Chưa kịp đặt chân đến Hàn Quốc, Amazon đã bị startup 5 tỷ USD này đánh bại thảm hại

04/04/2018 12:12
Chiến lược tập trung vào trải nghiệm khách hàng đã giúp Coupang trở thành kẻ thống trị thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc. Cứ 2 người Hàn Quốc lại có 1 người tải ứng dụng bán hàng của công ty này.

Nhiều người mua hàng qua mạng thường ngại đổ trả những hàng hóa quá nhỏ ví dụ như một đôi dép. Nhưng đối với Coupang, người mua hàng qua ứng dụng này chỉ cần thực hiện một vài lần nhấp chuột, đặt hàng hóa cần đổi trước cửa, không cần hộp hay hóa đơn. Nó sẽ được mang đi trong vài giờ và người mua hàng sẽ được hoàn tiền ngay lập tức.

Kịch bản này không phải là một cái nhìn thoáng qua về tương lai của ngành bán lẻ trực tuyến, mà là thực tế đang diễn ra tại Hàn Quốc - một thị trường đầy cạnh tranh và không ai có lợi nhuận. Giới phân tích ước tính doanh thu của Coupang trong năm 2017 đạt 3 tỷ USD. Doanh nghiệp 8 tuổi này là một trong số ít các startup kỳ lân của Hàn Quốc (startup có vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên) và có tiềm năng cao sẽ phát hành IPO trong năm 2019 và 2020.

Với giá trị vốn hóa hơn 5 tỷ USD và nguồn vốn đầu tư mạo hiểm 1,4 tỷ USD (trong đó SoftBank đóng góp 1 tỷ USD), Coupang là trang web thương mại điện tử phát triển nhanh nhất và được rót vốn mạnh nhất tại Hàn Quốc. Công ty này cho biết một nửa trong số 51 triệu người Hàn Quốc đã tải về ứng dụng mua hàng của Coupang. Đó có thể là lý do tại sao Amazon đang chinh phục thị trường châu Á, vẫn chưa bước chân vào Hàn Quốc.

"Sức mạnh của Amazon đến từ giao hàng nhanh, nhưng tất cả người chơi trên sân thương mại điện tử Hàn Quốc đều có thể thực hiện dịch vụ giao hàng 1 ngày hoặc ngay trong ngày với giá rẻ", Sehwan Choi - sáng lập viên TechforKorea - trang tin chuyên về ngành công nghệ Hàn Quốc nhận định.

Trò chuyện với sáng lập viên kiêm CEO Coupang - Bom Kim, phóng viên thường bắt gặp cụm từ "cuối-đến-cuối". Ông nói điều đó là để "giảm áp lực cho khách hàng". Mục tiêu của Coupang là biến việc mua hàng và đổi trả hàng trở nên dễ dàng hơn. Điều này bao gồm cả giảm thiểu bao bì, vật liệu phụ và thời gian giao nhận hàng.

Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á, có hạ tầng công nghệ cao. Đây cũng là thị trường thương mại điện tử lớn thứ 7 trên thế giới (khoảng 56 tỷ USD) và dự kiến sẽ vượt qua Nhật Bản và Anh để trở thành thị trường lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc trong vòng 5 năm tới. Bởi người dân Hàn Quốc chủ yếu sống tập trung trong khu đô thị, ông Kim nói 99,6% đơn hàng đều có thể giao nhận trong vòng 24 giờ.

Coupang có hạm đội xe tải riêng, hơn 10.000 nhân viên trong đó bao gồm 4.000 nhân viên giao hàng. Mặc dù đây là ngành tập trung vào công nghệ, ông Kim một mực tin tưởng vào sự cá nhân hóa.

"Nếu bạn có con và bạn không muốn chuông cửa đánh thức chúng, người giao hàng của chúng tôi sẽ gõ", CEO Kim nói. "Nếu bạn không ở nhà, chúng tôi sẽ để nó ở nơi bạn thích - phía sau chậu cây hoặc phía sau cầu thang".

