Chỉ trong 1 tháng, vì sao Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập một mặt hàng từ Trung Quốc?

28/02/2024 04:58
Ngay trong tháng đầu năm 2024, Việt Nam mạnh tay chi tới hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng từ Trung Quốc. Nguyên nhân hóa ra rất thực tế.

Mặt hàng này chính là sắt thép. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan , trong tháng 1/2024, Việt Nam đã chi hơn 1,6 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm, tăng 20% so với tháng 12/2023 và tăng 77% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong số đó, chỉ tính riêng lượng sắt thép các loại, Việt Nam đã nhập khẩu gần 1,5 triệu tấn, với trị giá khoảng 1,1 tỷ USD, tăng 151% về lượng và tăng tới 102% về trị giá so với tháng 1/2023. Đây là tháng thứ 7 liên tiếp lượng nhập khẩu sắt thép các loại của nước ta đạt trên 1 triệu tấn, đồng thời là mức cao nhất từ trước đến nay.

Chỉ trong 1 tháng, vì sao Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập một mặt hàng từ Trung Quốc? - Ảnh 1

Trong tháng 1/2024, Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép từ Trung Quốc. Ảnh: TL

Theo Tổng cục Hải quan , Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm từ Trung Quốc. Cụ thể, ngay trong tháng 1/2024, Việt Nam đã chi tới hơn 1 tỷ USD để nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường Trung Quốc , tăng 181 triệu USD, tương ứng tăng 22% so với tháng 12/2023. Con số này gấp 2,4 lần so với cùng kỳ của năm 2023 và chiếm tới 63% trị giá nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm của cả nước.

Tính chung trong cả năm 2023, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam đạt gần 11,13 triệu tấn, với giá trị 8,35 tỷ USD, tăng 32,6% về lượng và tăng 4,5% về giá trị so với năm 2022. Rõ ràng Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu hàng triệu tấn sắt thép. 

Vậy, câu hỏi đặt ra rằng vì sao Việt Nam phải chi tới hơn hàng tỷ USD để nhập khẩu sắt thép từ thị trường Trung Quốc ?

Vì sao sắt thép Trung Quốc hấp dẫn doanh nghiệp Việt?

Chỉ trong 1 tháng, vì sao Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập một mặt hàng từ Trung Quốc? - Ảnh 2

Cơ cấu lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc và các thị trường khác. Biểu đồ: MH

Trong năm 2023, lượng sắt thép của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt 8,2 triệu tấn, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, tăng 63% về lượng và tăng 14% về giá trị so với năm 2022. Con số này cũng chiếm 62% trong tổng lượng và chiếm 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của nước ta.

Theo các chuyên gia, sở dĩ Việt Nam chi hàng tỷ USD để nhập khẩu sắt thép của Trung Quốc là vì mặt hàng này ở quốc gia tỷ dân có giá rẻ hơn nhiều so trong nước và các thị trường khác. Điều này cũng gây ra áp lực lớn lên các doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nước, buộc phải sản xuất cầm chừng.

Hơn nữa, lượng nhập khẩu sắt thép tăng là vì nhiều doanh nghiệp dân dụng ở nước ta hiện nay trữ hàng để chuẩn bị cho sự phục hồi, sự trở lại của những dự án bất động sản.

Bên cạnh đó, theo Plo, ông Đỗ Duy Thái, Tổng giám đốc CTCP Thép Việt, chia sẻ, những dự án đầu tư về hạ tầng giao thông trọng điểm và dự án nhà ở xã hội sẽ tăng, nên dự báo về nhu cầu sắt thép tăng trong năm 2024. Đồng thời do lãi vay ngân hàng đã hạ nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiến hành vay vốn để nhập hàng hóa.

Ngành sắt thép của Việt Nam đã trải qua một năm tương đối khó khăn với thị trường ảm đạm. Thế nhưng, với những tín hiệu tích cực trong các tháng cuối năm 2023, ngành sắt thép Việt Nam có dấu hiệu phục hồi.

