Chênh lệch hàng trăm tỷ đồng, nhiều dự án đầu tư công có nguy cơ đình trệ

19/05/2021 09:06
Đà tăng giá đột biến của thép và nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng khác… làm nhiều dự án "đội” chi phí thêm hàng trăm tỷ đồng…

Trước tình trạng “càng làm càng lỗ”, nhiều nhà thầu buộc phải lựa chọn giải pháp ngưng thi công. Điều này khiến hàng loạt dự án đầu tư công, dự án trọng điểm quốc gia đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

MUÔN SỰ TẠI... VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Hơn 1 tháng qua, lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả phải “chạy đôn chạy đáo” khắp nơi để thương thảo những vấn đề phát sinh do đà tăng “đột biến” của thép và nhiều mặt hàng vật liệu xây dựng trong 4 tháng đầu năm.

“Bởi nếu không cập nhật biến động giá kịp thời, Đèo Cả sẽ phải chịu thâm hụt lớn về tài chính ở hàng loạt dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước như Cầu Cửa Lục 1, Cầu Cửa Lục 3…”, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT, Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết.

Chênh lệch hàng trăm tỷ đồng, nhiều dự án đầu tư công có nguy cơ đình trệ - Ảnh 1.

Ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT, Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả


Chỉ tính riêng tại dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo thuộc cao tốc Bắc Nam phía Đông mà Đèo Cả làm chủ đầu tư, giá thép tăng 40% đã làm phát sinh chi phí thêm gần 150 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai dự án của doanh nghiệp.

Hiện nay, trên thị trường, gần như tất cả các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng đều có sự biến động rất lớn về giá cả. Trong khi giá thép đã tăng vọt 40% so với quý 4/2021, thì các vật tư khác như cát, đá, gạch, xi măng, tôn... cũng đồng loạt tăng theo từ 20-25%. Điều này gây khó khăn trong việc lập dự toán chi phí, nguồn vốn cho các dự án đầu tư công sắp triển khai cũng như ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án đầu tư công đang triển khai.

Theo ông Hồ Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cơ khí xây dựng Thăng Long, việc tăng giá đột biến, khó lường của mặt hàng này đã ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp, các nhà thầu đang triển khai thi công các công trình, dự án trong nước, đặc biệt đối với các dự án dùng vốn ngân sách do phải đảm bảo đúng các quy định, quy trình trong hợp đồng bỏ thầu mới giải ngân được. “Tuy nhiên, nếu chỉ thanh toán theo đúng hợp đồng đã ký trước thì doanh nghiệp, nhà thầu sẽ bị thiệt hại, lỗ lớn do giá thép tăng quá cao”, ông Ngọc Anh chia sẻ.

Đơn cử, tại dự án Cầu Rào 1 tại Hải Phòng, đơn giá thép tròn khi dự thầu theo giá công bố quý 3/2020 là 10.900 đồng/kg (chưa bao gồm VAT), nhưng hiện nay giá bán đã tăng gần 55% lên 16.845 đồng/kg. Trong khi đó, đơn giá mà liên danh nhà thầu đang áp dụng vào công trình này là 12.084 đồng/kg (chưa bao gồm VAT), chênh lệch gần 5.000đồng/kg so với giá bán.

“Với tổng khối lượng sắt thép sử dụng cho công trình này lên khoảng 6.200 tấn,  chênh lệch giữa giá thép áp dụng cho gói thầu và giá thị trường hiện tại đã lên gần 30 tỷ đồng. Vì vậy, việc bảo đảm tiến độ dự án hoàn thành vào cuối năm 2021 là một thách thức lớn với liên danh nhà thầu”, ông Ngọc Anh nhấn mạnh.

CẦN SỚM CÓ HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH

Mặc dù đã có phương án dự phòng rủi ro từ biến động giá của thị trường, song đà tăng “phi mã” hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp và nhà thầu khó cầm cự, buộc phải chấp nhận chịu phạt thầu hoặc dừng thi công để tránh bị thiệt hại.

“Các gói thầu đầu tư có dùng vốn ngân sách nhà nước mà doanh nghiệp đang thi công buộc phải ngưng trệ. Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công của doanh nghiệp trong năm 2021 chắc chắn bị ảnh hưởng. Điều này cần sớm được tháo gỡ nhất là trong bối cảnh đầu tư công được xem là động lực tăng trưởng quan trọng giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp”, đại diện một nhà thầu xây dựng quân đội cho biết.