Mặc dù thống trị hoạt động thương mại điện tử tại Hàn Quốc, Coupang vẫn đang lỗ do động thái đầu tư mạnh tay vào cơ sở hạ tầng. Số liệu bán hàng năm 2016 cho thấy khoản lỗ hơn 500 triệu USD trên doanh thu 1,7 tỷ USD.

Nhưng ông Kim không quan tâm đến điều này. "Chúng tôi đang đầu tư vào trải nghiệm khách hàng. Đó là cái nhìn rất dài hạn", ông Kim nói.

Chiến lược tập trung vào trải nghiệm khách hàng đã giúp Coupang trở thành kẻ thống trị thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc. Cứ 2 người Hàn Quốc lại có 1 người tải ứng dụng bán hàng của Coupang. Công ty này cũng thường xuyên được bình chọn là hãng bán lẻ tốt nhất Hàn Quốc trong thế kỷ 20 theo khảo sát được thực hiện bởi Daehak Naeil.

Eric J. Kim - đối tác quản lý của quỹ Goodwater Capital là một nhà đầu tư sớm của Coupang. Ông nói nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay là điều kiện hoàn hảo cho các công ty như Coupang. "Hàn Quốc là thị trường tuyệt vời bởi tốc độ tăng trưởng GDP mạnh mẽ, quy mô lớn và điều kiện cơ sở hạ tầng tốt". Ông Eric Kim nhìn nhận chiến lược tập trung vào khách hàng của Bom Kim là một tài sản thiết yếu để giữ vững vị trí số 1 trong thị trường này.

Tin mới

ADAS bùng nổ thành tiêu chuẩn mới tại Việt Nam: Từ xe phổ thông hơn 500 triệu đến xe sang, siêu sang chạy đua công nghệ an toàn
10 giờ trước
Từng là gói công nghệ thường xuất hiện trên các dòng xe tiền tỷ phổ biến, ADAS giờ đây đã được phổ cập tới nhiều phân khúc xe giá rẻ hơn. Thậm chí, các dòng xe sang trước đây không có ADAS nay cũng chạy đua công nghệ.
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả
11 giờ trước
Light Phone 3 có vẻ ngoài cao cấp, có một chút giống Blackberry, một chút cảm giác giống iPhone.
"Át chủ bài" 125cc của Honda được nâng cấp: Trang bị ăn đứt SH Mode - đẹp, rẻ lại siêu tiết kiệm xăng
11 giờ trước
Mẫu xe này được trang bị công nghệ tiên tiến và tính năng thân thiện với người dùng.
Chiếc điện thoại gập đầu tiên trên thế giới cẩn đá năng lượng phong thuỷ vừa về Việt Nam
11 giờ trước
Đại gia Việt Nam nào sẽ sở hữu chiếc điện thoại nắp gập độc đáo này?
Chiếc iPhone từng khiến thị trường bùng nổ nay giảm kỷ lục hơn 12 triệu đồng
12 giờ trước
Chiếc iPhone này đang bước vào đợt giảm giá lớn nhất kể từ đầu năm.

Tin cùng chuyên mục

Nguồn cung ô tô quá dư thừa
1 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.
Cryoviva Vietnam đạt chứng nhận AABB, tiêu chuẩn lưu trữ toàn cầu
1 ngày trước
Cryoviva Việt Nam đã vinh dự đón tiếp lãnh đạo cấp cao đến từ Cryoviva Thailand nhân dịp chính thức đạt chứng nhận AABB - Tiêu chuẩn quốc tế cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng lưu trữ tế bào gốc.
Một vé trúng Jackpot 2 gần 33 tỷ đồng, giải độc đắc 300 tỷ chưa ai 'rinh'
1 ngày trước
Tối 5/7, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) - Bộ Tài chính phát đi thông báo giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/55 đã có người trúng.
Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
2 ngày trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.