Chính phủ Trung Quốc tìm mọi cách gỡ “bom nợ” Evergrande, thị trường bất động sản dự báo phải mất nhiều năm nữa mới khôi phục

23/12/2021 16:14
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính của Evergrande Group Trung Quốc nổ ra, chính phủ Trung Quốc đã dần chủ động hơn.

Sau khi nhà phát triển bất động sản Trung Quốc, Evergrande Group thông báo, họ đã không thể hoàn thành khoản nợ 260 triệu USD của quỹ đầu tư góp vốn tư nhân không công khai, chính thức vỡ nợ và bước vào quá trình tái cơ cấu nợ. Chính phủ đã ngay lập tức cử tổ công tác đến làm việc. Thế giới cho rằng, Chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng chiến lược chủ động và tích cực hơn. Tuy nhiên, đài Phát thanh Truyền hình Anh (BBC) dẫn lời các chuyên gia phân tích rằng, không dễ dàng gì có thể "phá quả bom này" trong một thời gian ngắn, và nó có thể mất từ vài tháng đến vài năm.

Nhiều bằng chứng và sự điều chỉnh chính sách cho thấy, trước khi Evergrande vỡ nợ, Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhận thấy rằng chính sách thắt chặt bất động sản trong một năm qua đã tác động đáng kể đến các doanh nghiệp đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Do đó, khi bước sang Quý 4, một số chính sách cũng liên tiếp được điều chỉnh.

Một trong số đó là điều chỉnh các hạn chế cho vay đối với các các tổ chức tài chính. Kể từ tháng 11 năm nay, một số ngân hàng liên tiếp nhận được thông báo của chính phủ, yêu cầu nới lỏng hồ sơ vay vốn để các công ty bất động sản mở rộng và phát triển, đồng thời đẩy nhanh thủ tục phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu một cách hợp lý.

Các cơ quan quản lý đã nhân sự điều chỉnh này để cho thấy rằng "các khoản vay bất động sản thông thường cần được tiếp tục phát hành, thậm chí khuyến khích thực hiện nhanh chóng kế hoạch đã đề ra từ đầu năm". Tuy nhiên, chính sách không phải dành cho tất cả các nhà phát triển, mà là dành cho các công ty có điều kiện hoạt động tốt và tài sản chất lượng cao.

Về quy định cho vay đối với Tập đoàn Evergrande, yêu cầu các tổ chức tài chính ưu tiên cho vay đối với các dự án cụ thể đang được xây dựng, nhằm đảm bảo các dự án này được hoàn thành và người mua nhà có nhà ở một cách thuận lợi, thực hiện "đảm bảo tài sản" để tránh tranh chấp sau này. Tuy nhiên, những khoản vay như vậy cũng được chính phủ quản lý chặt chẽ và những khoản tiền này không được sử dụng để lấp đầy những khoản nợ khác.

Ngoài việc nới lỏng các hạn chế cho vay, chính phủ cũng khuyến khích các công ty tư nhân thu mua một số dự án đang được xây dựng của một số công ty để giải quyết các vấn đề rủi ro kinh tế.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc, cùng với Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước, gần đây đã tổ chức một cuộc họp cùng với một số công ty liên doanh, công ty bất động sản trong nước và các ngân hàng thương mại lớn. Cuộc họp này không chỉ nhằm khuyến khích các công ty bất động sản lớn thu mua lại một số dự án đang được xây dựng của các công ty gặp nhiều rủi ro, mà còn khuyến khích các tổ chức tài chính cung cấp cho các công ty này những dịch vụ tài chính cần thiết để tiến hành thu mua và cùng nhau giải quyết rủi ro.

Mặc dù không đề cập đến "các công ty có nhiều rủi ro", tuy nhiên mọi người đều cho rằng Chính phủ đang ám chỉ một số nhà phát triển bất động sản yếu kém do Evergrande lãnh đạo.

Bất kể là nới lỏng các hạn chế cho vay hay khuyến khích mua lại, các chính sách và lời kêu gọi đã cho thấy rằng Chính phủ Trung Quốc đã xử lý rủi ro của các doanh nghiệp bất động sản trong Evergrande. Một mặt, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn, doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp nhà nước mua lại các dự án chất lượng cao trong tay các nhà phát triển bất động sản có tính rủi ro và gặp khó khăn trong kinh doanh. Mặc khác còn mong rằng các ngân hàng lớn có thể tích cực cho các doanh nghiệp thu mua lại vay vốn. Đồng thời, yêu cầu các tổ chức tài chính không  được ngừng hoặc tạm ngừng cho vay đối với các công ty kinh doanh bất động sản đang gặp rủi ro, khó khăn trong kinh doanh.