Chỉ trong 1 tháng, vì sao Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD để nhập một mặt hàng từ Trung Quốc? - Ảnh 3

Sắt thép nhập siêu từ Trung Quốc quá nhiều đang khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất sắt thép trong nước bị áp lực. Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến sẽ tăng 6,4% lên gần 21,6 triệu tấn. Trong số đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm dự báo tăng 12% lên gần 13 triệu tấn.

Ngành sắt thép của Việt Nam được dự báo là sẽ phục hồi có những tăng trưởng, kéo dài sự phục hồi lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) chỉ ra rằng, nhu cầu về thép toàn cầu đã đạt 1,81 tỷ tấn trong năm 2023 và dự kiến sẽ tăng 1,9% lên mức 1,85 tỷ tấn vào năm 2024. Đáng chú ý là nhu cầu thép của ASEAN được kỳ vọng sẽ tăng 5,2% trong năm 2024. Điều này là tín hiệu tích cực cho Việt Nam. Bởi ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của thế giới, chiếm tới 32% thị phần xuất khẩu; trong khi EU và Mỹ đứng thứ 2 và 3, với lần lượt chiếm 28% và 9%.

Bài viết tham khảo nguồn: Customs, VSA, Worldsteel

Tin mới

Dòng người đi mua sắm xuyên trưa, trung tâm thương mại Hà Nội tấp nập không ngớt
7 giờ trước
Bỏ qua giờ nghỉ trưa quen thuộc, hàng nghìn người đổ về các trung tâm thương mại ở Hà Nội để mua sắm, ăn uống, vui chơi trong những ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Xác minh người bán hàng rong 'chặt chém' khách Tây 500.000 đồng 3 quả dứa
6 giờ trước
Trong một video, nữ du khách bức xúc vì bị người bán hàng rong "chặt chém" 3 quả dứa 500.000 đồng, khi người dân can ngăn, người bán hàng mới chịu trả lại tiền.
Khách ‘chật vật’ tìm phòng, ‘né’ giá vé máy bay tăng cao dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
5 giờ trước
Việc hoán đổi thời gian, chốt lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày ngay sát kỳ nghỉ khiến nhiều người dân thay đổi kế hoạch đi chơi. Không chỉ khách hàng, nhiều công ty du lịch cũng phải chuyển đổi phương án để đáp ứng nhu cầu, cũng như ứng phó với khó khăn trong việc đặt phòng, đặt vé máy bay.
Xe Trung Quốc bán ở Trung Quốc thì rẻ nhưng bán ở nước ngoài thì đắt gấp 2-3 lần, báo Tây chỉ thẳng tên mẫu sắp bán ở Việt Nam
5 giờ trước
Mặc dù BYD có giá bán khá rẻ ở thị trường nước nhà nhưng khi xuất sang các nước quốc tế lại có giá khá cao, thậm chí có thể gấp 3 lần.
Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
4 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp địa ốc phía Nam tiếp tục chạy đua bung hàng
4 giờ trước
Cuối quý I/2024, nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp địa ốc phía Nam có sản phẩm đủ điều kiện mở bán đã sẵn sàng bung hàng. Nhiều hoạt động như khởi công, sự kiện kick-off, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ để đón làn sóng đầu tư.
Luật Nhà ở 2023 sớm có hiệu lực sẽ giải quyết vướng mắc pháp lý nào?
4 giờ trước
Luật Nhà ở 2023 cùng với Luật Đất đai 2024 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sẽ được trình Quốc hội xem xét có hiệu lực sớm từ 1/7/2024. Trong đó, những quy định mới sớm có hiệu lực sẽ giải quyết những vướng mắc về quy định đối tượng đủ điều kiện thuê, mua nhà ở xã hội; vận hành nhà ở chung cư;...
Uỷ ban kiểm tra Trung ương yêu cầu Đắk Nông cung cấp hồ sơ các dự án điện gió
7 giờ trước
UBND tỉnh Đắk Nông đã có chỉ đạo các sở ngành liên quan chuẩn bị hồ sơ, thông tin các dự án điện gió trên địa bàn để cung cấp theo yêu cầu của Uỷ ban kiểm tra Trung ương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phải trở thành nơi đáng để đầu tư, đáng để cống hiến
8 giờ trước
Sáng 28/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành Trung ương đã về dự Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 và xúc tiến đầu tư với chủ đề "Ninh Thuận – Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt".