Chính sách nào là "đũa thần" giúp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi năng lượng xanh?

01/01/2024 13:00
Chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo là chìa khoá giúp Việt Nam tránh rơi vào bẫy tăng trưởng trung bình, bị kìm kẹp trong tình trạng thiếu hụt năng lượng và phải chi trả phí tổn đối với môi trường. Tuy nhiên, để hiện thực hóa lộ trình này, hàng loạt thách thức đã và đang đặt ra cho Việt Nam.

Từ nay đến năm 2050 , hệ thống năng lượng của Việt Nam sẽ trải qua một quá trình chuyển đổi cơ bản về cơ cấu nguồn, từ chỗ chủ yếu dựa vào nguồn nhiên liệu hóa thạch chuyển sang nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo , sử dụng hiệu quả năng lượng.

Theo đó, trọng tâm chuyển đổi của hệ thống điện Việt Nam (bao gồm điện sạch) sẽ là nguồn năng lượng chính, khai thác tối đa điện từ năng lượng tái tạo . Để hiện thực hóa được chiến lược phát triển năng lượng sạch, thời gian qua, Việt Nam đã ưu tiên đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo , đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo

Việt Nam có tiềm năng lớn nhưng vẫn bị bỏ ngỏ

Theo đánh giá, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng điện gió và điện mặt trời rất lớn, theo số liệu từ tổng sơ đồ điện trong Quy hoạch điện VIII, điện gió của Việt Nam có tổng tiềm năng kỹ thuật hơn 820.000 MW, điện mặt trời, tiềm năng của Việt Nam khoảng 963.000 MW. Trong khi đó, số liệu của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Việt Nam có khoảng 600 GWh điện gió chưa khai thác.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu có giải pháp cụ thể, rõ ràng về phát triển điện tái tạo kết hợp pin lưu trữ, duy trì với thủy điện và chuyển đổi vận hành các nhà máy nhiệt điện sạch (nhiệt điện tích năng, sử dụng amoniac..), Việt Nam hoàn toàn sớm thay thế hoàn toàn điện than trong tương lai.

Tuy nhiên đó chỉ là tiềm năng, tính đến tháng 9/2023, theo Bộ Công Thương tổng công suất điện mặt trời, điện gió trong tổng công suất các nguồn điện của Việt Nam mới chỉ đạt 13,8%. Trong khi đó, các nguồn điện lớn như nhiệt điện, thủy điện lớn, vừa của Việt Nam đã phát triển quy mô cực đại. Nguy cơ thiếu điện miền Bắc các năm 2024, và những năm tiếp theo đã được đưa ra nếu thủy điện vẫn thiếu nước như năm 2023.

Theo Quy hoạch điện VIII đến năm 2030, tổng công suất điện mặt trời, điện gió mới chỉ chiếm 26-27% tổng nguồn điện. Như vậy, từ mức 13,8% cơ cấu điện hiện nay, sau 7 năm nữa điện gió, điện mặt trời chiếm 26-27% tổng nguồn điện con số cực kỳ thách thức.

Đó là chưa nói mục tiêu năm 2050 , cơ cấu điện gió, mặt trời chiếm trên 60% tổng công suất điện sẽ là thách thức lớn, đòi hỏi rất nhiều giải pháp đồng bộ, chiến lược về huy động nguồn lực, mở cửa thị trường... để đưa

Tiềm năng là thế, mục tiêu và chiến lược là vậy, song để hiện thực hóa không hề đơn giản. Nhiều chuyên gia cho rằng để thay đổi căn bản cần ưu tiên thu hút vốn, thậm chí "xé rào" ưu đãi cho nhà đầu tư. Hơn hết, phải luật hóa các cơ chế, chính sách mới bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ ngành lĩnh vực kinh doanh đặc thù, chiến lược.

Về vốn, phát triển điện tái tạo đòi hỏi vốn ban đầu rất lớn, theo Quy hoạch điện VIII được Chính phủ ban hành, giai đoạn 2021 - 2030, ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 119,8 tỷ USD.

Giai đoạn 2031-2050 , ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2 - 523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4 - 511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8 - 38,6 tỷ USD.

Muốn nhanh, muốn mạnh phải có đột phá cơ chế, đặc thù chính sách

PGS, TS Trần Đình Thiên , nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Số vốn lớn cho ngành điện, không ngân sách nào đủ cả, phải huy động nguồn vốn xã hội hoá".

TS Thiên cho rằng, "từ thực tiễn mất điện", phải nghĩ ngay các giải pháp để ngành điện thay đổi toàn diện rồi mới tính đến khả năng thay thế, chuyển đổi sang năng lượng xanh , phát thải 0%. Trước mắt là giá điện cần vận hành theo cơ chế thị trường sẽ giúp ngành điện thu hút nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước.

