"Chiến thuật” tăng trưởng mới?

21/07/2021 11:33
Nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ, do vậy chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam cần tính toán để bắt nhịp đà phục hồi hậu COVID-19.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM), mặc dù bối cảnh kinh tế 6 tháng năm 2021 không thuận lợi hơn so với năm 2020 nhưng triển vọng tăng trưởng cả năm 2021 vẫn được duy trì nhờ những thay đổi tích cực trong điều hành. "Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm 2021 có thể tiếp tục hứng chịu những tác động từ những bất định, rủi ro trong nội tại nền kinh tế cũng như thế giới" - ông Dương nói.

Tốc độ tăng GDP đạt 5,64% trong 6 tháng đầu năm 2021, trong đó quý 1/2021 tăng 4,65% và quý 2/2021 tăng 6,61%. Điều này cho thấy, nền kinh tế phục hồi nhanh và cao hơn so với xu thế của khu vực. Dẫu đà phục hồi hiện hữu nhưng việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm ở mức 6,5% vẫn là thách thức rất lớn.

Trong bối cảnh nền kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2021 tiếp tục phải đối mặt với những bất định, rủi ro từ diễn biến phức tạp, khó lường và luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo của dịch Covid-19 với sự xuất hiện của các biến thể, sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá, đà tăng giá của các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, chi phí logistics…, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng tư duy về nâng cao mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh mới cần phải thay đổi.

TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM cho rằng, Việt Nam vẫn gắn chặt với xu hướng của thế giới; trong đó, nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với 3 trắc trở lớn. Một là, tình hình khan hiếm nguồn cung tiếp tục gia tăng, cạnh tranh đầu vào vẫn diễn ra mạnh mẽ, đẩy giá cả hàng hoá leo thang. Hai là, một số quốc gia tạm dừng chính sách nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh lạm phát vọt lên mức đỉnh trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều quốc gia đang theo dõi sát sao diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ba là, năng lực logistics không còn đảm bảo như trước đại dịch Covid-19, chi phí thuê container rỗng tăng chóng mặt trong suốt thời gian qua.

“Những điều trên “ngấm” vào kinh tế Việt Nam làm tăng trưởng đối mặt nhiều thách thức”, ông Thành nhận định.

Chiến thuật” tăng trưởng mới? - Ảnh 1.

Chiến thuật của Việt Nam ở thời điểm này không chỉ là vượt qua những thách thức từ đại dịch Covid-19 mà còn phải bắt nhịp với đà phục hồi của thế giới.

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành lưu ý về sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia trong khu vực và thế giới. Nhiều định chế tài chính lớn vừa qua đã hạ dự báo tăng trưởng ở một số quốc gia khu vực ASEAN do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Trái lại, một số đối tác lớn của Việt Nam như Mỹ, châu Âu… lại đang có triển vọng tăng trưởng tích cực.

Vì vậy, ông Thành nhìn nhận chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam ở thời điểm này không chỉ là vượt qua những thách thức từ đại dịch COVID-19 mà còn phải bắt nhịp với đà phục hồi của thế giới. "Nếu không nhanh, tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm hơn so với các nước trong khu vực và không nắm bắt được cơ hội từ sự phục hồi nhanh chóng của các đối tác lớn”, ông Thành cảnh báo.

Về gói hỗ trợ doanh nghiệp thứ 2 mà Bộ KH&ĐT đang triển khai xây dựng, mặc dù nguồn lực hạn hẹp nhưng Việt Nam còn dư địa tốt để triển khai bởi dự trữ ngoại tệ ở mức cao, thâm hụt ngân sách và nợ công trong tầm kiểm soát. Để tránh chậm trễ trong việc triển khai gói cứu trợ lần này, ông Thành cho rằng “trong bối cảnh mới, cần có những quy chế, quy trình mới để bắt nhịp với bối cảnh mới với nhiều rủi ro bất định, tránh tình trạng “ngại” vi phạm để lỡ cơ hội tăng trưởng”.

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
6 phút trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
2 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
2 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
3 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
3 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Tân Hoàng Minh "tiết lộ" sẽ có sự đổi mới trong chiến lược phát triển
4 giờ trước
Thông tin từ Tập đoàn Tân Hoàng Minh cho biết, tập đoàn sẽ có sự đổi mới trong chiến lược phát triển từ loại hình, phân khúc đến phong cách sản phẩm; triển khai hiệu quả, chuyên nghiệp với giá trị cốt lõi là đột phá, nhân văn và bền vững.
Tháp cao tầng: Biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới
4 giờ trước
Trong lĩnh vực kiến trúc đô thị hiện đại, các tòa tháp cao tầng chính là những điểm nhấn tạo nên những bức tranh hoàn hảo khi trở thành các công trình kiến trúc tiêu biểu trở thành biểu tượng của thành phố, của quốc gia thậm chí của cả khu vực.
Ô tô điện ‘đẹp, dễ lái, thông minh nhất’ của Xiaomi chính thức ra mắt: Giá 720 triệu đồng, nhận 50.000 đơn sau 27 phút
5 giờ trước
Xiaomi SU7 nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của người tiêu dùng Trung Quốc.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
6 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.