Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: “Nhà ở xã hội đang được giao không đúng đối tượng”

04/03/2023 14:50
Theo ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân, có đến 80% người mua nhà ở xã hội sau 2 năm đã không còn ở đó, chỉ còn 20% số người mua ở lại.

“Như vậy, nhà ở xã hội đang được giao cho không đúng đối tượng. Điều này không chỉ làm mất đi ý nghĩa của nhà ở xã hội mà còn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi phát triển phân khúc sản phẩm này”, ông Tuấn khẳng định tại buổi làm việc với lãnh đạo Hiệp hội bất động sản Việt Nam.

Theo ông Tuấn, hiện các chế tài liên quan đến việc mua - bán trục lợi nhà ở xã hội vẫn còn lỏng lẻo. Pháp luật mới chỉ quy định xử phạt đối với người thực hiện hành vi mua bán nhà ở xã hội không đúng đối tượng, không đúng quy định của pháp luật, trong khi đó, vẫn còn rất nhiều lĩnh vực liên quan đến nhà ở xã hội còn chưa được điều chỉnh.

Ngoài ra, việc thực thi pháp luật và sự thiếu đồng bộ về cơ sở dữ liệu, quản lý yếu kém cũng là những nguyên nhân khiến nhà ở xã hội chưa hướng đến đúng đối tượng khách hàng.

Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân cho rằng, các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cần là người điều hành quản lý chung cư đó suốt đời, không thể để việc quản lý thuộc về ban quản trị chung cư như hiện nay, nhằm giúp nhà ở xã hội hướng đến đúng đối tượng.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Dương Long Thành, Chủ tịch Thắng Lợi Group cho hay, việc xác định tiêu chí người mua nhà ở hội cần cụ thể, rõ ràng và chặt chẽ hơn. Nhiều trường hợp lúc đăng ký mua thì thuộc diện theo quy định nhưng khi dự án hoàn thành đến giai đoạn cấp sổ hồng thì người mua lại không nằm trong diện quy định.

Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân: “Nhà ở xã hội đang được giao không đúng đối tượng” - Ảnh 1.

Chia sẻ về vấn đề khó khăn của doanh nghiệp khi làm nhà ở xã hội, ông Trương Anh Tuấn cho rằng, vấn đề khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là quỹ đất. Tại TP.HCM, quỹ đất công không còn nhiều, gây khó khăn lớn cho các đơn vị muốn tham gia vào phân khúc này. Bên cạnh quỹ đất, quy định dành 20% quỹ đất làm nhà ở xã hội trong các dự án hiện nay cũng gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Cùng với đó là vấn đề về dòng vốn hỗ trợ. Từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng kết thúc, thị trường đi xuống, doanh nghiệp này đã gặp khá nhiều khó khăn. Sự khó khăn đó phản ánh qua giá cổ phiếu, doanh thu, lợi nhuận những năm qua của công ty.

Các doanh nghiệp bày tỏ quan điểm, với quỹ đất mà doanh nghiệp đã mua rồi, khi làm dự án nhà ở xã hội, Nhà nước tính toán đưa vào chi phí thực tế của doanh nghiệp, chứ không thể áp dụng theo bảng giá của Nhà nước. Nếu áp dụng theo bảng giá Nhà nước sẽ thiệt thòi và khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp.

Về việc ưu tiên tạo lập quỹ đất, doanh nghiệp mong muốn được chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng và tạo quỹ đất sạch để đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Bên cạnh đó, xét trên phương diện thực tế, đất đai ở nhiều địa phương đang nằm trong tay các doanh nghiệp bất động sản. Vậy cơ chế để giải quyết giá trị mà các nhà đầu tư đã bỏ tiền ra mua đất thương mại và chuyển sang làm nhà ở xã hội cũng cần làm rõ.

TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, để tiếp tục thực hiện chỉ tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội mà Thủ tướng Chính phủ đã giao đến năm 2030, các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết các khó khăn của Chính phủ.

Ông Khôi cho rằng, hiện có nhóm vấn đề lớn trong phát triển nhà ở xã hội là nhóm vấn đề về quy hoạch, kế hoạch, khu vực, vị trí cụ thể của đất đai phát triển nhà ở xã hội; nhóm vấn đề về nguồn vốn; nhóm vấn đề về cơ chế, chính sách; nhóm vấn đề về quy trình, thủ tục hành chính.

Về vấn đề ưu đãi về chính sách, cụ thể về thuế VAT, các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp lên từ 10 - 15% hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hoặc hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, phát triển.

Tin mới

Dược sĩ làm 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả bán cả ở hiệu thuốc, bệnh viện
2 giờ trước
Phạm Ngọc Tiến đã tự tạo ra công thức của các sản phẩm rồi mua nguyên vật liệu trong nước để sản xuất hàng giả các nhãn hiệu nước ngoài.
Mỹ phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối tiếp tục bị thu hồi
2 giờ trước
Theo Cục Quản lý dược, kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body bị yêu cầu thu hồi toàn quốc do ghi nhãn SPF 50 nhưng kiểm nghiệm chỉ đạt SPF 2,4.
Phát hiện kho báu chứa 907 tấn vàng, hơn 18.000 tấn bạc quy mô lớn nhất thế giới
2 giờ trước
Một mỏ kim loại quý trị giá hàng tỷ USD vừa được phát hiện bởi những người thợ mỏ tại Nam Mỹ.
Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
3 giờ trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.
Công an Hà Nội thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
3 giờ trước
Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội triệt phá thành công chuyên án thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.

Tin cùng chuyên mục

'Sao đổi ngôi' trên thị trường gọi xe công nghệ
4 giờ trước
Số liệu thống kê mới nhất của quý I/2025 cho thấy một cuộc đổi ngôi đang âm thầm diễn ra trên thị trường taxi và taxi công nghệ tại Việt Nam, khi cán cân ngày càng nghiêng về nền tảng thuần điện nội địa Xanh SM và tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại của Grab.
“Thương chiến” cửa hàng tiện lợi: 7-Eleven và Ministop bứt phá, GS25 chững lại sau “Bắc tiến” trong khi FamilyMart đóng cửa 20 điểm bán
5 giờ trước
Thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam đang chứng kiến sự phân hóa rõ nét khi 7-Eleven và Ministop tăng tốc, trong khi GS25 và FamilyMart chững lại. Cuộc đua mở rộng đang dịch chuyển khỏi đô thị lớn, mở ra thế trận cạnh tranh mới giữa các ông lớn trong ngành.
Cuộc dịch chuyển âm thầm của ngành logistic trong giai đoạn TMĐT chuyển đổi
6 giờ trước
Trong khi người dùng đang "nghỉ tay" mua sắm sau loạt chiến dịch siêu sale đầu năm thì các doanh nghiệp logistic đang bước vào một cuộc điều chỉnh âm thầm: từ giao hàng đúng giờ đến gia tăng giá trị cảm xúc cho khách hàng. Không còn là câu chuyện về tốc độ, ngành giao nhận đang chuyển mình theo hướng lấy trải nghiệm người dùng làm trung tâm – đặc biệt khi phục vụ nhóm khách hàng chủ lực là người bán online.
BMW X7 giảm giá mạnh tại đại lý, cạnh tranh GLS bằng giá chỉ từ hơn 5 tỷ đồng, riêng tiền khuyến mãi đủ mua một chiếc Ranger
9 giờ trước
Nhiều đại lý giảm giá 550-800 triệu đồng đối với BMW X7.