Ông Thiên cho rằng, nếu ngành điện vẫn giữ cơ chế cũ trong khi thế giới đang khai thác tốt tiềm năng hàng ngày, hàng giờ về điện gió, điện mặt trời và thậm chí chuyển sang dạng năng lượng mới là hydrogen, khiến Việt Nam sẽ không bắt kịp sự phát triển bởi tốc độ tăng trưởng của ngành năng lượng Việt Nam cần phải gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng GDP.

Theo ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh : Cần thống nhất chung giữa các chính sách phát triển điện gió chung giữa trung ương và địa phương. Ngoài ra, không hồi tố chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển…

Ông Sơn cho rằng, sau những bước phát triển thần kỳ về đầu tư năng lượng tái tạo , hiện Việt Nam đang bị chậm lại trong khi các quốc gia xung quanh như Philippines, Thái Lan, Malaysia, Singapore đang đẩy mạnh đầu tư về năng lượng tái tạo thông qua các chính sách và đây cũng là một thách thức rất lớn đối với Chính phủ Việt Nam.

"Yếu tố kiên quyết lúc này chính là chính sách giá đối với điện tái tạo làm sao để kéo vốn tư nhân vào phát điện, truyền tải và xây dựng trung tâm lưu trữ pin lớn cần được nhắc đến", ông Sơn nhấn mạnh.

Ông Lê Mạnh Cường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) nói: Huy động các doanh nghiệp điện gió lớn ngoài khơi lớn vào Việt Nam là rất quan trọng, những dự án tỷ USD, thậm chí hàng chục tỷ USD là những "tay chơi lớn" có tác động lan tỏa và thay đổi cả ngành, Việt Nam không thể thiếu được.

Ông Cường cho rằng, nguồn lực từ gió, mặt trời là vô hạn, nhưng nguồn lực vốn là hữu hạn. "Nếu chúng ta chậm một ngày là chúng ta thiệt một ngày. Một dự án năng lượng ngoài khơi tối thiểu cần 6-8 năm mới vận hành và phát điện được. Nếu mục tiêu năm 2030, Việt Nam muốn có điện gió 6 GW, chúng ta phải bắt đầu vào từng việc từ ngay bây giờ", ông Cường nhấn mạnh.

Theo PGS, TS Phạm Hoàng Lương, chuyên gia năng lượng, Đại học Bách Khoa Hà Nội: Các dự án tỷ USD của điện tái tạo như điện gió ngoài khơi ngoài cung ứng điện cho Việt Nam mà còn cung ứng điện cho các nước khu vực, như Singapore.

"Ta phải đặt ta vào chuỗi tính toán của các nhà đầu tư, của khu vực, bởi tương lai, chúng ta có kết nối năng lượng ASEAN, nếu một doanh nghiệp điện gió lớn của quốc tế đầu tư tại Ấn Độ, Singapore thì sẽ không đầu tư ở Việt Nam nữa và ngược lại. Do đó, cần nhanh chân có chính sách, cơ chế để kéo luồng vốn này vào đầu tư ở Việt Nam, bởi chúng ta có điều kiện lý tưởng, nhưng cái chúng ta thiếu là vốn, công nghệ", GS Lương nhấn mạnh.

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Tổng thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Chính phủ đã có những chính sách rất cụ thể và hiệu quả để hỗ trợ khá cao cho phát triển năng lượng tái tạo . Tuy nhiên, rõ ràng về mặt thực hiện thì còn khá nhiều vấn đề, vướng mắc, khiến một số doanh nghiệp điện tái tạo khó khăn.

Ông Cơ cho rằng: Dịch chuyển năng lượng xanh cần số vốn lớn, Chính phủ có thể xây dựng các trái phiếu và cho vay lại để doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi năng lượng xanh với lãi suất thấp, vốn dài hạn. Ngoài ra, khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm, cơ chế lãi suất để cho doanh nghiệp cân nhắc chọn lựa.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
10 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
10 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
10 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
10 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
11 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.806.239 VNĐ / tấn

17.11 UScents / lb

0.81 %

- 0.14

Cacao

COCOA

227.458.127 VNĐ / tấn

8,749.50 USD / mt

1.55 %

- 137.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

227.813.097 VNĐ / tấn

397.49 UScents / lb

2.30 %

- 9.34

Gạo

RICE

15.312 VNĐ / tấn

12.95 USD / CWT

3.77 %

+ 0.47

Đậu nành

SOYBEANS

9.845.400 VNĐ / tấn

1,030.70 UScents / bu

0.39 %

- 4.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.503.804 VNĐ / tấn

296.75 USD / ust

0.42 %

- 1.25

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
15 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.