Chuyện con robot của FPT

08/04/2018 09:38
Sau 5 năm từ lần ra mắt đầu tiên, FPT đưa robot NAO tái xuất trước mặt cổ đông, đồng thời đưa ra chiến lược: Chuyển đổi số, xây dựng nền tảng công nghệ 4.0.

Đón chào cổ đông của CTCP FPT tại Đại hội cổ đông thường niên 2018 là một chú robot mang tên NAO. NAO có thể nhảy múa, nói vài câu và làm các động tác sinh động tương tác với con người.

NAO không phải là gương mặt lạ. Từ ĐHCĐ thường niên 2013, ông Trương Gia Bình đã rất tự hào đem NAO ra khoe, minh chứng cho sản phẩm phần mềm mà FPT viết để "thổi hồn" cho chú robot được mua với giá 15.000 USD từ Nhật Bản. Trước mặt đông đảo cổ đông của FPT, NAO hát và biểu diễn điệu nhảy Gangnam Style.

Con robot của FPT - Ảnh 1.

Trong những năm qua, FPT luôn bị tranh cãi về việc có "chuẩn" là công ty công nghệ hay không, khi mà bán lẻ và phân phối mới là mảng đem lại doanh thu lớn nhất. Nhưng năm nay, FPT đã thoái vốn khỏi các lĩnh vực này, tự tin là một công ty công nghệ đích thực. NAO tái xuất với cổ đông sau 5 năm cùng với chiến lược mà công ty này đề ra trong năm nay: Tiên phong chuyển đổi số, xây dựng nền tảng công nghệ 4.0.

Công nghệ ô tô và trí tuệ nhân tạo – câu chuyện của FPT

Dù muốn hay không, trong thời đại ngày nay, chúng ta sẽ không thể không biết đến Facebook, Uber, Airnb…, không thể không say mê những thiết bị thực tế ảo và có thể bắt gặp những con chatbot tự động hỗ trợ người dùng ở bất kỳ nền tảng nào. Đó là một trong những hình thái phổ biến nhất của thời đại công nghệ số.

Chuyển đổi số là gì? Báo cáo thường niên của FPT nêu, 10 xu hướng chuyển đổi số bao gồm: Trí tuệ nhân tạo - Ứng dụng thông minh dựa vào phân tích hành vi người dùng – Thiết bị thông minh – Song sinh kỹ thuật số - Điện toán đám mây tới điện toán ranh giới – Các nền tảng hội thoại – Trải nghiệm nhập vai – Blockchain – Mô hình lập trình sự kiện – Kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn an ninh mạng.

Con robot của FPT - Ảnh 2.

"Cuộc cách mạng số đang phát triển như vũ bão với quy mô chưa từng có" - Ông Trương Gia Bình nói – "Thế giới thực sinh ra thế giới ảo và ngược lại, thế giới ảo trở thành thế giới thực. Con người chế tạo ra robot và một ngày không xa, robot sẽ tự chế ra robot để thay thế con người cả về cơ lực và trí lực. Cuộc sống sẽ hoàn toàn thay đổi".

Như thế, một trật tự mới sẽ được thiết lập và đặt ra những thách thức cho các định chế cũ. FPT sẽ làm gì trong cuộc cách mạng đó?

3 câu chuyện về ngành ô tô, sản xuất thông minh (Smart Factory) và trí tuệ nhân tạo (AI) mà ông Trương Gia Bình nhắc đến tại buổi đại hội là các hướng đi mà tập đoàn này xác định.

Theo ông Bình, thị trường công nghệ ô tô có thể đạt quy mô 6,7 nghìn tỷ USD doanh số vào năm 2030 và 90% tập trung tại phần mềm, hứa hẹn là động lực tăng trưởng trong tương lai của FPT.

Bắt đầu cung cấp dịch vụ liên quan đến công nghệ ô tô từ năm 2015, sau 3 năm phát triển, doanh thu mảng công nghệ này đạt 1.045 tỷ đồng – tăng 32% so với năm 2016. Hiện nay FPT đang triển khai khoảng 150 dự án liên đến công nghệ ô tô cho 20 khách hàng tại Nhật bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ. Trong năm 2017, FPT trở thành đối tác phát triển đầu tiên tại Việt Nam của Autosar – tổ chức của các công ty chuyên nghiệp về phần mềm và giải pháp ô tô cho thế giới.

