Chỉ cần đồng Nhân dân tệ "bật chốt", cả thế giới sẽ chao đảo vì "bão giảm giá tiền tệ"?

16/06/2019 12:52
Trong một kịch bản cấp tiến, đồng Nhân dân tệ (NDT) có thể giảm xuống mức gần 8 NDT đổi 1 USD.

Nhưng chỉ cần đồng NDT bật khỏi "chốt chặn" 7 NDT đổi 1 USD, các nước có thể sẽ đua nhau giảm giá đồng nội tệ để giành ưu thế cạnh tranh.

Tín hiệu phát đi

Kể từ sau khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, đồng NDT chưa từng rớt dưới ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD. Cho nên, đây được coi là mốc tâm lý quan trọng và mỗi khi tỷ giá đồng NDT so với đồng USD tiếp cận ngưỡng này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC, ngân hàng trung ương) đều sử dụng các công cụ điều tiết chính sách của mình để giữ cho đồng NDT không mất mốc 7 NDT đổi 1 USD.

Cú sốc tỷ giá bắt đầu từ ngày 11/8/2015 có thể là một bài học kinh nghiệm quý. Hôm đó, PBOC để đồng NDT mất giá 1,9% so với đồng USD, thị trường mới chỉ manh nha kỳ vọng đồng NDT tiếp tục bị phá giá, giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc tăng tính cạnh tranh, làn sóng rút vốn đã diễn ra. Hệ quả là tới hết tháng 1/2017, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã bị bào mòn khoảng 1.000 tỷ USD.

Từ mức cao nhất mọi thời đại khi vượt 3.993 tỷ USD vào tháng 6/2014, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chỉ còn 2.998 tỷ USD khi bước sang tháng 2/2017. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc rơi dưới ngưỡng 3.000 tỷ USD.

Hiện nay, theo số liệu tính hết tháng 5/2019, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là 3.101 tỷ USD trong khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn leo thang căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu.

Các nhà phân tích của Reuters dự đoán xuất khẩu của Trung Quốc tháng 5/2019 sẽ giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2018 sau khi đã giảm 2,7% trong tháng 4. Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra khi xuất khẩu của Trung Quốc tháng 5/2019 đã tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2018.

 Chỉ cần đồng Nhân dân tệ bật chốt, cả thế giới sẽ chao đảo vì bão giảm giá tiền tệ? - Ảnh 1.

Kể từ sau khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008, đồng NDT chưa từng rớt dưới ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD. Ảnh: CMS

Căn nguyên có thể đến từ một bất ngờ khác, đó là ngày 10/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tăng thuế từ 10% lên mức 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá 200 tỷ USD, bắt đầu từ ngày 1/6. Do vậy, các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã tranh thủ thời gian đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ.

Dù Trung Quốc đang đẩy mạnh chuyển đổi kết cấu kinh tế, nhưng xuất khẩu vẫn đóng góp khoảng 20% GDP của nước này.

Bất cứ sự thụt giảm nào trong lĩnh vực xuất khẩu không chỉ ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Cho nên, tăng sức cạnh tranh của xuất khẩu còn liên quan tới an sinh, ổn định xã hội và người ta bắt đầu thấy có sự thay đổi, chí ít trong phát biểu của quan chức Trung Quốc.

Vào trung tuần tháng 5/2019, khi đồng NDT giảm qua ngưỡng 6,9 NDT đổi 1 USD, hàng loạt quan chức tài chính ngân hàng Trung Quốc đã lên tiếng trấn an dư luận, nhấn mạnh PBOC có đủ năng lực để giữ ổn định đồng NDT, tuyệt đối không để đồng NDT "xảy ra chuyện".

Nhưng trước khi lên đường dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 ở Nhật Bản vào cuối tuần trước, Thống đốc PBOC Dịch Cương đã trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg, nói rằng chiến tranh thương mại có thể mang đến áp lực mất giá tạm thời cho đồng NDT và không nghĩ là một con số cụ thể nào đó lại quan trọng hơn một con số cụ thể khác.

Phát biểu này được phổ biến nhìn nhận như việc Trung Quốc đang chuẩn bị tâm lý cho khả năng đồng NDT phá mốc 7 NDT đổi 1 USD.

Những dự báo "khủng"

Năm 2018, đồng NDT tăng giá vào đầu năm, sau khi chiến tranh thương mại bùng nổ, đồng NDT quay đầu giảm giá, có lúc giảm đến 10% so với đồng USD, tính chung cả năm giảm khoảng 5%. Dư luận cho rằng, đồng NDT giảm giá về cơ bản đã tiêu hóa hết ảnh hưởng của việc Mỹ áp thuế trừng phạt 10% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

 Chỉ cần đồng Nhân dân tệ bật chốt, cả thế giới sẽ chao đảo vì bão giảm giá tiền tệ? - Ảnh 2.

Nếu đồng NDT không giảm giá tiếp, ngành xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Bloomberg

Nhưng hiện nay, mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đã được nâng lên 25% và ông Trump còn đe dọa nếu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không đến Nhật Bản dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và gặp mình, Washington sẽ lập tức thực thi lệnh trừng phạt thuế quan đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại.

Điều đó có nghĩa đồng NDT nếu không giảm giá tiếp, ngành xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trong một kịch bản được cho là cấp tiến nhất tới nay, bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Singapore (DBS) dự đoán nếu Mỹ áp thuế toàn diện với hàng hóa Trung Quốc, tỷ giá đồng NDT sẽ tiệm cận mức 8 NDT đổi 1 USD.

Thấp hơn một chút là dự đoán của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch. Theo đó, nếu Mỹ-Trung thất bại trong việc thúc đẩy thảo thuận thương mại tại Hội nghị G20 vào cuối tháng 6 này thì cuối năm nay, đồng NDT sẽ phá giá tới mức 7,13 NDT đổi 1 USD để tiêu hóa ảnh hưởng từ việc Mỹ nâng thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25%.

