Chuyện chưa kể về Pizza 4P's: Được Seedcom đầu tư chỉ vì chủ tịch thích, thời gian đầu nhân viên thường nghỉ việc chỉ sau vài tháng

18/05/2019 09:58
Theo nhận xét của đại diện Seedcom và những người có thời gian dài làm việc tại Pizza 4P's, công ty không có hệ thống và quy trình đủ tốt. Nhân sự vào làm tại đây cũng thường nghỉ việc chỉ sau vài tháng.

Theo thông tin từ Mekong Capital, quỹ Mekong Enterprise Fund III đã hoàn tất khoản đầu tư vào Pizza 4P's thông qua việc mua kết hợp cổ phần sơ cấp và thứ cấp.

Pizza 4P's là chuỗi cửa hàng pizza của 2 người Nhật bản Yosuke Masuko và vợ là Sanae Masuko. Cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam được mở vào năm 2011 và sau đó Pizza 4P's được Seedcom rót vốn. Và mới đây, nhiều thông tin thú vị về Pizza 4P's đã được tiết lộ.

Đầu tư chỉ đơn giản vì... chủ tịch thích

Theo một đại diện của Seedcom, Pizza 4P's không phải là khoản đầu tư trọng yếu của quỹ này, mà họ chú trọng hơn vào The Coffee House, Juno hay Cầu Đất Farm. Tuy nhiên, ông Đinh Anh Huân, người sáng lập Seedcom đã quyết định đầu tư vào Pizza 4P's, chỉ đơn giản vì ông thích mô hình này. Vì vậy, Seedcom không hề thực hiện một định giá chi tiết nào đối với Pizza 4P's.

Chuyện chưa kể về Pizza 4Ps: Được Seedcom đầu tư chỉ vì chủ tịch thích, thời gian đầu nhân viên thường nghỉ việc chỉ sau vài tháng - Ảnh 1.

Ông Đinh Anh Huân, người sáng lập Seedcom

Trong những ngày đầu hợp tác, Seedcom và ông Masuko, CEO của Pizza 4P's gặp nhiều khó khăn vì rào cản văn hóa. Tuy nhiên sau đó, 2 bên dần hiểu nhau hơn và mối quan hệ dần trở nên tốt đẹp. Mỗi khi có một vấn đề quan trọng cần trao đổi, đôi bên đều ngồi lại với nhau tìm cách giải quyết, đặc biệt là các vấn đề về chiến lược phát triển. Tuy nhiên, việc họp mặt cũng không thường xuyên, mỗi năm khoảng 2 lần.

Seedcom không bao giờ phản đối bất kỳ quyết định nào của Pizza 4P's. Thay vào đó, Seedcom chỉ đưa ra lời khuyên và hỗ trợ công ty đưa ra các quyết định cần thiết. Chính Seedcom đã tư vấn cho Pizza 4P's không làm quá nhiều việc cùng 1 lúc và Pizza 4P's đã đồng ý chưa mở mô hình mới trong năm 2018.

Liên quan đến việc mở rộng sang thị trường Ấn Độ, Seedcom cho rằng việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhưng cũng không loại trừ khả năng sẽ thành công. Vì vậy, phía Seedcom không đưa ra bình luận gì cho đến khi có thông tin về thị trường Ấn Độ.

Seedcom chủ yếu hỗ trợ Pizza 4P's về hệ thống công nghệ thông tin: Đưa ra lời khuyên và cung cấp một số phần mềm. Đôi lúc, Seedcom còn hỗ trợ về việc chọn lựa địa điểm kinh doanh và thương lượng với các chủ nhà.

Đại diện của Seedcom đề cao tính chính trực của dàn lãnh đạo Pizza 4P's và đôi lúc điều này vượt quá mức cần thiết. Chẳng hạn như Pizza 4P's không chỉ hỏi về các quyết định trọng yếu mà còn hỏi về những thứ không thực sự quan trọng, chẳng hạn như việc mua các thiết bị máy tính chỉ đáng giá vài trăm nghìn đồng.

Theo đánh giá của đại diện Seedcom, nhược điểm của lãnh đạo Pizza 4P's là quá chậm trong việc đưa ra các quyết định và thực hiện các hành động. Seedcom đã tư vấn ông Masuko nhiều lần về việc phát triển hệ thống và quy trình nội bộ, nhưng điều này vẫn chưa được cải thiện. Seedcom cho rằng các quản lý người Việt Nam sẽ không thể trụ nổi quá 1 năm trước hệ thống này. Tuy nhiên, nếu vượt qua được điều đó, Pizza 4P's có thể sẽ tiến rất xa và Seedcom cho rằng Mekong Capital sẽ có những hỗ trợ cần thiết.

Chuyện chưa kể về Pizza 4Ps: Được Seedcom đầu tư chỉ vì chủ tịch thích, thời gian đầu nhân viên thường nghỉ việc chỉ sau vài tháng - Ảnh 2.

