Chủ tịch FPT Telecom nói 'Tôi cực ghét Customer First mà phải là Customer Centric', vậy nó là gì?

23/08/2021 08:16
Trên thực tế, Customer Centric không phải là khái niệm mới, nhưng có thể sẽ lạ với nhiều người. Vậy nó là gì?

Ông Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch FPT Telecom mới đây chia sẻ rằng: "Tôi cực ghét từ Customer First hay Khách hàng là Thượng Đế".

Thay vào đó, ông đề cập rằng doanh nghiệp của ông coi trọng Customer Centric – lấy khách hàng là trung tâm.

Customer Centric

- Lấy khách hàng làm trung tâm là gì?

Lấy khách hàng làm trung tâm là một chiến lược và văn hóa kinh doanh tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, bằng cách đó xây dựng được lòng trung thành với thương hiệu. Các doanh nghiệp lấy khách hàng là trung tâm tin rằng khách hàng là lý do chính để họ tồn tại và tìm mọi cách để khiến khách hàng hài lòng.

Customer Centric từ lâu đã trở thành từ thông dụng trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính. Các công ty trên thế giới thường cung cấp dịch vụ mua sắm một cửa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho khách. Một số có thể cung cấp dịch vụ cấp cao cho khách hàng cao cấp.

Chủ tịch FPT Telecom nói Tôi cực ghét Customer First mà phải là Customer Centric, vậy nó là gì? - Ảnh 1.

Lý thuyết kinh doanh tổng thể là phục vụ khách hàng hết khả năng dẫn đến lòng trung thành. Khách hàng sẽ chi nhiều tiền hơn cho công ty và ít có xu hướng tìm kiếm công ty khác vì lý do giá cả.

- Lợi ích của nó?

Có nhiều lý do khiến các công ty tiếp cận với Customer Centric, nhưng chủ yếu do khách hàng mới càng ngày càng khó tìm. Trừ khi công ty cung cấp loại hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới, phần lớn khách hàng sẽ so sánh một doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc những sản phẩm có thể thay thế tương đương.

Việc có được khách hàng mới nhìn chung tốn kém, đòi hỏi phải đưa ra các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi. Vì vậy, một doanh nghiệp có thể thu được nhiều tiền hơn bằng cách giữ chân khách hàng họ đang có và bán hàng nhiều hơn.

Một ví dụ cụ thể là Apple thiết kế ra một chiếc điện thoại thông minh, sau đó tạo ra một hệ sinh thái khép kín xung quanh nó để duy trì trải nghiệm người dùng liền mạch và an toàn.

Giữ chân khách hàng bằng dịch vụ cao cấp là chiến lược hàng đầu của các công ty đi theo Customer Centric. Họ cố gắng tạo ra trải nghiệm tốt đến mức khách hàng không thể tưởng tượng được việc nhận sự quan tâm và hỗ trợ tương tự từ bất kỳ công ty nào khác.

Tất nhiên, một công ty chỉ có thể cung cấp một số lượng nhất định sản phẩm – dịch vụ với chất lượng vượt trội. Một số công ty lấy khách hàng làm trung tâm mở ra quá nhiều dịch vụ có thể làm lu mờ đi dịch vụ cốt lõi vốn làm nên thành công của họ ngay từ đầu.

Customer Centric của năm 2021đang diễn ra thế nào?

Cây viết của tạp chí Forbes đã chỉ ra một số xu hướng của Customes Centric đang diễn ra trong năm 2021, bao gồm:

- Tập trung vào cá nhân hóa

Như Tesla tập trung vào việc cá nhân hóa trong toàn bộ trải nghiệm khách hàng, đặc biệt qua hồ sơ tài xế của mình. Những chiếc xe Tesla ghi nhớ sở thích của người lái với vị trí ghế ngồi, vô lăng, gương, hệ thống treo, phanh, radio, thậm chí cả phong cách lái xe. Việc tích hợp liền mạch hồ sơ tài xế vào trải nghiệm Tesla khiến chiếc xe trở thành phần mở rộng của người lái, cho phép người lái lái xe theo cách họ muốn và thoải mái nhất với họ.

Khách hàng hiện đại đã trải nghiệm siêu cá nhân hóa từ các công ty lớn như Spotify, Amazon, Netflix. Giờ đây, mọi công ty lớn nhỏ đều cố gắng tạo cá nhân hóa ở mức cao.

Cá nhân hóa là trọng tâm của Customer Centric. Khi một công ty hoàn toàn tập trung vào khách hàng, công ty đó sẽ muốn mang đến trải nghiệm độc đáo cho mỗi người thay vì các giải pháp chung cho tất cả.

Cá nhân hóa có nhiều hình thức, từ các ứng dụng do AI hỗ trợ đến các đề xuất, sản phẩm được thiết kế riêng cho từng khách hàng.

- Làm cho cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng hơn

Theo Forbes, năm 2021, khách hàng tìm kiếm sự tiện lợi. Họ muốn có thể nhận được thông tin và dịch vụ họ cần theo lịch trình của họ chứ không phải trên lịch trình của các thương hiệu.

