Chi thường xuyên lên đến hơn 83% tổng chi ngân sách

04/03/2018 09:44
Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách Nhà nước trong 2 tháng đầu năm đã lên đến 83,1%; trong khi chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 4,2%.

Báo cáo mới công bố của Bộ Tài chính cho thấy, tổng chi ngân sách nhà nước 2 tháng đầu năm đạt 177.675 tỷ đồng, bằng 11,7% dự toán, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, chi thường xuyên (không bao gồm chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế) ước đạt 147.783 tỷ đồng, chiếm 83,1% tổng chi NSNN; chi trả nợ lãi đạt 21.990 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng chi; chi đầu tư phát triển chỉ đạt khoảng 7.487 tỷ đồng, chiếm 4,2%.

Báo cáo cho biết thêm, 2 tháng đầu năm, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 212.765 tỷ đồng, bằng 16,1% dự toán, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Chi thường xuyên lên đến hơn 83% tổng chi ngân sách - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: KT)

Những con số trên cho thấy cơ cấu chi tiêu đang rất đáng lo ngại, khi chi đầu tư phát triển ngày càng nhỏ lại. Trong khi đó, nợ xây dựng cơ bản vẫn đang là vấn đề gây đau đầu.


Biên chế cứ "phình" ra thì không thể cơ cấu lại ngân sách

Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nếu không có giải pháp tái cơ cấu chi tiêu thường xuyên như hiện nay Việt Nam sẽ gặp sức ép rất lớn khi nguồn thu từ thuế sẽ giảm mạnh trong ngắn hạn do thực hiện yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do.

“Trong cơ cấu chi ngân sách, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng rất lớn. Muốn chi thường xuyên giảm xuống có nhiều giải pháp, trong đó có việc tinh giản bộ máy. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chúng ta “thắt” chỗ này thì lại “phình” ra ở chỗ khác”, TS Lê Đăng Doanh cho biết.

Theo ông Doanh, cần phải đi vào các giải pháp sâu hơn và căn cơ hơn, đó chính là phải tập trung tiết kiệm chi. Cùng với đó là phải sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế thì mới giải quyết được vấn đề về tiền lương.

Thực tế cho thấy, nếu biên chế, tổ chức cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên được. Cần có sự phối hợp, chỉ đạo đồng bộ, hiệu quả của các cấp, các ngành thì NSNN mới từng bước được đưa về tình hình lành mạnh.

Do vậy, theo TS Lê Đăng Doanh, muốn mục tiêu này đạt được thì cần có quyết tâm, trong đó, nhấn mạnh việc giảm vai trò quản lý nhà nước ở nhiều ngành, lĩnh vực. Việc này không chỉ để giữ cân đối ngân sách mà còn để thay đổi tư duy, nâng cao hiệu quả chi tiêu.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, bộ máy của chúng ta hiện quá lớn, muốn giảm chi thường xuyên thì không còn cách nào khác là tinh giản biên chế.

“Thực tế hiện nay là vẫn cứ “thắt” được chỗ này thì lại “phình” chỗ kia. Không giảm được bộ máy thì không có cách gì giảm được chi thường xuyên. Một số ngành hiện đang đề xuất giảm biên chế như Bộ Công thương, Bộ Nội Vụ hay như Bộ Giáo dục và Đào tạo với Đề án chuyển đổi biên chế sang hợp đồng... Tuy nhiên, để thực hiện được thì không nhanh và cực kỳ khó khăn. Muốn làm được thì phải thực sự cầu thị, thực sự có quyết tâm”, TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh./.

VEPR: Chi thường xuyên vẫn ở mức cao, tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước VOV.VN -Theo VEPR, trong khi nguồn vốn chi đầu tư công vẫn còn hạn chế, chi thường xuyên vẫn ở mức cao tạo gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.


Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
55 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
12 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
40 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
3 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
6 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
9 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
1 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.