Thậm chí, trong giai đoạn này, một số dự án đầu tư công đang trong giai đoạn chào thầu cũng không “hút” được doanh nghiệp tham gia do chưa có sự điều chỉnh giá vật liệu xây dựng và ổn định giá thầu.

“Vì vậy, với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn ngân sách, Bộ Xây dựng, sở xây dựng các tỉnh cần cập nhật đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu, tránh những tổn thất không đáng có cho các doanh nghiệp khi giá thép và vật liệu xây dựng liên tục tăng cao”, nhà thầu quân đội đề xuất.

Chênh lệch hàng trăm tỷ đồng, nhiều dự án đầu tư công có nguy cơ đình trệ - Ảnh 2.

Ông Hồ Ngọc Anh, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cơ khí xây dựng Thăng Long


Trong khi đó, ông Ngọc Anh cho rằng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, rất cần sự vào cuộc của Chính phủ, các Bộ, các địa phương, trong đó Chính phủ cần có những Tổ công tác đặc biệt với sự tham gia của những người có đủ thẩm quyền.

“Đồng thời, Chính phủ cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể cho Bộ ngành và địa phương trong việc hỗ trợ, bù giá cho các dự án, công trình công một cách thực tế, kịp thời. Theo đó, các địa phương, đại diện chủ đầu tư phải thường xuyên cập nhật giá thị trường, ít nhất 1 tháng /lần để thúc đẩy giải ngân đầu tư công theo các bước tiến độ của từng dự án ở thời điểm thanh toán”, đại diện Tổng Công ty cơ khí xây dựng Thăng Long kiến nghị.

Còn theo ông Trần Văn Thế, trước những diễn biến tăng giá vật liệu phức tạp có nhiều dấu hiệu bất thường như hiện nay, Chính phủ cần sớm chỉ đạo bộ ngành kiểm tra, xử lý triệt để nguyên nhân dẫn tới tình trạng giá thép tăng đột biến. “Bởi nếu không, hàng loạt các dự án đầu tư công sẽ có nguy cơ... chậm tiến độ, còn doanh nghiệp... đứng trước nguy cơ phá sản”, ông Thế nói.

Tin mới

Phụ phẩm cá Việt Nam “lên đời”: Bứt phá kỷ lục, thu trăm triệu USD khi ngành thủy sản gặp khó
8 giờ trước
Tận dụng phế phẩm từ cá, nhiều sản phẩm tưởng chừng bình thường đang trở thành “điểm sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam.
Vì sao giá vật liệu xây dựng tăng đột biến?
8 giờ trước
57,2% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
8 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.
Kiểm chứng cà phê khoai mỡ mới ra mắt của Starbucks: Có thật sự ngon hay lại là một kết hợp gây tranh cãi?
5 giờ trước
Vừa ra mắt không lâu, cà phê khoai mỡ của Starbucks đã khiến dân tình xôn xao: màu sắc bắt mắt, kết hợp mới lạ nhưng hương vị liệu có xứng đáng?
Yêu cầu rà soát hoá đơn tiền điện tăng bất thường
8 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo công ty điện lực, nghiêm túc rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ trả tiền điện tháng 6.

Tin cùng chuyên mục

Hyundai 'mạnh tay' ưu đãi Santa Fe và Palisade: giảm 100% phí trước bạ, tặng cả Samsung Galaxy Tab
15 giờ trước
Chương trình kéo dài đến hết ngày 31/8.
Audi A5 2025 ra mắt Việt Nam: Giá 2,2 tỷ, 3 màn hình trên táp lô, đấu C-Class và 3-Series
17 giờ trước
Audi A5 2025 dành cho thị trường Việt Nam có nhiều trang bị nổi bật, như 3 màn hình trên bảng táp lô, ADAS, gói S Line,...
Mercedes-Benz Việt Nam ra mắt bộ đôi GLS mới trong triển lãm LiveRARE
18 giờ trước
Sáng ngày 3/7/2025, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) tổ chức triển lãm đặc biệt mang tên “LiveRARE – Không gian tuyệt tác Mercedes-Benz”, diễn ra từ ngày 03 đến 05/07/2025 tại GEM Center, TP.HCM. Đây là một trong các sự kiện quan trọng trong cột mốc hành trình 30 năm Mercedes-Benz có mặt tại Việt Nam.
Sếp Sailun tự tin đấu Michelin, Bridgestone: ‘Cứ 10 người sẽ có 1 người dùng lốp Sailun tại Việt Nam’
1 ngày trước
Thương hiệu lốp xe Sailun sau 12 năm có mặt tại thị trường Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp lốp cho nhiều mẫu xe điện VinFast.