2 vợ chồng Yosuke Masuko và Sanae Masuko, những người sáng lập Pizza 4P's

Người làm pizza giỏi không đồng nghĩa với nhà lãnh đạo tài ba

Theo chia sẻ của một cựu giám đốc chuỗi cung ứng của Pizza 4P's, chị từng có kinh nghiệm làm việc ở Metro và Vinmart, sau đó được mời về làm việc tại Pizza 4P's và nhận lời vì muốn thử sức ở một công ty nhỏ hơn và giúp công ty xây dựng hệ thống.

Tuy nhiên, chị đã quyết định nghỉ việc vì một vài lý do cá nhân, nhưng chủ yếu là do cảm thấy những đóng góp cho công ty không được công nhận một cách xứng đáng. "Masuko và Sanae đưa ra quyết định chủ yếu dựa vào cảm tính, thay vì dựa trên số liệu hoặc dẫn chứng thực tế. Họ quan tâm quá nhiều vào việc làm thế nào để không làm thất vọng mọi người, kể cả các nhà cung cấp."

Bên cạnh đó, các lãnh đạo của Pizza 4P's được đánh giá là người giỏi làm ra món ăn ngon, chứ không phải là người giỏi tư duy logic. Bên cạnh đó, Masuko là người Nhật nên có xu hướng tin người Nhật hơn so với người Việt Nam. Nhân viên của Pizza 4P's có thể chia ra làm 2 nhóm, một nhóm Nhật Bản và một nhóm Việt Nam. Nhóm nhân viên Nhật Bản có thế mạnh là làm việc chăm chỉ, trung thực nhưng không mạnh về kỹ năng quản lý và không nhìn xa trông rộng, cũng không có kế hoạch dài hạn. Trong khi đó, nhân viên Việt Nam thông minh, có năng lực nhưng lại không đáng tin cậy.

Tương tự, một cựu nhân viên làm việc trong mảng chuỗi cung ứng của Pizza 4P's cũng tỏ ra quan ngại về chuyện nhân sự của công ty. "Tôi làm việc cho Pizza 4P's ngay sau khi tốt nghiệp và có thể coi là một trong những người gắn bó nhất khi trụ lại ở đây tới 2 năm, trong khi những người khác thường nghỉ việc chỉ sau vài tháng, thậm chí nhiều người còn không qua được giai đoạn thử việc."

Người này cho biết, mọi người có nhiều lý do khác nhau khi rời đi, nhưng chủ yếu là do họ thấy không hài lòng vì công ty không hề có hệ thống, kể cả hệ thống IT hay quy trình và các hướng dẫn. Đồng thời, họ còn phải làm việc trong một môi trường văn phòng khá tệ trong một thời gian dài. Dự án về một văn phòng mới được khởi động từ năm 2015, nhưng mãi không hoàn thành và khiến người này cảm giác công ty chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền và các nhà hàng, chứ không quan tâm đến nhân viên văn phòng.

"Tôi nghỉ việc vì thu nhập không tương xứng với những gì tôi làm cho công ty. Công ty phát triển rất nhanh và tôi phải chịu trách nhiệm quá nhiều công việc mà không có sự hỗ trợ nào từ đồng nghiệp hay hệ thống. Không có vị giám đốc chuỗi cung ứng nào tại vị được quá 6 tháng và tôi phải xử lý tất cả qua Excel, vốn rất tốt thời gian. Trên hết, tôi cảm thấy không hài lòng về những người lãnh đạo Nhật Bản. Họ rất giỏi làm pizza, nhưng kỹ năng quản lý lại quá kém cỏi", người này chia sẻ.

Tin mới

Trung Quốc mua hàng triệu tấn 'vàng trắng' để theo đuổi giấc mơ xe điện, nhưng lại giảm nhập từ Việt Nam
7 giờ trước
Trung Quốc là thị trường chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu của cao su của Việt Nam nhưng đang có xu hướng giảm nhập khẩu từ ta.
Attrage rẻ nhất hơn 340 triệu đồng, Xforce bản ‘cận trung’ tiệm cận giá tiêu chuẩn và nhiều xe Mitsubishi khác có khuyến mãi tháng 5 này
8 giờ trước
4 mẫu xe có doanh số tốt nhất của Mitsubishi đều có khuyến mãi. Có mẫu được bán song song cả xe sản xuất từ năm ngoái với mức hỗ trợ giá khác biệt.
Đua quyết liệt trên thị trường xe máy điện, hãng xe Việt bỏ xa loạt ông lớn
8 giờ trước
Thị trường xe máy điện Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự gia nhập và cạnh tranh quyết liệu của loạt thương hiệu lớn nhỏ.
Cảnh báo của công an về ưu đãi “phòng 5 sao giá 500.000 đồng/đêm”
9 giờ trước
Công an Đà Nẵng hướng dẫn người dân, du khách cách kiểm tra tính xác thực của các khách sạn để tránh chiêu lừa đặt phòng trong dịp cao điểm du lịch.
Ông Trump muốn áp thuế ngay lập tức phim sản xuất bên ngoài nước Mỹ để 'cứu Hollywood khỏi cái chết rất nhanh'
9 giờ trước
Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch áp thuế 100% đối với các bộ phim được sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.