Cũng năm này, FPT tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) và cho ra mắt một số Chatbot để đưa vào ứng dụng trong thực tế như trợ lý ảo hỗ trợ các ứng dụng trong ngành y tế cho một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe tại Mỹ; Trợ lý ảo tự động hỗ trợ khách hàng qua email và chat cho một trong những công ty viễn thông hàng đầu Singapore…

Một số kết quả nghiên cứu công nghệ AI đã được ứng dụng vào phát triển công nghệ xe tự hành. Vào tháng 10/2017, FPT thử nghiệm thành công công nghệ xe tự hành trên phiên bản ô tô thương mại 4 chỗ. Tuy nhiên, ông Bình nhấn mạnh công ty này chỉ tập trung làm phần mềm chứ không làm ô tô như Tesla.

Không phải FPT, liệu có thể là ai?

Năm 2017 là một năm thành công của FPT trong lĩnh vực công nghệ. Số liệu từ công ty cho biết, lượng khách hàng trong danh sách Fortune 500 tăng trưởng đột biến lên 64 khách hàng giúp FPT có những hợp đồng kỷ lục hàng chục triệu USD và số lượng khách hàng có doanh số trên 10 triệu USD tăng gấp 2 lần.

Ông Trương Gia Bình nói: "Trong 30 năm qua, FPT đã luôn tiên phong. Chúng tôi đã đi khi còn chưa có con đường. Năm nay, FPT sẽ tiếp tục tiên phong trong cuộc chuyển đổi số".

Cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam rất lớn. Theo một cuộc khảo sát của Gartner, các tổ chức hoạt động thành công nhất trong khu vực tư nhân và khu vực công đã chi lần lượt 33% và 21% ngân sách công nghệ thông tin (CNTT) năm 2017 vào đầu tư chuyển đổi số. Trong năm 2018, các tổ chức này dự kiến tăng mức chi lên 43% ngân sách CNTT cho số hóa và các tổ chức công tăng lên mức 28%.

Trong 3 năm trở lại đây, thị trường dịch vụ phần mềm có xu hướng dịch chuyển từ khu vực Trung Quốc, Ấn Độ sang các nước ASEAN, góp phần giúp thị trường xuất khẩu phần mềm và các dịch vụ CNTT Việt Nam tăng trưởng 15-25%/năm.

Đó là thời cơ thuận lợi cho ngành dịch vụ xuất khẩu phần mềm của Việt Nam nói chung và FPT nói riêng. Và thực tế năm qua, doanh thu xuất khẩu phần mềm của FPT tăng trưởng 2 chữ số. Riêng thị trường Nhật Bản ghi nhận doanh thu năm 2017 đạt 3.599 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với năm trước, chiếm 50% tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài.

Con robot của FPT - Ảnh 3.

Trở lại với NAO, chú robot trong những năm qua được dùng làm "dụng cụ" để sinh viên của FPT học lập trình và đã được "nâng cấp" lên với tên gọi SmartOshin. Từ sự bắt đầu với NAO, FPT đã lập trình cho nhiều robot với các tính năng khác nhau và đem ứng dụng vào thực tế.

Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và các doanh nghiệp dần trở thành doanh nghiệp số với tốc độ ngày càng nhanh. Thực sự, trong xu thế đó, người tiên phong - nếu không phải là Tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam – thì có thể là ai khác?

Tin mới

iPhone 16 Pro Max có nâng cấp mới mà người dùng Việt cực kỳ quan tâm
3 giờ trước
Thời lượng pin trên iPhone 16 Pro Max có thể sẽ được nâng cấp mạnh. Đây vốn là một yếu tố được người dùng Việt quan tâm ở bất kỳ thế hệ iPhone mới nào.
Chuyên gia khuyến nghị: Người dùng iPhone nên làm điều này để máy chạy mượt hơn!
2 giờ trước
Đây là một trong những nguyên khiến iPhone hao phí công suất, hoạt động không mượt mà.
Những ai muốn chơi xe sang cũ coi chừng sụp hố: Tiền sửa quá cả tiền xe, được 1 nhưng phải bỏ ra 2
29 phút trước
Những chiếc xe sang cũ tưởng là món hời, nhưng cũng có thể là "hố tiền khổng lồ".
Toyota Hilux điện sản xuất từ năm sau: Mới có bản cabin đơn, dự kiến sẽ sớm đến Việt Nam
41 phút trước
Toyota xác nhận phiên bản thuần điện của Hilux sẽ bắt đầu được lắp ráp từ cuối 2025 tại Thái Lan rồi xuất khẩu sang các nước khác.
Thị trường vàng vẫn chờ Nghị định 24 sửa đổi
7 phút trước
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần khẩn trương sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP nhằm tăng nguồn cung thị trường vàng đồng thời kiến nghị xóa bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.