Chính phủ Trung Quốc tìm mọi cách gỡ “bom nợ” Evergrande, thị trường bất động sản dự báo phải mất nhiều năm nữa mới khôi phục - Ảnh 1.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm RRR thêm 2 chỉ số vào ngày 15/12. Thị trường cho rằng, điều này sẽ giúp giảm bớt các khoản vay mua nhà, ổn định các nguyên tắc cơ bản trên thị trường bất động sản, và đây cũng là một trong những cách để Chính phủ giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chính của các công ty bất động sản. Tuy nhiên, các tổ chức đánh giá quốc tế lại không cho rằng như vậy, họ tin rằng việc cắt giảm RRR sẽ không giúp cho một số nhà phát triển bất động sản có đánh giá kém tránh khỏi việc vỡ nợ.

Quay trở lại vấn đề tái cơ cấu nợ của Evergrande, Chen Bo, một nhà kinh tế Trung Quốc, cũng là Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Thương mại Tự do Guangyu, đã phân tích trong một cuộc phỏng vấn với Central News Agency vài ngày trước, rằng tổ công tác tại Evergrande đã đưa ra một tín hiệu quan trọng, tiếp theo, Chính phủ sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn đối với Evergrande, buộc Evergrande phải giải quyết các vấn đề tài chính một cách chủ động hơn. Bao gồm yêu cầu Evergrande cần phải tích cực trong việc thực hiện cam kết tài sản cốt lõi, đông thời yêu cầu Xu Jiayin phải bán tài sản cá nhân để lấp bù khoản tiền còn thiếu.

Trên thực tế, tổ công tác đã không để mọi người phải "chờ lâu". Vào ngày 12/12 vừa qua, tổ công tác đã thông báo cho các chi nhánh của Evergrande tạm dừng xử lý tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của Evergrande. Hành động này được cho là "Tổ công tác chính thức xâm nhập vào thị trường để làm rõ các tài sản và các khoản nợ thực sự của Evergrande, đồng thời chuẩn bị cho việc bán các tài sản tiếp theo."

Theo Chinatimes

Tin mới

Thế 'kiềng 3 chân' ở phân khúc sedan hạng B
5 giờ trước
So với cùng kỳ năm ngoái, Hyundai Accent đang tỏ ra hụt hơi trông thấy trước áp lực từ hai đối thủ là Toyota Vios và Honda City trong cuộc đua doanh số ở phân khúc sedan cỡ B.
'Petrostates' xưa rồi - một quốc gia sắp cho Mỹ, EU 'hít khói' để trở thành 'electrostates' đầu tiên trên toàn cầu
5 giờ trước
Mỹ, EU cũng đang bị quốc gia này bỏ lại phía sau trong hành trình trở thành electrostates.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng sầu riêng
7 giờ trước
Bộ Công an được yêu cầu phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường.
Hãng xây nhà máy ở Bình Dương vừa ra mắt khách Việt 2 xe tay ga: Giá dưới 30 triệu, ăn xăng 1,9L/100km
7 giờ trước
Cả hai mẫu xe tay ga này đều trang bị khóa thông minh điều khiển từ xa.
Loại cá rẻ như khoai, từng đem cho lợn ăn nay thành đặc sản, giá trên 200.000 đồng/kg
7 giờ trước
Cá khoai mềm như cháo, dễ bị nát khi nấu nên trước đây không được ưa chuộng. Nhưng nhờ hương vị đặc biệt, giá trị dinh dưỡng cao và du lịch phát triển, loài cá này ngày càng trở nên đắt giá.

Tin cùng chuyên mục

Honda sẽ sản xuất xe máy điện giá rẻ
15 giờ trước
Honda có kế hoạch đẩy mạnh quá trình điện khí hóa các dòng xe máy, đồng thời điều chỉnh các sản phẩm phù hợp với từng thị trường cụ thể cùng mức giá dễ tiếp cận hơn.
Xe ga siêu hiếm của Honda về đại lý Việt: Thiết kế 'không đụng hàng, trang bị vượt Vision - ăn xăng không tới 2L/100km
1 ngày trước
Chỉ có duy nhất 4 chiếc được bán tại Việt Nam.
Giữ lời hứa ‘giải cứu’ dầu Nga, quốc gia BRICS mua hàng kỷ lục: Nhập khẩu 1,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhu cầu chưa có dấu hiệu suy giảm
1 ngày trước
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới tăng mạnh nhập khẩu những lô hàng giá rẻ của Nga trong tháng 5.
Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện
2 ngày trước
Để đạt được mục tiêu Net Zero - phát thải ròng bằng 0 - trước năm 2050 nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, từ nay đến năm 2030 toàn thị trường Việt Nam cần hơn 7 triệu xe điện, giai đoạn 2031 - 2050 cần 71 triệu chiếc.