Điều đó kích thích tăng xuất khẩu. Ấn Độ hiện đang theo dõi sát mức tăng trưởng nhập khẩu. Nhập khẩu thép vào thị trường này trong 11 tháng đầu năm 2018 đạt 8,03 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước đó, trong khi xuất khẩu thép cùng giai đoạn đạt 7,77 triệu tấn, giảm 27,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong tài khóa 2018/19 (kết thúc vào tháng 3/2019), nhập khẩu thép của Ấn Độ đã tăng lần đầu tiên trong vòng 3 năm. Trong tài khóa này, xuất khẩu thép thành phẩm của Ấn Độ giảm 34% xuống 6,36 triệu tấn, trong khi nhập khẩu thép thành phẩm tăng 4,7% lên 7,84 triệu tấn.

Báo cáo của WSA đánh giá về thị trường thép ở tất cả các quốc gia bằng cách đo giá trị của thép trong GDP (steel intensity of GDP), cụ thể là tính mức sử dụng thép (đơn vị tính bằng triệu USD) trong GDP thực tế. Theo cách tính này thì ở mức độ trung bình 59,6, Trung Quốc có mức sử dụng thép trong GDP đạt mức cao nhất thế giới (không kể Việt Nam, nơi có mức độ GDP còn thấp) và cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình trên toàn cầu là 20,7. Tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 34,9, Thổ Nhĩ Kỳ là 31,2 và Nga là 29.

Ấn Độ, với mức sử dụng thép trong GDP trung bình là 36,5, sẽ phải tăng cường sử dụng thép nhiều hơn nữa trong những năm tới để thúc đẩy tăng trưởng GDP. Dựa trên các số liệu dự đoán ban đầu về nhu cầu thép trong các năm 2019 và 2020, dự báo tiêu thụ thép bình quân đầu người ở Ấn Độ có thể vượt 75 kg trong năm 2019. Con số này vẫn còn thấp xa so với mức trung bình trên toàn cầu là 225 kg, và càng thấp so với mức 594 kg của Trung Quốc.

Công suất sản xuất thép trên toàn cầu hiện nay, theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) là 2,234 triệu tấn tính tới tháng 12/2018, giảm khá mạnh so với năm trước đó. Với sản lượng thép thô thế giới năm 2018 là 1.818 triệu tấn, tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất hiện nay là 81,4%, ở mức khá cao.

OECD cũng cho biết có 88 tấn công suất sản xuất mới dự kiến sắp đi vào hoạt động. Khu vực Châu Á sẽ chiếm tới 61% trong tổng công suất mới này.

Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố rủi ro đối với thị trường thép toàn cầu. Đó là sự không chắc chắn về triển vọng thương mại xuất phát từ xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. Châu Âu cũng không tránh khỏi việc phải tăng nhập khẩu thép do nhiều nhà xuất khẩu né tránh thị trường Mỹ, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu mặt hàng này ở Châu Âu có rất ít khả năng tăng lên.

Tin mới

Một thương hiệu made by Vietnam vừa đăng ký mẫu xe máy điện mới: ngoại hình như Honda SH, sớm đối đầu VinFast và Yadea
2 giờ trước
Thay vì mẫu xe chuyên dùng để vận chuyển, hãng xe máy điện Việt Nam Selex Motors đang lên kế hoạch ra mắt thêm mẫu xe máy điện mới tiện dụng hơn.
Giá vàng hôm nay 1/5: Vàng thế giới bất ngờ "lao dốc" khi đồng bạc xanh mạnh lên
3 giờ trước
Đồng USD tăng mạnh trở lại vào phiên giao dịch vừa qua đã khiến giá vàng hôm nay trên thế giới "lao dốc" không phanh.
Apple ra khuyến cáo, người dùng iPhone phải làm ngay điều này!
3 giờ trước
Theo Cnet, người dùng iPhone nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt.
Mẹo dùng điều hòa tiết kiệm điện mùa nắng nóng
3 giờ trước
Điều hòa đang dần trở thành một trong những thiết bị phổ biến và quan trọng nhất trong mỗi ngôi nhà, đặc biệt là ở điều kiện thời tiết nắng nóng như như hiện nay. Tuy nhiên, dùng thế nào để tiết kiệm điện mà vẫn đạt hiệu quả làm lạnh tối ưu là điều không phải ai cũng biết.
Giá USD hôm nay 1/5: Đồng bạc xanh tăng vọt trước khi dữ liệu của Fed được công bố
3 giờ trước
Giá USD hôm nay 1/5 ổn định tại thị trường chính thức trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, còn trên thị trường tự do, giá bán USD bất ngờ suy giảm. So với phiên liền trước, giá USD bán ra tại chợ đen giảm 55 đồng hiện ở mức 25.640 đồng mỗi USD, chiều mua vào giảm 75 đồng xuống mức 25.540 đồng mỗi USD.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.233.240 VNĐ / tấn

161.00 JPY / kg

0.75 %

+ 1.20

Đường

SUGAR

10.862.326 VNĐ / tấn

19.44 UScents / lb

-1.72 %

- -0.34

Cacao

COCOA

229.739.753 VNĐ / tấn

9,064.50 USD / mt

1.49 %

+ 133.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

121.675.927 VNĐ / tấn

217.76 UScents / lb

-5.89 %

- -13.64

Đậu nành

SOYBEANS

10.637.700 VNĐ / tấn

1,142.28 UScents / bu

-0.31 %

- -3.55

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.667.973 VNĐ / tấn

346.05 USD / ust

-1.69 %

- -5.95

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.060.275 VNĐ / tấn

43.06 UScents / lb

0.05 %

+ 0.02

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 01/5: Giá dầu, vàng, đồng, quặng sắt, ngũ cốc đồng loạt giảm
3 giờ trước
Phiên giao dịch 30/4, giá dầu tiếp tục giảm khi sản lượng dầu thô của Mỹ tăng và hy vọng về ngừng bắn giữa Israel và Hamas, vàng giảm xuống mức thấp nhất một tuần nhưng ghi nhận tháng thứ 3 tăng liên tiếp.
Thị trường gạo thế giới có thể lại nóng lên vào quý 3 vì lý do này
4 giờ trước
Giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất nhiều tháng do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu chậm lại. Tuy nhiên, mối lo ngại lại dấy lên khi thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua
7 giờ trước
Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.
Bất ngờ với giá cua biển Cà Mau dịp lễ 30-4 và 1-5
23 giờ trước
Nhiều hộ nuôi ở Cà Mau vẫn "bỏ túi" tiền triệu dù giá cua biển chỉ tăng nhẹ vào dịp lễ