Các công ty lấy khách hàng làm trung tâm nhận ra tầm quan trọng của sự tiện lợi và nỗ lực hết mình để làm cuộc sống của khách hàng trở nên dễ dàng hơn, ngay cả khi điều đó khiến họ phải làm việc chăm chỉ hơn.

Một trong những ví dụ là việc liên lạc với tổng đài chăm sóc khách hàng. Customer Centric cung cấp cho khách hàng lựa chọn tự phục vụ trong đó khách hàng có thể trò chuyện với bot bất kỳ lúc nào trong ngày, sau đó nội dung được chuyển cho nhân viên nếu họ cần hỗ trợ thêm.

- Chuyển đổi kỹ thuật số

Để thành công trong kỷ nguyên trao quyền cho khách hàng, các công ty phải trải qua quá trình chuyển đổi kỹ thuật số liên tục để tạo ra các giải pháp cho khách hàng, sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề hàng ngày.

Quá trình chuyển đổi số của GE bao gồm việc tái cấu trúc triệt để công ty nhằm tạo ra một thị trường mới và hợp nhất các đơn vị kinh doanh để báo cáo thông tin kỹ thuật số tới thẳng Giám đốc điều hành (CEO).

Khi được thực hiện tốt, quá trình chuyển đổi số sẽ tạo ra một công ty hoạt động nhanh nhẹn, sử dụng công nghệ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chuyển đổi số không đơn thuần là áp dụng những công nghệ hào nhoáng nhất, mà chuyển đổi số thực sự bắt nguồn từ việc giải quyết các vấn đề của khách hàng và mang lại trải nghiệm chất lượng cao một cách nhất quán.

Chuyển đổi số tập trung vào khách hàng thay đổi tư duy của toàn bộ công ty để giải quyết vấn đề bằng giải pháp kỹ thuật số. Trong thế giới của công nghệ ngày nay, các công ty phải liên tục chuyển đổi để luôn phù hợp.

- Chủ động sử dụng dữ liệu

Chưa bao giờ dữ liệu khách hàng có sẵn nhiều hơn hiện nay. Các công ty lấy khách hàng làm trung tâm sử dụng dữ liệu đó để vẽ nên bức tranh chính xác về khách hàng của họ. Phân tích dự đoán có thể xác định thời điểm khách hàng cần sản phẩm/dịch vụ nhất, hoặc khi nào họ cần thay đổi. Chính tại thời điểm này, các công ty làm tốt nhất bước vào hỗ trợ khách hàng trước khi khách hàng nhận ra là họ cần.

- Đổi mới và xoay vòng

Nếu năm 2020 dạy chúng ta bất cứ điều gì thì đó là tầm quan trọng của sự nhanh nhẹn. Xu hướng và nhu cầu của khách hàng thay đổi với tốc độ nhanh chóng và các công ty lấy khách hàng là trung tâm có thể chuyển đổi để đáp ứng những nhu cầu đó. Các công ty Customer Centric không ngại chấp nhận rủi ro và đổi mới liên tục để mang đến sản phẩm/dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Tin mới

Ông chủ doanh nghiệp thay thế Tân Hoàng Minh là con trai cựu chủ tịch Đỗ Anh Dũng
17 phút trước
Dự án D’.Palais de Louis với vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng đã đổi tên thành Hanoi Signature sau khi xuất hiện chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Ramond Holdings. Được biết, cổ đông lớn của công ty này là con trai ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Bất ngờ với thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, Bùi Quang Anh Vũ đứng đầu
34 phút trước
Quý I/2024 vẫn cho thấy doanh nghiệp bất động sản chưa phục hồi, đối mặt với nhiều khó khăn nên thu nhập của các lãnh đạo doanh nghiệp cũng sụt giảm. Dù vậy, thu nhập hàng tháng của những lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn ở mức cao và đứng đầu hiện nay là ông Bùi Quang Anh Vũ của Phát Đạt.
Cơ sở nào để VPBank nhân đôi lợi nhuận trong 2024?
2 giờ trước
VPBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2024 gấp đôi so với năm 2023, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành và dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết. Vậy đâu là cơ sở cho ngân hàng này đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng như vậy?
Chinh phục công nghệ, Kiến tạo tương lai cùng VPBank Technology Hackathon 2024
3 giờ trước
Ngày 11/5/2024, Lễ khai mạc VPBank Technology Hackathon 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sân chơi công nghệ lớn do VPBank phối hợp cùng đối tác Amazon Web Services (AWS) tổ chức, nơi hội tụ những tài năng trẻ đại diện cho sự sáng tạo trong lĩnh vực CNTT và Khoa học Dữ liệu.
Tiếp tục sụt giảm nguồn cung, thị trường condotel khó phục hồi trong ngắn hạn
3 giờ trước
Theo các chuyên gia, những khó khăn về điều kiện pháp lý, nguồn vốn, niềm tin của nhà đầu tư đã ảnh hưởng đến nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ, khiến phân khúc condotel duy trì trạng thái trầm lắng kéo dài và chưa có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.