Trong trường hợp tại Hội nghị G20, Mỹ-Trung chỉ ra được tuyên bố còn mức thuế 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vẫn giữ nguyên, nghĩa là hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại trong khi vẫn thực thi chính sách gây sức ép cực hạn, tới cuối năm 2020, đồng NDT sẽ phá giá tới mức 7,5 NDT đổi 1 USD.

Tồi tệ nhất là kịch bản Mỹ giữ nguyên mức thuế trừng phạt đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và áp thuế trừng phạt đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại, có nghĩa hai bên không những không đạt được thỏa thuận thương mại mà chiến tranh thương mại còn bùng nổ toàn diện, đồng NDT sẽ phá giá mạnh, tới cuối năm 2020 đạt mức 7,77 NDT đổi 1 USD.

 Chỉ cần đồng Nhân dân tệ bật chốt, cả thế giới sẽ chao đảo vì bão giảm giá tiền tệ? - Ảnh 3.

Ảnh: IndustryWeek

Có cái nhìn ôn hòa hơn, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho rằng trong 3 tháng tới, tỷ giá đồng NDT sẽ phá mốc 7 NDT đổi 1 USD, đạt 7,05 NDT đổi 1 USD. Sau đó, đồng NDT sẽ quay đầu tăng giá, trong 6 tháng về mốc 6,95 NDT đổi 1 USD và 12 tháng là 6,8 NDT đổi 1 USD.

Trước đó, dự đoán của Goldman Sachs cho các mốc thời gian trên lần lượt là 6,95 NDT đổi 1 USD; 6,65 NDT đổi 1 USD và 6,65 NDT đổi 1 USD.

Trong một báo cáo đưa ra ngày 12/6, Ngân hàng đầu tư Thụy Sỹ UBS cũng cho rằng trong hiện nay đồng NDT đang phải đối mặt với thách thức lớn hơn so với khi xảy ra cú sốc tỷ giá năm 2015.

Căng thẳng thương mại leo thang và kinh tế trong nước lao dốc gây ra nhiều mối đe dọa là hai nhân tố thúc đẩy tỷ giá đồng NDT phá mốc 7 NDT đổi 1 USD trong 3 tháng tới. Theo UBS, trong 6-12 tháng tới, đồng NDT sẽ dao động trong khoảng 6,7-6,8 NDT đổi 1 USD.

Nguyên nhân bao gồm khả năng Mỹ-Trung đạt được thỏa thuận thương mại vào cuối năm nay, gây áp lực khiến đồng NDT tăng giá và cán cân thu chi quốc tế của Trung Quốc được cải thiện tác động tới tỷ giá đồng NDT.

Và nỗi lo trật tự tài chính thế giới rối loạn

Nhiều năm nay, việc đồng NDT có phá mốc tâm lý quan trọng 7 NDT đổi 1 USD hay không được giới tài chính ngân hàng bàn thảo khá sôi nổi. Đó là do đồng NDT đã trở thành đồng tiền dự trữ quốc tế, có phạm vi thanh toán ngày càng rộng còn Trung Quốc vươn lên trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, quốc gia nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới, cho nên, sự biến động của tỷ giá đồng NDT có ảnh hưởng rất lớn.

Vấn đề hiện nay, giống như UBS nhận định, nếu cứ cố thủ giữ mốc dưới 7 NDT đổi 1 USD, tính linh hoạt trong chính sách tiền tệ của PBOC sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.

Theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế thuộc Đại học Phúc Đán, ông Trương Quân, dư địa để Trung Quốc nhượng bộ trong chiến tranh thương mại với Mỹ không lớn, khả năng kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng rất cao.

Điều đó có nghĩa áp lực phá giá đồng NDT sẽ tăng lên.

Vấn đề là trong trường hợp tỷ giá đồng NDT phá mốc tâm lý quan trọng bấy lâu, UBS cho rằng tình cảm lo lắng của các nhà đầu tư sẽ tăng lên. Hơn nữa, ảnh hưởng của nó sẽ không chỉ bó gọn trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

Theo Trương Quân, nếu Trung Quốc cho phép đồng NDT phá giá mạnh sẽ dẫn tới tình trạng nhiều nước chạy đua phá giá đồng nội tệ, trực tiếp ảnh hưởng tới đồng USD và hệ thống tiền tệ quốc tế.

Phát biểu hôm 14/6, tại Diễn đàn Lục Gia Chủy, một diễn đàn chuyên về tài chính tiền tệ ở Thượng Hải, ông Chu Tiểu Xuyên, người giữ chức Thống đốc PBOC 16 năm trước khi bàn giao cho ông Dịch Cương, cũng cho rằng các vấn đề nảy sinh từ lĩnh vực thương mại có thể một lần nữa kích hoạt cuộc đua phá giá tiền tệ ở nhiều nước trên thế giới.

Bởi khi xuất hiện các vấn đề đó, do không muốn bị tổn thất, các nước thường phá giá đồng nội tệ. Nếu tất cả đều phá giá tiền tệ, trật tự tài chính toàn thế giới sẽ hỗn loạn và không có ai được lợi cả.

Theo Chu Tiểu Xuyên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại diễn ra trên toàn cầu, việc các nước hoặc khu vực tương ứng áp dụng chính sách tài chính, tiền tệ tích cực, nới lỏng có thể mang lại tác dụng nhất định. Tuy nhiên, vấn đề then chốt nhất vẫn là phải khôi phục niềm tin.

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
8 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
7 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
7 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
7 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
6 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
2 ngày trước
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.
Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
30/04/2025 11:56
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.